13 vụ án - Chương 03

13 vụ án - Chương 03

Kho vàng dưới đáy biển

Ngày đăng
Tổng cộng 13 hồi
Đánh giá 9.8/10 với 24335 lượt xem

Không hiểu câu chuyện tôi sắp kể ra đây có được gọi là chuyện lạ hay không”. Raymond West mở lời. “Bởi vì ta không thể đưa ra lời giải đáp. Có nhiều tình tiết ly kỳ nên tôi muốn đặt vấn đề với các bạn. Tôi nghĩ giữa chúng ta cũng nên tìm và đưa ra một kết luận cho nó hợp logic”.
“Câu chuyện xảy ra cách nay đã hai năm, lúc đó tôi đi lễ Hạ trần tại nhà một ông bạn là John Newman ở miền Cornwall”.
“Cornwall?” Joyce Lemprière hỏi gắt.
“Ờ, mà sao kia?”
“Chả sao. Chuyện lạ. Tôi biết một câu chuyện xảy ra cũng ở Cornwall, một làng đánh cá thưa thớt ở Rathole. Chắc câu chuyện của anh không phải là chuyện mà tôi biết”.
“Không. Chuyện tôi kể xảy ra ở làng Polperran, một nơi ở miền duyên hải phía Tây Corwall, vùng đất khô cằn hoang vu. Tôi được giới thiệu trước đó mấy tuần một ông bạn rất là vui tính. Một nhân vật thông minh sống tự lập, trí tưởng tượng phong phú. Để thỏa mãn thú vui chơi, ông ta thuê nguyên ngôi nhà Pol. Ông bạn tôi am hiểu lịch sử thời Elizabeth - say sưa kể lại bằng một thứ ngôn ngữ sống động - cuộc thất bại thảm hại của đội tàu Armada Tây Ban Nha. Ông kể hay tới mức người nghe nhầm tưởng như ông tận mắt chứng kiến sự kiện lịch sử thời đó. Phải chăng có cuộc đầu thai qua kiếp sau... Tôi băn khoăn”.
“Cháu thật là một người hay mơ mộng đó, Raymond”. Bà Marple nói, mắt nhìn anh ta một cách trìu mến.
“Trời sinh ra tôi tính hay mơ mộng”, Raymond West nói tiếp, nét mặt buồn buồn, “còn ông bạn Newman mơ mộng hơn thế nữa, anh ta muốn nhắc tôi nhớ đây là một cách để ôn lại quá khứ. Trong đội thuyền Armada có một chiếc chở theo kho báu vàng từ vùng biển Caribê trở về. Trong một cuộc giao chiến, tàu bị đánh đắm ngoài khơi bờ biển Cornwall, chung quanh là vùng đá dựng đứng hiểm trở, Serpent Rocks. Năm sau, theo lời kể của Newman, nhiều chuyến tàu thám hiểm dò tìm trục vớt con tàu lên để thu hồi lại kho báu. Những câu chuyện đại loại như vừa kể không phải là hiếm, chuyến tàu chở kho báu được thêu dệt như những huyền thoại ngoài sức tưởng tượng. Newman đứng ra mua lại một công ty bị phá sản với giá rẻ mạt. Đời gã lên hương. Gã cũng lập ra một đội tàu đi tìm kho báu. Cuộc tìm kiếm hoàn toàn nhờ vô máy móc khoa học. Khối vàng còn nguyên dó, trước sau rồi sẽ có ngày được trục vớt lên”.
“Một người giàu có như Newman phút chốc được phất lên, xét cho cùng món tài sản nếu được tìm thấy chẳng đáng là bao so với công sức của gã. Tôi cảm thấy khâm phục tấm lòng nhiệt thành của gã. Tôi đã được nhìn những con thuyền Tây Ban Nha ra khơi, trong cơn giông bão sóng xô đẩy vô ghềnh đá, vỡ tan. Chỉ một cái tên đội thuyền nghe thơ mộng làm sao. Nghe nhắc tới chuyện ‘Kho báu Tây Ban Nha’, cả trẻ con và người lớn đều say mê. Để tăng thêm phần ly kỳ, khi nào viết một cốt truyện có vài chương nói đến cảnh thời thế kỷ 16, tôi mong sẽ được ghi nhận thêm chi tiết để cho cốt truyện đậm đà bản sắc địa phương”.
“Sáng sớm ngày thứ Sáu đó tôi rời Paddington với tinh thần phấn chấn, mong chờ vô chuyến đi. Trên chuyến xe chỉ có mỗi mình tôi với một người đàn ông lạ mặt ngồi đối diện. Người ông cao lớn, tướng nhà binh, và nếu tôi không nhầm thì dường như đã được nhìn thấy ông trước đó. Tôi ngồi cố nghĩ cho ra, một hồi lâu tôi sực nhớ ra. Ông là thanh tra mật thám Badgworth, tôi được gặp ông trong một lần truy tìm hồ sơ vụ án Everson mất tích”.
“Thế rồi tôi và ông cùng vui vẻ trò chuyện rôm rả. Nghe kể chuyến đi của tôi tới Polperran ông ngỡ ngàng, sao mà trùng hợp ngẫu nhiên lạ lùng, bởi ông cũng đi về hướng đó. Tôi không thắc mắc, tránh không nhắc lại vì sao ông cùng đi ra tới đó. Tôi mới kể ông nghe vì sao tôi thích được nhìn ngắm phong cảnh ngoài đó, nhắc lại câu chuyện chiếc thuyền Tây Ban Nha bị đánh đắm. Tôi hết sức kinh ngạc, không hiểu vì sao ông thông thạo mọi thứ. ‘Đấy là con thuyền Juan Fernandezi!’ Ông kể. ‘Bạn của anh không phải là người đầu tiên muốn đem tiền ra để đổi lấy món tài sản vớt lên dưới đáy biển’. Nghe qua tưởng đâu chuyện mơ mộng viển vông”.
“Hay có thể nói là một câu chuyện huyễn hoặc”. Tôi nói “Làm gì có chuyện đắm thuyền ngoài đó”.
“Câu chuyện chiếc thuyền bị đắm đã quá đủ rồi”. Ông thanh tra nói “Nhưng lại kéo theo nhiều chiếc thuyền khác. Rồi anh sẽ kinh ngạc khi biết được còn biết bao nhiêu chiến thuyền bị đắm quanh vùng biển, cho nên tôi muốn trở lại ngoài đó xem sao. Cách nay sáu tháng một chiến thuyền mang tên Otranto cũng bị đắm”.
“Tôi nhớ đã nghe qua vụ đó”. Tôi nói “Không có thiệt hại về người thì phải”.
“Không có ai bị thiệt mạng”, viên thanh tra nói, “nhưng thiệt hại về mặt khác. Việc này ít ai được biết, trên chiến thuyền Otranto chở đầy vàng thoi”.
“Vậy sao?” Tôi lấy làm lạ hỏi.
“Và tất nhiên, công cuộc dò tìm của các thợ lặn đã trục vớt con thuyền là có thật, nhưng mà... toàn bộ số vàng đã biến mất, ông West ạ”.
“Biến mất!” Tôi kêu lên, trố mắt kinh ngạc. “Làm sao mất hết được?”
“Đấy mới là chuyện đáng ngờ”, thanh tra đáp. “Thuyền đụng nhằm tảng đá ngầm, khoét sâu một lỗ dưới khoan thuyền bọc thép, chỗ chứa vàng. Từ nơi này thợ lặn dễ nhìn thấy nhưng bên trong trống rỗng. Câu hỏi đặt ra có phải toàn bộ số vàng bị lấy đi trước hay là sau lúc chiếc thuyền bị đắm? Toàn bộ số vàng có thật được cất giấu dưới khoang thuyền?”
“Một chuyện thật lạ lùng”. Tôi nói.
“Lạ hơn nữa nếu anh đã biết thế nào là vàng thoi không như một sợi dây chuyền nạm kim cương dễ cho vô túi. Nghĩ tới chuyện cả một khối tài sản cồng kềnh đồ sộ biến mất... Đấy, toàn bộ câu chuyện nghe thật phi lý. Có thể trước lúc chiếc thuyền ra khơi người ta đã dàn dựng, đánh tráo toàn bộ số vàng, nếu không thì có thể đã được chuyển lên bờ sáu tháng sau đó... cho nên tôi phải trở lại để tìm hiểu”.
“Tôi gặp Newman đứng chờ tại sân ga. Anh ta cáo lỗi vì xe hư gửi đi sửa chữa ở Truro. Anh ta lái chiếc xe tải ra đón tôi”.
“Tôi leo lên xe ngồi kế bên, chiếc xe phải chạy lòng vòng ngoằn ngoèo theo con đường làng nhỏ hẹp. Leo qua một chặng dường dốc, vòng vèo một đỗi xa, trước khi dừng lại trước cánh cổng dựng bằng đá granite - ngôi nhà Pol”.
“Đấy là một nơi cảnh quang đẹp mắt, từ trên vách đá dựng có thể nhìn bao quát một vùng biển bao la. Một phần vùng được xây dựng cách nay ba bốn trăm năm, một phần được xây dựng theo lối hiện đại. Phía sau là vùng đất trồng trọt rộng khoảng bảy héc-ta ăn sâu vô đất liền”.
“Hân hạnh chào các bạn về Pol”. Newman nói.
“Chào mừng chiếc thuyền vàng”. Anh ta chỉ tay về phía cửa trước nhìn lên chỗ bức tranh vẽ chiếc thuyền Tây Ban Nha đang căng buồm xuôi gió.
Đêm đầu tiên thật là thú vị. Chủ nhân mang ra một bản sao chiến thuyền Juan Fernandez, anh ta trải rộng tấm bản đồ giải thích những điểm được ghi chú sẵn, những dự tính sử dụng máy móc lặn dò, khiến tôi lóa cả mắt.
“Tôi kể lại cuộc gặp gỡ viên thanh tra mật thám Badgworth, nghe được anh ta lấy làm thích thú”.
“Dân làng biển lạ kỳ làm sao”. Anh ta hồi tưởng lại. “Họ sống nhờ buôn lậu và những vụ đắm tàu. Hay tin một chiến thuyền bị đắm là tranh nhau hôi của, làm giàu bất kể. Tôi sẽ giới thiệu cho cậu gặp một người dân địa phương. Anh ta là nhân chứng”.
“Sáng hôm sau trời quang mây tạnh. Tôi được dẫn về tới Poperran gặp một thợ lặn, tên gã là Higgins. Dáng người phong trần, ít nói, chỉ hỏi tới đâu nói tới đó. Sau một hồi bàn tính chuyện máy móc kỹ thuật, bọn tôi dời qua chỗ Three Anchors. Được mời một chầu bia, anh chàng nói năng nghe trôi chảy hơn”.
“Một ông thám tử từ trên London về đây”, gã nói lầm bầm trong miệng. “Tại nơi này một chiến thuyền bị đắm từ tháng mười một năm trước chở theo một khối vàng khổng lồ. Vâng, không phải chiếc đầu tiên mà chưa chắc là chiếc cuối cùng”.
“Khá lắm” ông chủ nhà trọ Three Anchor nói xen vô “Cậu nói nghe được, Bill Higgins”.
“Tôi nói có sai đâu, ông Kelvin”. Higgins đáp.
“Tôi nhìn qua lão chủ muốn nghe cho rõ hơn. Trông bề ngoài lão thật là khó nhìn, mặt mũi ngăm ngăm, hai vai rộng nở nang. Mắt lão đỏ ngầu, lẩn tránh cái nhìn người lạ. Tôi nghĩ bụng chắc đây là người Newman đã kể cho tôi nghe, một nhân chứng biết nhiều việc”.
“Chúng tôi không thích người ngoài xen vô công việc trong vùng biển này”. Lão nói, mặt mũi bặm trợn.
“Có phải mấy ông thám tử?” Newman nhếch mép cười hỏi.
“Cả bọn thám tử... và những người khác”. Kelvin xác nhận “Chắc là ông không quên chứ?”
“Này Newman, nghe kể tôi thấy như mình vừa bị xúc phạm”. Vừa đi lên tôi vừa nói.
Ông bạn tôi tươi cười.
“Nhằm nhò gì, miễn là không động chạm gì tới ai là được”.
“Tôi lắc đầu chưa tin. Nhìn Kelvin có một vẻ gì đó độc địa và thô lỗ, tâm trí lão ta nghĩ những chuyện đâu đâu khó biết được”.
“Tôi cảm thấy khó chịu nhất là lúc này. Đêm đầu tôi còn ngủ được, qua bữa sau giấc ngủ cứ chập chờn. Buổi sáng Chủ nhật trời u ám, xa xa nghe có tiếng sấm. Tôi có tật khó giấu cảm xúc, nên nhìn mặt, Newman đoán là có việc gì không ổn”.
“West, cậu sao vậy? Trông mặt mũi cau có làm sao”.
“Tôi chả biết”, tôi nói thật tình, “tôi có linh tính kỳ lạ lắm”.
“Chắc là do thời tiết”.
“Ờ, chắc vậy”.
“Tôi không nói nữa. Xế trưa tôi ngồi trên xuồng máy của Newman ra khơi, chợt trời đổ mưa tầm tã đành phải quay vô bờ, về nhà thay quần áo”.
“Đêm tối, tôi thấy trong người bồn chồn khó chịu. Ngoài trời giông tố nổi lên ầm ầm. Tới mười giờ tối trời mới êm ả, Newman nói ‘Độ chừng nửa giờ nữa chắc là trời sáng sủa hơn. Tôi sẽ ra ngoài đi... một vòng’.”
Tôi ngáp dài. “Tôi buồn ngủ quá”, tôi nói, “tối qua không chợp mắt, tối nay tôi sẽ đi ngủ sớm”.
“Chuyện là vậy. Đêm trước ngủ ít, tối nay tôi phải ngủ thẳng mội giấc. Nhưng rồi ngủ không yên giấc. Đầu óc tôi còn ám ảnh chuyện ma quái rùng rợn. Mơ thấy toàn chuyện kinh dị, thấy mình quanh quẩn nơi những hố sâu vực thẳm, lỡ sẩy chân một cái lọt xuống hố, đời thế là hết. Mở choàng mắt nhìn lên nhìn đồng hồ, kim chỉ tám giờ. Đầu nhức như búa bổ, giấc mơ kinh dị đêm qua còn lởn vởn”.
“Thấy khó chịu, tôi lần bước tới bên cửa sổ kéo màn lên nhưng bỗng một cảm giác ớn lạnh ập tới, chân bước lùi lại, tôi thấy một người đàn ông đang cuốc ngôi mộ bỏ hoang”.
“Phải một lúc sau tôi mới định thần lại được, nhìn kỹ ra là người làm vườn cho Newman đang xới đất, chỗ tôi tưởng là ‘ngôi mộ’ sẽ đưa ba cây bông hồng còn bó gốc vô trồng”.
Người làm vườn ngước thấy tôi, lão đưa tay chào.
“Chào ông. Hôm nay trời thật đẹp”.
“Tôi cũng nghĩ vậy”. Đầu óc tôi vẫn còn lởn vởn chuyện kinh dị.
“Quả như lời lão làm vườn vừa nói, sáng nay nhìn trời đẹp quá. Nắng lên, bầu trời xanh ngắt, báo hiệu một ngày đẹp trời. Tôi trở xuống ăn sáng vui miệng huýt gió. Nhà Newman không có người giúp việc. Hai phụ nữ trung niên ở trang trại gần nhà mỗi ngày qua đây lo mấy việc lặt vặt. Người chị đặt bình cà phê xuống bàn vừa lúc tôi bước vô”.
“Chào Elisabeth”, tôi nói “Ông Newman đâu chưa thấy tới?”
“Ông đi lo công việc như mọi bữa”. Bà nói “Tôi vừa qua thấy ông ấy đã đi”.
Tôi lại thấy khó chịu trong người. Hai bữa trước gã vẫn ăn sáng tuy đến hơi trễ, tôi biết, gã có thói quen thức dậy trễ. Như có linh tính, tôi trở lên bước vô buồng ngủ. Không thấy anh ta, nhìn lại giường chăn gối y nguyên, tức là đêm qua anh ta không ngủ. Nhìn quanh một hồi tôi nảy ra hai ý. Nếu Newman bỏ đi ra ngoài dạo một vòng thì phải thay quần áo buổi tối, thì sẽ không thấy chúng.
“Linh tính báo cho tôi biết quả không sai. Newman đã bỏ đi, ra ngoài dạo chơi như mọi bữa. Vì một lý do ngoài ý muốn gã không quay về. Vì sao? Hay là gã gặp tai nạn đâu đó? Té xuống vực thẳm? Phải lo tìm kiếm ngay”.
“Sau mấy tiếng đồng hồ tôi huy động được nhóm người cứu hộ, ngay tức thì tung lực lượng ra nhiều hướng, men theo bờ đá và bãi đá bên dưới. Không thấy tăm hơi Newman đâu”.
“Cuối cùng không còn cách nào khác hơn tôi tìm đến ông thanh tra mật thám Badgworth. Nghe kể, mặt ông sa sầm”.
“Tôi cho là có một âm mưu gì đây”, ông nói “Trong vụ này có mấy người lạ vừa đến đây. Anh đã gặp Kelvin, ông chủ nhà trọ Three Anchors chưa?”
Tôi đáp là có nhìn thấy lão.
“Anh có nghe nói lão từng ngồi tù bốn năm vì can tội hành hung người dân lương thiện không?”
“Tôi không lạ gì mấy chuyện đó”, tôi nói.
“Dân trong vùng thì cho là bạn ông thích xen vô việc người khác, miễn sao anh ta đừng làm hại gì ai”.
Bọn tôi nỗ lực tìm kiếm, mãi đến xế trưa tìm thấy Newman bên dưới rãnh nước sâu, phía sau nhà. Tay chân bị trói lại, mồm bị nhét khăn cứng ngắt.
Anh ta bị kiệt sức, mình mẩy đau nhức. Sau một hồi xoa bóp hai cổ tay, hai mắt và cho uống một ly uých-ky, anh ta hồi tỉnh nhớ lại chuyện xảy ra.
“Lúc đó trời đã quang đãng, khoảng mười một giờ anh ta ra ngoài đi dạo một vùng. Đi được một đỗi xa ngoài bãi đá tới chỗ gọi là Smugglers Cove, địa điểm có nhiều hang động. Đến nơi gã nhìn thấy bọn người bốc hàng từ một con thuyền nhỏ lên bờ, tò mò gã lần bước theo sau. Không xác định được là món hàng gì, vì nhìn bề ngoài nặng nề, phu khuân vác chuyển vào hang động sâu nhất”.
“Biết là có chuyện lạ, dù Newman không biết là túi hàng chứa gì. Chợt nghe tiếng người báo động cảnh giác, hai tên thủy thủ lực lưỡng nhào tới uy hiếp, đánh anh ta té nhào bất tỉnh. Sau một hồi tỉnh lại, anh ta thấy mình nằm trên một chiếc xe tải lắc lư trên đường đi, anh ta đoán chừng ra tới ngoài bìa làng. Quá kinh ngạc, anh ta nhìn ra thấy chiếc xe tải ngừng lại ngay trước nhà. Anh ta lắng nghe bọn người nói chuyện xì xào một hồi, rồi lôi anh ta bỏ dưới mương nước, một nơi trước đây hình như là địa điểm tìm thấy kho báu. Chiếc xe bỏ chạy hình như qua một điểm nữa, cách làng không bao xa đi ngang qua một cái cổng làng. Anh ta không nhớ mặt những kẻ hành hung là ai, chỉ biết bọn chúng là thủy thủ nói tiếng địa phương Cornwair”.
Ông thanh tra Badgworth chăm chú lắng nghe.
“Căn cứ theo dấu vết nơi cất giấu hang”. Ông kêu lên một tiếng “Nói gì đi nữa thi đấy là tài sản được vớt từ chiến thuyền bị đắm đem chôn giấu trong một hang động biệt lập. Cho tới nay chúng tôi đã cho lục soát khắp các hang động nhưng bọn cướp biển tinh vi hơn, bốc hàng chôn giấu trở lại nơi lực lượng đã lục soát qua một lần rồi bỏ đi. Bọn chúng không nắm quy luật, công việc chuyển hàng từ nơi địa điểm chôn giấu phải mất mười tám tiếng đồng hồ. Nếu bọn chúng bắt Newman đêm qua tính từ thời điểm đó chắc ta có thể tìm thấy kho báu ngay lúc này”.
“Ông thanh tra cho lục soát ngay. Ông có đủ bằng chứng nơi cất giấu số vàng, nhưng bọn chúng nhanh chân chuyển đi nơi khác, chưa biết là nơi nào”.
“Qua sáng hôm sau ông thanh tra cho tôi hay đã nghĩ ra được một manh mối khác”.
“Con đường này ít xe cộ qua lại”, ông nói, “ta đã đi qua mấy chỗ có lối đi có cổng, và mấy dấu nhìn thấy lờ mờ theo lối đi ra qua cổng khác, không còn chối cãi gì nữa, đúng là chiếc xe ta đang theo dõi dấu vết. Nào, ta thử đoán vì sao bọn chúng bỏ đi ra qua một cổng khác xa hơn? Rõ ràng chiếc xe xuất phát từ trong làng đi ra. Bây giờ ta rà soát lại, trong làng số người có xe tải chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chừng vài ba người. Kelvin, ông chủ Three Anchors có một chiếc”.
“Kelvin trước đây làm nghề gì?” Newman hỏi.
“Tôi lấy làm lạ sao ông hỏi tôi như thế, ông Newman, lúc còn trẻ Kelvin làm thợ lặn chuyên nghiệp”.
“Tôi và Newman nhìn nhau, cả hai cùng lúng túng”.
“Ông không thấy Kelvin có mặt trong số người ngoài bãi biển hay sao?” Ông thanh tra hỏi lại.
Newman lắc đầu.
“Tôi thấy thực là khó nói”, anh ta lấy làm tiếc. “Tôi không thể hiểu hết mọi chuyện”.
“Ông thanh tra sẵn sàng đưa tôi tới chỗ Three Anchors. Gara đậu xe bên kia đường, cổng ngoài khóa chặt, đi vòng qua bên hông một cánh cửa nhỏ dẫn vô trong. Thoáng nhìn dấu xe ông thanh tra hiểu ngay. ‘Đây rồi! Ta đã tóm được hắn’, ông kêu lên. ‘Không chối cãi gì nữa, đây là dấu bánh xe sau. Này ông Kelvin, ông đừng có quanh co nữa’.”
Raymond West dừng lại.
“Vậy thì sao?” Joyce lên tiếng. “Tôi thấy chuyện không có gì ầm ĩ cả... Ngoại trừ bọn chúng không thể tìm ra số vàng”.
“Bọn chúng không lấy được đâu”, Raymond nói “Cũng không tóm được Kelvin. Hắn dư biết chuyện đó, và hắn làm cách nào để đối phó thì tôi chưa hiểu. Phải tóm hắn cho bằng được... ta đã tìm thấy dấu xe. Nhưng ta còn gặp một trở ngại. Bên kia đường đối diện nhà xe là một căn nhà nghỉ mát của một nữ nghệ sĩ”.
“Ôi, lại liên quan mấy bà nghệ sĩ!” Joyce vừa nói vừa cười.
“Như cô vừa nói, ‘Ôi, mấy bà nghệ sĩ!’ Bà này ốm nặng đã mấy tuần nên nhờ y tá trong bệnh viện đến chăm sóc. Y tá trực đêm kéo ghế ra chỗ cửa sổ, kéo màn lên ngồi nhìn ra ngoài. Nàng khai nếu đêm đó chiếc xe từ trong nhà xe chạy ra thì chắc nàng đã nhìn thấy, nàng xác định đêm hôm đó chiếc xe nằm im trong gara”.
“Tôi cho việc này chẳng có gì phải bàn”, Joyce nói “Giờ đó y tá đã đi ngủ chuyện bình thường. Mọi bữa vẫn vậy”.
“Thì ai... ai lại không biết chuyện đó”, ông luật sư Petherick lên tiếng, “nhưng chớ vội tin nếu ta không chịu khó kiểm chứng lại manh mối. Ta nên đối chứng thiện chí của cô y tá khi khai. Nghi can không có mặt tại hiện trường, xuất quỉ nhập thần như thế này ta phải đặt nghi vấn”.
“Ta phải tính đến lời khai nhân chứng nữ nghệ sĩ”’, Raymond nói “Theo lời bà kể đang đau ốm, đêm thức giấc nhiều lần, tất nhiên bà phải nghe được tiếng xe khác với tiếng ồn bình thường, nhất là đêm đó sau cơn bão trời lặng êm”.
“Chà”, ngài mục sư lên tiếng, “ta được thêm một manh mối nữa. Liệu Kelvin có chứng cứ ngoại phạm”.
“Theo lời khai lão ở nhà lên giường ngủ từ lúc mười giờ, và lão khai không hay biết chuyện đó”.
“Cô y tá thì đã ngủ”, Joyce nói, “giờ đó bệnh nhân cũng đi ngủ. Hỏi ra thì mọi người ai cũng kêu ca mất ngủ”.
Raymond West ngơ ngác nhìn qua ngài Pender.
“Thưa ngài, tôi thấy tội nghiệp cho Kelvin. Tôi liên tưởng đến trường hợp ‘Lỡ mang tiếng xấu phải chịu cả đời’. Kelvin trước kia đã từng ngồi tù. Ngoài chuyện nhìn thấy dấu xe ngẫu nhiên thì không có lý do buộc tội lão chỉ trừ cái tội lỡ mang thành tích xấu”.
“Còn ngài Henry có ý kiến gì không?”
Ngài Henry lắc đầu.
“Một chuyện đã rồi”. Ông nhếch mép cười nói “Tôi biết một chi tiết. Nó rõ như ban ngày khỏi cần phải nói ra”.
“Vậy thì tới lượt dì Jane, dì có ý kiến gì không?”
“Để tôi nghĩ lại coi”. Bà Marple nói “Không hiểu tôi có nhớ nhầm không đây. Hai mũi lên ba mũi xuống, bỏ đi một, cứ thế hai mũi lên... Ờ, đúng rồi. Cháu vừa nói gì?”
“Dì cho biết ý kiến?”
“Nói ra cháu cũng bỏ ngoài tai. Lớp trẻ ngày nay vậy đó. Tôi xin miễn bàn”.
“Vô lý, thưa dì Jane, dì cứ nói đi”.
“Thế này, Raymond”. Bà Marple lên tiếng, tay buông mũi đan nhìn qua người cháu trai. “Dì khuyên cháu nên khéo chọn bạn. Tính cháu cả tin, dễ mắc lừa. Tôi giả định mình trở thành một nhà văn giàu trí tưởng tượng. Câu chuyện kể đội thuyền buồm Tây Ban Nha hay thật! Nếu cháu già hơn, có kinh nghiệm đời hơn cháu sẽ biết nên cảnh giác. Ngay cả với người đàn ông mới biết cách đây mấy tuần!”
Ngài Henry bất chợt phá ra cười ầm lên, vỗ tay vô dùi.
“Lần này ta hiểu ý cậu, Raymond”. Ông nói “Bà Marple khá lắm. Anh bạn Newman của cậu, hắn còn một cái tên khác... Phải nói là nhiều tên lắm. Lúc này hắn đang có mặt tại Devonshire chớ không phải Cornwall... Đúng hơn là đang ở tại Dartmoor... Hắn là phạm nhân ở nhà tù Princetown. Chúng ta không muốn tóm hắn vì can tội trộm vàng mà vì can tội khoét hầm chứa vàng nhà băng London. Chúng tôi biết hắn còn chôn giấu một khối lượng vàng đáng kể sau sân vườn nhà Pol. Một sáng kiến độc đáo. Câu chuyện chiến thuyền Tây Ban Nha bị đắm ngoài khơi duyên hải Cornwall chở theo vàng là chuyện thường ngày. Khi người ta nhắc tới bọn thợ lặn thì sẽ nghĩ tới chuyện vàng. Trong vụ này phải tìm ra được một kẻ chịu gánh tội, và kẻ đó không ai khác hơn là Kelvin. Trong vụ này phải nói Newman đóng kịch rất tài tình, về phần ông bạn Raymond ngoài ưu thế là một nhà văn, trong vai một nhân chứng thật hoàn hảo”.
“Còn dấu xe thì sao?” Joyce lên tiếng chống chế.
“À, tôi hiểu ngay, cô em, dù tôi không rành về chuyện xe cộ”, bà Marple nói “Xe thay bánh khi cần là chuyện bình thường... và chuyện tháo bánh xe bên xe của Kelvin đem ra ngoài theo lối cửa sau rồi ráp lại vô xe của Newman, xong cho xe chạy ra cửa trước thẳng ra biển chất lên đầy vàng, cho xe chạy quay trở ra cổng kia, tới đây dừng lại tháo bánh xe ra, ráp trở lại qua xe Kelvin, trong khi đó anh chàng Newman bị trói ké quăng xuống mương. Anh chàng xấu số phải chịu ngâm mình dưới nước một thời gian khá lâu. Tôi đoán chừng người đàn ông đóng vai lão làm vườn cũng tham gia thực hiện cái màn kịch này”.
“Sao lại nói là ‘đóng vai lão làm vườn’ hở dì Janes?” Raymond thắc mắc.
“Ờ, lão đâu có phải là người làm vườn, phải vậy không?” Bà Marple nói: “Người làm vườn không làm việc trong ngày lễ Whit Monday. Chuyện đó ai cũng biết”.
Bà nhếch mép cười, tay xếp cuộn len lại.
“Chính nhờ chi tiết nhỏ nhặt đó tôi mới nghĩ ra”, bà nói đưa mắt nhìn qua Raymond. “Ngày nào cháu có nhà cửa đàng hoàng rồi, nhà có vườn, lúc dó cháu sẽ hiểu ra mấy cái việc nhỏ nhặt đó”.

Chương trước Chương sau