Án mạng dưới đáy hồ - Chương 20

Án mạng dưới đáy hồ - Chương 20

Án mạng dưới đáy hồ
Chương 20

Ngày đăng
Tổng cộng 41 hồi
Đánh giá 9/10 với 56038 lượt xem

Thám tử Roy McCarthy lái xe chạy ngang qua bảng hiệu “Chào mừng quý khách đến Connecticut” trên đường liên xa lộ New England, cũng được biết dưới cái tên Đường 1-95. Lối ra đầu tiên đến một thị trấn tên Byram. Khi lái xe đi qua, ông chợt nghĩ suốt quãng thời gian ông làm việc ở khu vực New York hơn hai mươi năm, ông chưa bao giờ nghe nói đến Byram. Ông biết Greenwich, Stanford, Westport và thậm chí cả Lakeside, nhưng ông không biết bất cứ một ai sống ở Byram. Chính lúc đó ông nhận ra rằng đây là lần đầu tiên ông có lý do để đi Connecticut. Ông kiểm tra tập giấy được móc vào những gạch đầu dòng và thấy Lakeside ở lối ra thứ chín. Còn ba lối tiếp theo đi đến những khu khác nhau của Greenwich, theo sau là ba lối khác đi Stamford. Lối đi số chín thực ra là ranh giới của Stamford ở phía đông, nhưng dấu hiệu cho thấy rằng đó cũng là lối đi Lakeside. McCarthy bật thiết bị định hướng lên và giảm vận tốc chiếc Crown Victoria đi vào làn xe bên phải. Một chiếc xe công-ten-nơ lớn làm cho việc đó trở nên không dễ dàng. Ông giảm ga và để cho chiếc xe mười sáu bánh qua mặt trmước khi tránh qua một bên. Ông thầm cám ơn rằng mình không phải đánh nhau với những tay lái cừ khôi ấy mỗi buổi sáng để đến được chỗ làm.
Ông đến cuối con dốc của lối ra và lại kiểm tra xấp giấy. Quẹo trái chỗ đèn giao thông. Khi đi theo hướng dẫn, ông nhận ra rằng liên xa lộ 1-95 chạy về bên phải xuyên qua giữa Lakeside, dọc theo đường ray của Đường sắt Tàu điện ngầm khu Bắc. Ông chạy qua đường xa lộ có sáu làn xe và đến một giao lộ rộng, chọn đường số một, ở đó ông quẹo phải và chạy hết sáu khối nhà là tới đồn cảnh sát Lakeside.
Lakeside nhắc ông nhớ lại Huntington. Cả hai đều có một khu trung tâm nhỏ, tách ra từ con đường chính được bao quanh bởi những khu vực dân cư đa dạng. Mỗi nơi có những ngôi nhà với mức giá và uy tín khác nhau cùng với lời hứa hẹn rằng cuộc sống ở đây sẽ an toàn, lành mạnh và có chất lượng cao hơn là trong một thành phố lớn ồn ào bẩn thỉu, tệ hại. Giá cái chất lượng cao hơn đó của cuộc sống là gì? Một món tiền thế chấp và sự đi lại làm việc bằng tàu xe làm mụ người mà mỗi một ngày trong đời nó rút mất của bạn bốn tiếng đồng hồ.
Roy rẽ vào lối đi của chỗ đậu xe trước trạm cảnh sát Likeside và đậu ở khu vực dành cho khách. Tắt máy xe, ông nhận ra rằng chỉ mất một giờ hai mươi phút để đi từ Huntington, Long Island đến Lakeside, Connecticut. Ông bước ra khỏi xe để giãn gân giãn cốt, ông cảm thấy như đã lái xe nhiều tiếng đồng hồ rồi. Lưng và khớp của ông đau vì phải căng thẳng lái xe trên xa lộ nối liền hai thành phố. Cộng thêm sự căng thẳng liên quan đến việc vì sao ông đi chuyến này. Thực sự ông đang làm gì ở đây? Ông giải thích thế nào với cảnh sát trưởng Lakeside, người đã nhận cuộc gọi của ông và thắc mắc về động cơ của ông trong chuyện này. Ông đã đọc những bài báo về mối quan hệ giữa cảnh sát và tội phạm, và mối quan hệ cộng sinh này đôi khi ảnh hưởng tới kết quả của cảnh sát, cũng giống như một thứ quan hệ được hình thành giữa các đấu thủ thể thao. Họ chia sẻ một kinh nghiệm duy nhất mà không ai có thể chia sẻ, thứ kinh nghiệm mà các nhà tâm lý học tin rằng gây ra mối quan hệ phải có. Trên thực tế cũng có một sự kết giao thiết yếu hơn là không có tội phạm thì sẽ không cần đến cảnh sát, có nghĩa là mỗi nhân viên thi hành luật pháp tồn tại vì tên tội phạm mà anh ta theo đuổi.
Roy hít một hơi thật sâu và bước vào lối đi dành cho người dân đến đồn cảnh sát Lakeside. Có một tiền sảnh hẹp với những ghế ngồi ở bên phải và trái, một quầy tiếp tân ngay đằng trước. Trên tường phía bên trái là một tủ kiếng với những phần thưởng và bằng khen khác nhau. Trên tường phía bên phải có một tấm bảng gỗ với những bảng tên bằng đồng, mỗi bảng tên mang tên của một cảnh sát viên bỏ mình khi thi hành nhiệm vụ. Đôi mắt viên thám tử tức khắc bị thu hút về phía tấm bảng. Ông đếm được bốn cái tên đàn ông, những người đã chết ở lứa tuổi quá năm mươi vì chống tội phạm ở Lakeside. Nó nhiều hơn tấm bảng ở sở cảnh sát Huntington hai tên.
Cuối cùng ông đi đến chỗ quầy tiếp tân và nói với viên cảnh sát trực ông đến đây để gặp cảnh sát trưởng Manzini. Ông vẫn chưa biết nói gì để giải thích cho việc đến đây của mình.
Năm phút sau cánh cửa bên phải cạnh quầy tiếp tân mở ra và một người đàn ông có gương mặt hình trái xoan, bận áo thun ngắn tay ló đầu ra. “Thám tử McCarthy”.
Roy đứng lên và theo người đàn ông đi qua cửa vào một phòng làm việc có nhiều phòng nhỏ ở giữa và những phòng lớn hơn ở chung quanh. Băng qua phòng, sát bức tường màu đen là trung tâm liên lạc, trụ sở của dịch vụ khẩn 911, bàn điều phối và những trang bị khác như máy vi tính, máy photo và thiết bị viễn thông. Cách bố trí này trái ngược với đồn cảnh sát của McCarthy có trung tâm liên lạc ở trước, nhưng chúng được thiết kế bởi cùng một kiến trúc sư.
Cảnh sát trưởng Manzini ngồi phía sau bàn giấy trong một căn phòng rộng ở góc nhà. Ông gần như hói, mang kính tròng không gọng nối9 với nhau. Nếu McCarthy phải đoán, thì ông sẽ nói rằng cảnh sát trưởng ở độ tuổi năm mươi mấy, khá phong độ và chắc chắn là không thích đùa lắm. McCarthy đứng trước bàn giấy cho tới khi Manzini đang đọc nhìn lên và hất đầu về phía một trong hai cái ghế trước bàn ông. Ông ngồi xuống và chờ cảnh sát trưởng Manzini đọc tiếp, rồi đóng tập tài liệu lại và lấy mắt kính ra.
“Nào thanh tra McCaxthy. Hãy nói cho tôi biết điều gì đã mang anh đến cái thị trấn nhỏ của chúng tôi”.
Roy hắng giọng, lấy ra một cuộn giấy với nhiều tấm ảnh cỡ 8x10. “Anh chàng này đây”. Ông đẩy nhẹ tấm ảnh ngang qua bàn đến chỗ Manzini, cảnh sát trưởng chụp lấy chúng, xem xét tất cả khoảng 9 giây và đẩy trả lại.
“Anh ta tên Bruce Wilson. Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ anh ta ở Lakeside này”, McCarthy nói.
“Anh ta đã làm chuyện gì?”
“Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ anh ta đã giết vợ”.
“Có lẽ. Thế có nghĩa là các anh không có đủ chứng cứ để bắt anh ta”.
“Chúng tôi đang làm việc về vụ đó. Ngay bây giờ tôi chỉ muốn đưa anh ta vào để phỏng vấn. Rõ ràng anh ta đã gọi 911 và biến khỏi hiện trường”.
“Nơi vợ anh ta bị giết”.
“Đúng. Có chứng cứ cho thấy có xô xát. Hình như ai đó đánh cô ấy và cô ấy táng đầu vào bệ bếp. Chúng tôi đang chờ báo cáo cuối cùng của việc khám nghiệm tử thi”.
“Anh có nghĩ rằng anh ta đã làm việc đó?”
“Tôi nghĩ thế. Không có chứng cớ nào của kẻ thứ ba. Chúng tôi có giọng nói của anh ta trên cuộn băng của 911. Nếu anh ta không giết cô ấy, tại sao anh ta chạy trốn”.
“Được lắm. Ít nhất các anh có thể buộc tội anh ta với việc hành hung”.
“Điều đó tùy thuộc vào công tố quận”.
“Để tôi xem tôi có hiểu đúng vấn đề này không. Anh lái xe từ Huntington, Long Island, để tìm một người mà có thể hoặc thậm chí không thể ở đây”.
“Tôi không thể làm gì khác hơn”.
“Sao anh không nhấc máy điện thoại lên bảo chúng tôi tìm hắn? Anh có thể fax ảnh hắn tới đây, còn chúng tôi có thể tiết kiệm cho anh một chuyến đi”.
“Anh ta có một đứa con gái nhỏ. Tôi nghĩ có lẽ tôi có thể giải quyết mọi việc nếu đích thân tới”.
“Hắn là bạn của anh à?”
“Tôi chưa bao giờ gặp anh ta cả”.
Manzini nhìn McCarthy với một cái nhìn ngờ vực, ông gõ ngón tay xuống bàn, kéo nhẹ cái phong bì qua bàn lấy một tấm ra. “Tôi nói cho anh điều tôi sẽ làm, thanh tra McCarthy. Vì lợi ích của sự hợp tác liên sở, tôi sẽ in một số tấm ảnh này và cho tìm kiếm. Nếu anh ta ở Lakeside, chúng ta sẽ tìm ra anh ta”.
“Cám ơn sếp”.
“Còn một điều nữa tôi nên biết về người này”.
“Anh ta có hồ sơ hay gì không?”
“Không có gì cả”.
“Cho tôi danh thiếp của anh và tôi sẽ gọi khi khi chúng tôi xác định được chỗ của anh ta”.
“Thực sự, tôi nghĩ rằng ít nhất tôi sẽ ở thành phố này đến cuối tuần, sếp có thể giới thiệu cho một khách sạn giá mềm một chút không?”
“Anh nghĩ là chúng tôi không tìm ra anh ta ư?”
“Không. Tôi chỉ thích ở đây khi các anh làm thôi”.
“Khách sạn Radisson dưới phố. Hãy cho họ xem huy hiệu của anh để được giảm 50%”.

Chương trước Chương sau