Điểm dối lừa - Chương 59

Điểm dối lừa - Chương 59

Điểm dối lừa
Chương 59

Ngày đăng
Tổng cộng 80 hồi
Đánh giá 8.7/10 với 60460 lượt xem

Người đầu tiên phát hiện ra tảng thiên thạch đó là nhà địa chất học người Canada sao? - Gabrielle Ashe chăm chú nhìn chuyên gia lập trình trẻ tuổi Chris Harper. - Và người Canada đó giờ chết rồi sao?
Harper gật đầu xác nhận.
- Ông đã biết điều này được bao lâu rồi? - Cô chất vấn.
- Cách đây khoảng một hoặc hai tuần. Sau khi tôi đã nói dối trong cuộc họp báo đó, ông Giám đốc và bà Marjorie Tench cho rằng tôi sẽ không bao giờ quật lại chính mình, nên đã cho tôi biết tất cả.
PODS không hề dính dáng gì đến quá trình phát hiện ra tảng thiên thạch! Gabrielle chưa biết thông tin này sẽ dẫn tiếp đến đâu, nhưng rõ ràng là sẽ rất tai tiếng. Tin xấu đối với Tench. Tin tốt lành đối với Thượng nghị sĩ.
- Như tôi đã kể với cô, - tiến sĩ Harper nói tiếp, - tảng thiên thạch được phát hiện là do NASA đã thu được một làn sóng radio. Cô đã bao giờ nghe nói đến chương trình có tên là INSPIRE chưa? Thí nghiệm tương tác vật lý và sóng điện từ giữa tầng điện ly và vũ trụ của NASA.
Gabrielle đã từng nghe nói đến chương trình đó, nhưng không hiểu lắm.
- Về bản chất, - Harper nói tiếp - đó là một loại máy thu tín hiệu radio ở Cực Bắc dùng để nghe các âm thanh do trái đất phát ra - những đợt phun sóng plasma từ Cực Bắc, những đợt xung lớn từ sấm chớp trong các cơn bão đêm, những thứ đại loại như vậy.
- Tôi hiểu rồi.
Cách đây vài tuần, một máy thu INSPIRE đã nhận được một chuỗi tín hiệu phát đi từ đảo Ellesmere. Một nhà địa chất học đang phát đi tín hiệu cấp cứu ở tần số rất thấp. - Ông ta ngừng một lát. - Chuỗi tín hiệu đó có tần số thấp đến nỗi chỉ các thiết bị INSPIRE của NASA mới có thể nghe được mà thôi. Và mọi người đoán rằng ông ta phát đi tín hiệu từ rất xa.
- Cái gì cơ?
- Phát tín hiệu ở tần số thấp nhất để sóng đi được xa nhất có thể.
- Hãy nhớ rằng ông ta ở giữa nơi hoang vắng, và sóng radio với tần số thông thường chắc chắn sẽ không thể đi được đủ xa để có người nghe thấy.
- Thông điệp của ông ta là gì vậy?
- Thông điệp rất ngắn gọn. Nhà khoa học đó nói rằng ông ta đang thăm dò địa chất trên phiến băng Milne; ông ta đã phát hiện được một vật thể có độ đậm đặc bất thường nằm sâu trong băng hà, và đoán rằng đó có thể là một tảng thiên thạch. Ông ta đang đo đạc tảng thiên thạch này thì gặp bão. Ông ta thông báo toạ độ, yêu cầu trợ giúp để thoát ra khỏi cơn bão, rồi tắt máy. NASA đã lệnh cho một máy bay cất cánh từ sân bay quân sự Thule đến cứu. Họ tìm kiếm suốt mấy giờ đồng hồ, rồi cuối cùng cũng phát hiện ra ông ấy đã bị chết trong một khe nứt cùng với xe trượt và con chó, cách toạ độ thông báo đến mấy dặm. Chắc là ông ấy đã tìm cách thoát khỏi cơn bão, nhưng không nhìn thấy đường, và đã lao xuống khe nứt.
Gabrielle tư lự về những thông tin cô vừa được nghe, rồi cảm thấy ngạc nhiên.
- Thế là đột nhiên NASA biết về một tảng thiên thạch, và không ai khác biết chuyện này?
Chính xác. Mỉa mai thay, nếu phần mềm của PODS không bị trục trặc thì chúng tôi đã phát hiện được tảng thiên thạch đó trước ông ta một tuần.
Sự trùng lặp ngẫu nhiên này khiến Gabrielle thắc mắc:
- Một tảng thiên thạch bị chôn vùi suốt ba trăm năm, và rồi đột nhiên được phát hiện hai lần liền trong vòng một tuần?
- Tôi biết: Thoạt nghe có vẻ khá kỳ quặc. Nhưng trong khoa học chuyện đó khá phổ biến. Lúc thì no dồn, lúc thì đói góp. Vấn đề là Giám đốc tin rằng không cách này thì cách khác, tảng thiên thạch đó sẽ được phát hiện - nếu tôi không mắc phải sai lầm đó. Ông ấy bảo tôi rằng, vì người Canada kia đã chết rồi, sẽ chẳng ai nghi ngờ gì nếu tôi lặng lẽ điều khiển cho PODS cố định ở toạ độ mà anh ta đã thông báo qua sớng radio. Sau đó, tôi chỉ việc giả vờ là đã phát hiện ra tảng thiên thạch, và cứu vãn thất bại đầy tai tiếng của mình.
- Và ông đã làm đúng như thế?
- Như tôi đã nói, không còn cách nào khác. Chính tôi đã phá hoại dự án mình phụ trách. - Ông ta ngừng một lát. - Nhưng hồi tối, lúc xem truyền hình buổi họp báo của Tổng thống tôi mới biết rằng bên trong tảng đá đó có hoá thạch…
- Ông ngạc nhiên?
- Tôi đã thật sự bối rối!
- Theo ông thì Giám đốc có biết trước rằng trong tảng thiên thạch ấy có hoá thạch không?
- Cái đó thì tôi chịu. Tảng đá ấy đã bị vùi lấp trong băng hà, nguyên vẹn, cho đến khi đội nhân viên của NASA đặt chân tới. Tôi đoán rằng NASA cũng chẳng biết gì đến tận lúc họ khoan thăm dò và lấy lên vài mẫu đá. Họ yêu cầu tôi nói dối về PODS, chắc tưởng rằng kích cỡ to lớn của tảng thiên thạch đó sẽ được coi là một thành công đáng kể. Rồi khi đến tận nơi, họ mới nhận ra phát kiến đó vĩ đại biết chừng nào.
Gabrielle gần như ngạt thở vì phấn khích:
- Thưa tiến sĩ Harper, ông có sẵn lòng đứng ra làm chứng rằng chính NASA và Nhà Trắng đã ép ông phải nói dối về phần mềm của PODS hay không?
- Tôi cũng chưa biết. - Ông ta có vẻ lo sợ. - Tôi chưa thể thấy hết được những tác hại của hành động đó đối với NASA… và đối với phát kiến này.
- Thưa tiến sỹ, cả hai chúng ta đều biết rằng tảng thiên thạch đó vẫn sẽ là một phát kiến tuyệt vời, bất kể nó được tìm ra bằng cách nào. Vấn đề ở đây là ông đã nói dối trước dân Mỹ. Họ có quyền được biết rằng không phải mọi chi tiết NASA Công bố về PODS đều là sự thật.
- Tôi cũng chưa biết nữa. Tôi khinh bỉ ông Giám đốc, nhưng còn các đồng nghiệp của tôi…, họ đều là người tốt.
- Chính vì thế họ có quyền được biết mình đang bị lừa dối.
- Và đây sẽ là bằng chứng cho thấy tôi không biển thủ công quỹ chứ?
- Ông có thể quên hẳn chuyện ấy đi. - Gabrielle nói, suýt nữa quên hẳn chi tiết ấy. - Tôi sẽ nói với Thượng nghị sỹ rằng ông không biết gì về vụ đó. Đó chỉ là những chứng cứ giả mạo do ông Giám đốc dựng lên để ép ông phải im lặng về PODS.
- Thượng nghị sỹ có thể bảo vệ được tôi không?
- Chắc chắn là được. Ông đâu có làm gì sai trái. Ông chỉ đơn thuần làm theo lệnh cấp trên. Bên cạnh đó, vì đã có thông tin về nhà địa lý người Canada, tôi tin rằng Thượng nghị sỹ sẽ chẳng cần đến những chứng cứ về biển thủ công quỹ. Chúng ta sẽ chỉ tập chung vào việc NASA đưa tin sai lệnh về PODS và tảng thiên thạch. Một khi Thượng nghị sỹ đã lên tiếng về nhà khoa học Canada kia, ông Giám đốc sẽ không dám mạo hiểm dùng biện pháp dối trá để huỷ hoại thanh danh của ông nữa đâu.
Harper có vẻ vẫn lo ngại. Phân vân, ông ta ngồi lặng lẽ, vẻ mặt rầu rĩ. Gabrielle để mặc ông ta suy nghĩ. Từ nãy cô đã nhận ra sự trùng lặp tình cờ rất khó hiểu trong câu chuyện này. Cô không định nhắc đến điều đó, nhưng rõ ràng tiến sỹ Harper cần thêm một cú hích nữa.
- Ông có chó không, thưa tiến sỹ?
Ông ta ngước mắt lên:
- Cô nói gì cơ?
- Tôi thấy thật kỳ lạ. Ban nãy ông kể rằnơ sau khi nhà địa lý học người Canada kia phát tín hiệu thông báo toạ độ của tảng thiên thạch thì lũ chó kéo xe của ông ấy lao xuống khe nứt phải không?
- Có bão. Cả người và chó bị lạc đường.
Gabrielle nhún vai, tỏ ra hoài nghi. - Cũng có thể thế.
Harper nhận thấy sự băn khoăn của cô, lý cô là sao?
Tôi cũng không biết nữa, có quá nhiều sự trùng lặp ngẫu nhiên trong phát kiến này. Một nhà địa lý học người Canada thông báo toạ độ của tảng thiên thạch trên một tần sồ radio mà chỉ mỗi NASA nghe được. Và rồi lũ chó kéo xe của ông ấy lao xuống khe nứt. - Rachel ngừng một lát. – Hiển nhiên là cái chết của ông ấy đã dọn đường cho NASA giành được thành công rực rỡ.
Mặt Harper biến sắc.
- Cô cho rằng Giám đốc dám giết người vì tảng thiên thạch này ư?
Trò chơi chính trị vĩ mô. Mẻ lướí kinh tế vĩ mô, Gabrielle thầm nghĩ,
- Để tôi về báo cáo lại với Tổng thống, sau đó chúng ta sẽ liên lạc. Toà nhà này có cổng sau không nhỉ?
Gabrielle Ashe chia tay tiến sỹ Chris Harper mặt xám ngoét, rồi xuống dọc cầu thang thoát hiểm để ra khỏi trụ sở NASA.
Cô lên ngay chiếc taxi vừa đưa thêm mấy nhân vật nữa tới chúc mừng NASA.
- Khu căn hộ cao cấp Westbrooke. - Cô nói với người tài xế.
Thượng nghị sỹ Sexton chẳng bao lâu nữa sẽ thấy vô cùng vui sướng.
94.Tự thấy ngạc nhiên về quyết định của mình, Rachel kéo điện thoại máy bay ra khỏi cửa khoang lái để người phi công khỏi nghe thấy Corky và Tolland đều đang chăm chú nhìn cô. Mặc dù Rachel và William Pickering, Giám đốc NRO đã thoả thuận là sẽ không liên lạc với nhau cho đến khi máy bay về đến sân bay quân sự Bolling ở ngoại vi Washington, Rachel tin chắc Pickering muốn được biết ngay thông tin mà cô đang có. Cô gọi số điện thoại cầm tay mà lúc nào ông cũng mang bên mình.
Pickering nói rất vắn tắt khi trả lời máy:
- Xin hãy nói thận trọng, đường dây này có thể bị nghe lén.
Rachel hiểu. Giống điện thoại của tất cả các nhân viên NRO, máy cầm tay của Pickering luôn có tín hiệu báo trước khi có người gọi đến bằng đường dây không an toàn. Và bởi vì Rachel đang gọi bằng sóng radio, một trong những đường dây ít an toàn nhất, nên máy của ông đã báo ngay lập tức. Cuộc nói chuyện này sẽ phải thật chung chung. Không có tên người. Không có địa điểm…
- Giọng nói của tôi chắc ông đã nhận ra. - Rachel chào hỏi ông theo đúng kiểu mà những nhân viên tình báo vẫn thường làm trong những tình huống như thế này. Cô tưởng khi thấy cô liều lĩnh liên lạc kiểu này thì ông sẽ không vui, nhưng trái lại, giọng điệu của Pickering tỏ ra rất tích cực.
- Ừ, tôi cũng đàng định gọi cho cô đây. Chúng ta phải thay đổi kịch bản. Tôi e rằng khi hạ cánh cô sẽ phải đối mặt với một nhân vật thứ ba nữa.
Rachel chợt cảm thấy lo lắng. Có kẻ đang nghe lén chúng ta đấy.
Cô cảm nhận được nguy hiểm qua giọng nói của Pickering. Thay đổi kịch bản. Ông sẽ rất hài lòng khi biết rằng cô gọi ông cũng vì lý do đó, mặc dù vì một lý do khác hẳn.
- Chúng tôi đã thảo luận với nhau về tính xác thực của đối tượng. - Rachel nói. - Và vừa tìm ra một cách để khẳng định chính xác.
- Tốt lắm. Tình hình đã thay đổi đáng kể, và tôi cần những cơ sở vững chắc để đưa ra quyết sách.
- Để có quyết định đó, chúng tôi sẽ phải dừng chân để vào một phòng thí nghiệm…
- Đừng nêu địa điểm chính xác. Để đảm bảo an toàn cho chính cô.
Rachel cũng không có ý định nói tên phòng thí nghiệm đó trên đường dây không an toàn này.
- Giám đốc có thể lệnh cho máy bay hạ cánh xuống GAS-AC được không?
Pickering im lặng giây lát. Rachel biết ông đang cố luận ra nghĩa của những chữ cái đó. GAS-AC là ký hiệu viết tắt mà các nhân viên NRO thường sử dụng thay cho Sân bay Cứu hộ Bờ biển Atlantic. Rachel hi vọng sếp luận được nghĩa đó.
- Được rồi. - Cuối cùng ông lên tiếng. - Cái đó thì tôi sẽ thu xếp. Đó sẽ là đích cuối cùng của cô chứ?
- Không ạ. Chúng tôi muốn tiếp tục di chuyển bằng máy bay trực thăng.
- Sẽ có máy bay đợi sẵn.
- Cảm ơn Giám đốc.
- Từ bây giờ đến lúc có thêm thông tin chính xác, cô hãy nhớ phải thật thận trọng. Đừng nói thêm gì nữa. Những nghi ngờ của cô đã khiến những nhân vật quyền thế vô cùng lo lắng.
Tench, Rachel nghĩ, cô thầm ước giá như báo được cho Tổng thống tin này ngay từ đầu.
- Tôi đang lái xe, trên đường đến điểm hẹn với người mà chúng ta đang quan tâm. Bà ta muốn gặp riêng tôi ở nơi kín đáo. Sẽ biết thêm rất nhiều điều.
Pickering đang lái xe đến điểm hẹn với Tench sao? Nếu bà ta nhất định không chịu nói trên điện thoại thì chắc hẳn thông tin đó phải vô cùng quan trọng…
Pickering nói:
- Không được thông báo toạ độ của cô cho bất kỳ ai. Và không liên lạc bằng sóng vô tuyến nữa. Rõ chưa?
- Rõ, thưa Giám đốc. Hẹn gặp tại GAS-AC sau một giờ nữa.
- Phương tiện sẽ đợi sẵn. Khi đã đến đích cuối cùng thì cô hãy gọi cho tôi bằng đường dây an toàn hơn. - Ông ngừng một lát. - Tôi nhắc lại thận trọng là cần thiết cho sự an toàn của cô. Tối nay cô đã có những kẻ thù mới đầy quyền lực. Phải thật thận trọng.
Pickering tắt máy.
Rachel quay sang Tolland và Corky, đầy âu lo.
- Thay đổi địa điểm nữa à? - Tolland lên tiếng, ánh mắt đầy dò hỏi.
Rachel gật đầu, miễn cưỡng trả lời:
- Đúng thế. Đến tàu Goya.
Corky thở dài, đưa mắt nhìn mẫu đá trong tay.
- Tôi vẫn không thể tin rằng NASA có khả năng… - Corky bỏ lửng câu nói, mỗi lúc trông ông một mệt mỏi.
Chúng ta sẽ biết nhay thôi mà, Rachel nghĩ.
Cô mang máy điện thoại sang trả cho buồng lái: Nhìn những đám mây bàng bạc dưới ánh trăng như đang đuổi theo máy bay, cô linh cảm những gì phát hiện được ở phòng thí nghiệm trên tàu Goya sẽ không thể khiến họ vui lòng.
95.Lái xe dọc đại lộ Leesburg Pike, William Pickering lại cảm thấy cô đơn trống trải. Đã gần hai giờ đêm, đường vắng tanh. Không biết bao lâu rồi mới lại có lúc ông tự lái xe lúc khuya khoắt thế này.
Giọng nói chát chúa của Marjorie Tench lại vang lên trong trí não ông. Gặp nhau ở chân tượng đài FDR.
Pickering nhớ lại lần gần đây nhất ông gặp trực tiếp Marjorie Tench - lần nào gặp bà ta là lần đó thấy khó chịu. Hôm ấy cách đây hai tháng. Tại Nhà Trắng. Bà ta ngồi đối diện ông, bên chiếc bàn gỗ sồi dài, cùng với đại diện của Hội đồng An ninh quốc gia, các tổng tư lệnh CIA, Tổng thống Herney, và Giám đốc NASA.
- Thưa các vị. - Giám đốc CIA lên tiếng, hướng thẳng về Marjorie Tench. - Lại một lần nữa, tôi phải lên tiếng yêu cầu các vị tìm biện pháp xử lý cuộc khủng hoảng về an ninh hiện nay của NASA.
Tuyên bố này chẳng khiến bất kỳ ai trong căn phòng đó ngạc nhiên. Những sơ suất về bảo mật của NASA đã trở thành cái gai trong mắt giới an ninh từ bao lâu nay. Cách đó hai hôm, bọn tin tặc đã tải trộm được từ cơ sở dữ liệu của NASA hơn ba trăm bức ảnh chụp bề mặt trái đất có độ phân giải cao của vệ tinh nhân tạo. Trong số những bức ảnh bị tuồn ra chợ đen lần này có cả hình ảnh căn cứ huấn luyện quân sự bí mật của Hoa Kỳ ở Nam Phi. Và rất có thể các thế lực thù địch ở Trung Đông đã mua được chúng.
- Dù không cố ý, - Giám đốc CIA tiếp tục nói, vẻ lo lắng. - NASA tiếp tục là một để doạ đối với an ninh quốc gia. Nói một cách đơn giản, cơ quan nghiên cứu vũ trụ của chúng ta không có các biện pháp bảo mật đủ mạnh để bảo vệ chính những phát kiến của họ.
- Tôi cũng thấy là đã có những sai lầm đáng tiếc. - Tổng thống lên tiếng. - Những rò rỉ thông tin kiểu này rất nguy hiểm, và tôi thấy rất lo về điều đó. - Ông hướng về phía Giám đốc NASA, Lawrence Ekstrom đang lầm lì ngồi trong một, góc. - Tất cả chúng ta đều muốn có những biện pháp thích hợp để thắt chặt an ninh cho NASA.
- Xin được mạn phép Tổng thống, - Giám đốc CIA lên tiếng, mọi biện pháp sẽ đều vô hiệu nếu NASA vẫn không có cơ quan chủ quản mới là Cộng đồng An ninh quốc gia.
Lời nói của ông ta khiến mọi người trong phòng bắt đầu xì xào bàn tán. Ai cũng hiểu ông ta muốn nói lên điều gì.
- Như các vị đã biết, - Giám đốc CIA nói tiếp, giọng sắc lạnh, - Tất cả những đơn vị sử dụng thông tin tình báo đều phải tưân thủ quy chế bảo mật nghiêm ngặt. Quân đội, CIA, NSA, NRO đều phải tuân thủ những quy định rất chặt chẽ về việc bảo mật những thông tin thu thập được cũng như những công nghệ tiên tiến có được. Trong khi đó NASA đang hàng ngày hàng giờ tạo ra những thành tựu về khoa học vũ trụ, chụp ảnh kỹ thuật bay, phầm mềm máy tính do thám và thông tin liên lạc. Xin hỏi các vị, tại sao cơ quan này lại được phép nằm ngoài sự quản lý của hệ thống an ninh quốc gia?
Tổng thống thở dài nặng nề. Đề xuất này quá rõ ràng. Tái cơ cấu lại NASA để nó trở thành thành viên của Cộng đồng An ninh quốc gia.
Mặc dù nhiều cơ quan khác đã bị tái cơ cấu theo kiểu này. Tổng thống không muốn để cho Lầu Năm Góc, NRO, CIA hay bất kỳ cơ quan an ninh nào khác quản lý NASA. Hội đồng An ninh Quốc gia đã bắt đầu bị chia rẽ về vấn đề này, một số tán đồng quan điểm vừa nêu.
Trong những cuộc họp như thế này, Lawrence không bao giờ thấy thoải mái, và hôm nay cũng vậy. Ông nhìn Giám đốc NASA một cách khó chịu.
- Tôi buộc phải nhắc lại với các vị rằng những phát minh của NASA không nhằm mục đích quân sự mà là vì khoa học thuần tuý. Nếu các vị thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia muốn bắt chúng tôi hướng kính viễn vọng về phía Trung Quốc thay vì quan sát bầu trời thì đó là việc riêng của các vị.
Giám đốc CIA hình như đã giận sôi lên.
Pickering nhận thấy vẻ bực bội của ông ta và lên tiếng.
- Larry này, - Ông nói thật thận trọng - năm nào NASA cũng phải bò lên trước Quốc hội để xin tiền. Các anh chẳng bao giờ có đủ tiền để chi cho các dự án của mình, và cái giá phải trả là những dự án thất bại liên tiếp. Nếu NASA chịu sự quản lý của Cộng đồng An ninh quốc gia thì sẽ không còn cái cảnh phải ngửa tay xin tiền như thế nữa. Các anh sẽ được hưởng nguồn tài chính trong ngân sách bí mật, và dĩ nhiên là sẽ được nhiều tiền hơn. Cả hai bên đều được lợi. NASA sẽ có đủ tiền để chi cho các dự án, và Cộng đồng An ninh sẽ được ăn ngon ngủ yên vì không còn phải lo lắng về chuyện bảo mật các anh nữa.
Ekstrom lắc đầu:
- Về nguyên tắc, tôi không thể chấp nhận để xếp NASA vào chung một rọ với các cơ quan an ninh, chúng tôi chẳng liên quan gì đến lĩnh vực đó hết.
Giám đốc CIA đứng phắt dậy, một hiện tượng hiếm hoi khi Tổng thống đang ngồi. Chẳng ai tỏ ý ngăn cản. Ông ta giận dữ quắc mắt nhìn Giám đốc NASA:
- Anh nói là những công nghệ của các anh không liên quan gì đến an ninh quốc gia hả? Lạy Chúa tôi, liên quan nhiều lắm đấy Larry ạ. Chính thế mạnh về khoa học và kỹ thuật là yếu tố sống còn cho an ninh của đất nước này. Và dù muốn dù không, các anh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển khoa học - kỹ thuật. Điều đáng buồn là mạng lưới an ninh của các anh thủng chi chít chẳng khác gì cái giần, và không biết bao nhiêu lần đã mắc sai lầm rồi!
Căn phòng chìm trong yên lặng.
Lần này đến lượt Giám đốc NASA đứng dậy, mắt long sòng sọc nhìn thẳng vào người vừa công kích mình.
- Anh muốn đem nhốt kín hai mươi ngàn nhà khoa học của NASA vào các phòng thí nghiệm bí mật và bắt họ phải làm việc cho các anh à? Anh nên nhớ rằng nếu không vì niềm đam mê khoa học của họ thì chúng tôi đã không thể chế tạo được những kính viễn vọng cực mạnh để quan sát bầu trời. NASA tạo ra được những đột phá ngoạn mục chỉ vì một lý do duy nhất - các nhà khoa học của chúng tôi muốn khám phá vũ trụ. Họ là những người biết mơ mộng, và có niềm đam mê, luôn khát khao hiểu biết. Niềm đam mê và khát vọng chính là hai động lực thúc đẩy chúng tôi tiến bộ, chứ không phải những mối quan tâm về an ninh quốc gia.
Pickering hắng giọng, rồi nhẹ nhàng nóil cố làm dịu bầu không khí đang gay gắt:
- Larry này, tôi tin chắc là anh ấy không hề có ý bắt các nhà khoa học của anh chế tạo vệ tinh do thám đâu. Tôn chỉ của NASA sẽ không thay đổi gì hết. NASA vẫn sẽ hoạt động y như trước, chỉ khác là giờ các anh có nhiều tiền hơn và mức độ bảo mật cao hơn. - Lúc này Pickering quay sang nói với Tổng thống - Các biện pháp bảo mật đều tốn kém, tất cả những người có mặt ở đây đều biết rằng những rò rỉ thông tin của họ là do phải chịu cảnh giật gấu vá vai. NASA phải chi tiêu dè sẻn, bớt chút các khoản đáng phải chi cho công tác bảo mật, tham gia vào các dự án liên doanh với các quốc gia khác để bớt gánh nặng tài chính. Tôi đề nghị là NASA cứ việc đóng vai trò nghiên cứu khoa học thuần tuý của họ, nhưng với ngân sách lớn hơn và cẩn mật hơn.
Một số thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia gật đầu tán thưởng. Tổng thống chậm rãi đứng dậy, nhìn thẳng vào William Pickering, rõ ràng không vừa lòng với những gì ông vừa nói.
- Bill tôi xin hỏi anh một câu: NASA đang mơ ước đặt chân lên sao Hoả vào thập niên tới. Cộng đồng An ninh Quốc gia liệu có bằng lòng chia sẻ phần lớn ngân sách của họ cho việc đưa con người lên sao Hoả hay không? Sự kiện đó sẽ mang lại lợi ích gì cho an ninh quốc gia nào?
- NASA sẽ được phép làm những gì họ muốn.
- Được phép cái cơn tườu! - Herney gầm lên.
Ai nấy đều trợn tròn mắt. Tổng thống Herney không mấy khi văng tục.
- Có một điều tôi đã học được kể từ khi ngồi trên ghế Tổng thống. - Ông nói tiếp. - Kẻ nào có tiền thì kẻ đó có quyền. Tôi không đồng ý để NASA chịu sự quản lý của những cơ quan không có cùng tôn chỉ hoạt động với họ. Chẳng khó gì mà không tưởng tượng được NASA có được phép tiếp tục làm khoa học thuần tuý nữa không nếu hầu bao của họ lại nằm trong tay quân đội.
Herney, đưa mắt nhìn một lượt khắp phòng, rồi chăm chăm nhìn William Pickering.
- Bill này, - Herney thở dài - anh hơi thiển cận khi không muốn cho phép NASA tham gia vào các dự án liên doanh với các quốc gia khác. Ít nhất thì cũng có người đang cộng tác rất tích cực với Nga và Trung Quốc. Hoà bình trên thế giới này sẽ được kiến lập không phải chỉ bằng sức mạnh quân sự. Nó sẽ nở hoa bởi những con người một lòng chung sức với nhau bất kể những thiên kiến khác nhau của Chính phủ mỗi nước. Xin được khẳng định rằng những dự án liên doanh của NASA đóng góp cho hoà bình thế giới nhiều hơn những vệ tinh nhân tạo nhiều tỉ đô la đấy. Và nhờ có họ, chúng ta có quyền hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn nhiều.
Pickering cảm thấy cơn giận dữ như đang ngấm vào từng chân tơ kẽ tóc của ông. Làm sao Tổng thống dám ăn nói kiểu đó với mình cơ chứ. Ý tưởng của Herney chỉ phù hợp với các phòng họp mà thôi, chứ ngoài đời thật, nó khiến bao người bị chết oan.
- Bill này, - Marjorie Tench nói xen vào, như thể bà ta biết được rằng ông sắp nổi đoá đến nơi - chúng tôi biết anh đã mất một đứa con. Tất cả mọi người ở đây đều biết chuyện này động chạm đến những tình cảm rất riêng tư của anh.
Pickering không nghe thlấy bất kỳ điều gì, trừ vẻ kẻ cả của bà ta.
- Nhưng xin các vị nhớ cho rằng Nhà Trắng hiện đang giữ hàng đống tài liệu về những nhà đầu tư đang có tham vọng kinh đoanh trong vũ trụ. Tôi xin khẳng định rằng, bất chấp tất cả những sai sót của họ, NASA vẫn luôn là người bạn lớn của ngành an ninh. Còn các anh thì lúc nào cũng chỉ biết chăm chăm bắt lỗi người khác thôi.
Tiếng động ầm ầm từ trên cao vọng xuống lôi Pickering về với thực tại. Sắp đến chỗ ông phải rẽ rồi. Gần đến lối rẽ vào thủ đô, ông thấy một con nai chết máu me đầm đìa nằm bên vệ đường như thể báo điểm gở. Ông chợt thấy hơi do dự, nhưng vẫn cứ đi tiếp.
Ông sắp có cuộc hẹn.

Chương trước Chương sau