Điệp viên giữa sa mạc lữa - Chương 12

Điệp viên giữa sa mạc lữa - Chương 12

Điệp viên giữa sa mạc lữa
Chương 12

Ngày đăng
Tổng cộng 25 hồi
Đánh giá 8.8/10 với 55237 lượt xem

Trở lại cuộc sống lành mạnh, có nghề nghiệp chính đáng, Phù Ninh Đa từ chỗ chấp nhận hy sinh đời con gái, hầu hạ Trinquier và Lucien Conein, hai tên sĩ quan tình báo Pháp, Mỹ nay đã biến đổi hoàn toàn cả hình thức lẫn tâm hồn. Sau những ngày được ấp ủ vỗ về trong tình thương của Linh Phương tự nhận làm chị nuôi, Phù Ninh Đa tỏ ra rắn rỏi, vui tươi trông thấy. Nàng được Linh Phương tin cậy giao quản lý cửa hàng buôn bán xe gắn máy Nhật và vải ngoại nhập, cửa hàng cớ lớn giữa khu thương mại Chợ Lớn. Hai tòa lầu đúc cạnh nhau chiếm trọn góc đầu đoạn đường vòng cung đại lộ Khổng Tử, tấm bảng hiệu chạy dài hơn mười mét kẻ ba thứ chữ Hoa, Anh, Việt: Công ty xuất nhập khẩu Sài Kinh Vĩ. Một bên đặt văn phòng giao dịch, bên kia là cửa hàng với những dấy tủ kính ngang dọc đầy vải lụa màu. Một khoảng trưng bày những mẫu xe gắn máy Nhật kiểu mới đang là loại hàng được nhiều người ưa chuộng. Nhờ biết nói tiếng Pháp, tiếng Mỹ, lại thông thạo ngôn ngữ Trung Hoa như tiếng Việt, Ninh Đa quá đủ tiêu chuẩn giữ chức vụ cửa hàng trưởng, giới người Hoa gọi là kinh lý, của cửa hàng công ty thương mại. Nàng được chủ nhiệm họ Sài, chồng Linh Phương trọng nể.
Linh Phương vừa qua đã tâm sự với Vũ, "Chúng em cùng chung một cảnh ngộ, cùng có quãng đời chìm sâu tận đáy xã hội. Đau xót, tủi nhục, tự nhiên gắn chặt chúng em thành ruột thịt. Rất biết ơn anh đã mang đến cho em một đứa em hơn tình máu mủ. Nhờ nó, em có đủ nghị lực dựng lại cuộc sống như hôm nay. Hạnh phúc đang bao bọc tâm hồn hai đứa. Cầu trời cho chúng em được sống mãi bên nhau!" Vũ đã xúc động trước tấm lòng chân tình của Linh Phương và mừng thầm cho Ninh Đa, hai cô gái bất hạnh đã tìm đến nhau kịp thời. Vốn bản chất thiện lương, họ mau chóng trở lại cuộc sống lành mạnh, bây giờ thì họ cần, rất cần có nhau, mặc nhiên cả hai cùng có ý nghĩ mang ơn Lê Nguyên Vũ, người bạn tốt đúng với ý nghĩa của nó.
Cũng như mọi buổi sáng, Phù Ninh Đa trong bộ đồng phục áo sơ mi trắng ngắn tay, váy xếp đen quá gối, hòa lẫn trong mười cô gái người Hoa làm việc trong cứa hàng. Nàng nhanh nhẹn đi qua các quầy hàng, tủ hàng, kiểm tra lại như thường lệ. Với làn da hồng hào mạnh khỏe, cặp mắt long lanh đen hơn, hài hòa với nụ cười tươi trẻ, Ninh Đa chan hòa tình cảm với các cô nhân viên bán hàng. Không hề phân biệt; họ ríu rít chào nhau thân thiết. Như bằng lòng trước sự sạch sẽ, ngăn nắp, hấp dẫn của toàn cửa hàng, Ninh Đa trở lại phòng riêng dành cho vị trí kinh lý, điều khiển công việc khá bận rộn của công ty xuất nhập khẩu, có doanh số lớn nhiều triệu đồng, vốn góp do các cổ động viên vô danh giao toàn quyền cho tổng kinh lý Sài Kinh Vĩ hoạt động. Lúc đó một chiếc xe hơi mang biển số dân sự dừng trước cửa công ty. Một người Mỹ trung niên rời xe đi vào. Hắn mỉm cười chào cô gái Hoa trực cửa, và bằng tiếng Quảng Đông, hắn lễ độ:
- Tiểu thư làm ơn cho tôi hỏi thăm, ở đây có tiểu thư Phù Ninh Đa làm việc không?
- Thưa có. Tiểu thư Ninh Đa là kinh lý của cửa hàng chúng tôi, ông cần gì kia?
Người Mỹ vui vẻ:
- Tôi là người quen của tiểu thư Ninh Đa, xin báo giúp, có Lucien Conein đến thăm.
Cô gái săn đón:
- Xin ông chờ cho giây lát, tôi vào báo ngay.
Vài phút sau, cô gái trở lại lễ phép:
- Xin mời ông vào, tiểu thư Ninh Đa chờ ông.
Conein đi theo cô gái qua hai dãy tủ kính đầy vải lụa đến trước căn phòng trong cùng, cô gái mở cửa nhường cho người Mỹ vào, và khép lại.
- Ninh Đa, em yêu đấy ư?
Conein vui mừng reo lên khi thấy cô gái, trong khi Ninh Đa lạnh lùng, nhẹ gật đầu chào và giơ tay cho hắn bắt:
- Anh về Sài Gòn hồi nào?
Cả bai ngồi đối diện trên hai chiếc ghế dành tiếp khách cạnh bàn làm việc của Ninh Đa, Conein tỏ ra ngớ ngàng trước thái độ thờ ơ của cô nhân tình:
- Anh về tối hôm qua. Đọc mảnh giấy em để trên bàn, biết em đã đến làm việc ở đây. Sáng ra anh vội đến ngay. Hình như anh có gì đó để em giận?
Ninh Đa thầm nghĩ, nàng không phải giận mà đã hận hắn. Thấm thía sự tủi nhục cực độ đêm nào, Ninh Đa nhìn xói vào mắt Conein vẫn đang soi mói ngó lại, nàng dằn giọng:
- Anh đã mưu đồ trao tôi cho tên đại úy bạn anh, phải vậy không? Nhưng không chỉ một mình hắn, mà cả bốn tên luân phiên hãm hiếp tôi. Ninh Đa uất ức đột ngột đến nghẹn lời, nước mắt ứa ra, nàng lắc đầu như cố xua đuổi hình ảnh ghê tởm mà nàng đã cố quên đi. Tên thiếu tá Mỹ sửng sốt:
- Peager đã xử tệ với em? Vì thế mà em đã bỏ nhà đi, không chờ anh?
Ninh Đa gật đầu. Conein thốt lên lời chửi rủa bằng tiếng mẹ đẻ:
- Son of the bitch! (Đồ chó đẻ)
Rồi bằng tiếng Pháp, hắn thấp giọng:
- Anh thề có Chúa, không hề có ý xấu như em nghĩ. Anh phải trị thằng khốn nạn đó, bắt nó phải xin lỗi em.
Ninh Đa bình tĩnh trở lại, nàng vẫn nhìn thẳng vào mặt Conein, và nhếch môi cười mỉa mai:
- Và trị luôn cả mấy tên trung tá cấp cao hơn anh nữa ư? Anh chẳng làm gì được chúng đâu khi hành động thú vật của chúng đã thành thói quen không còn nhân tính, không chút xúc động trước sự van xin, kêu khóc của người con gái yếu đuối, chúng đâu còn biết gì lỗi phải nữa.
Tên thiếu tá Mỹ thiểu não lắc đầu, hắn biểu lộ sự thương xót Ninh Đa thực lòng:
- Tội nghiệp cho em. Lỗi do anh một phần anh quá tin Peager. Vậy anh phải làm gì đây để em khỏi giận?
Ninh Đa dứt khoát:
- Em đã tìm được việc làm, chỗ ở, được sống yên và chi cần anh để em sống yên là đủ.
Công cứu em thoát tay bọn phỉ Tàu, mấy năm qua phục vụ các anh, coi như em đã trả sòng phẳng.
Conein kêu lên như bị điện giật:
- Ninh Đa, em nói gì vậy? Anh đã đối xử với em như người bạn thân yêu nhất. Em đã nghĩ sai về anh đấy.
- Có thể em nghĩ lầm về anh, nhưng em không nghĩ lầm về những người Mỹ bạn của anh.
Ninh Đa cười chua chát, tiếp:
- Chúng, những con thú rừng đã hành hạ tàn nhẫn thân em không kể sống chết...
Hầu như không chịu nổi, Conein rầu rĩ:
- Anh van em đừng nhắc đến nữa. Chính anh cũng đang giận sôi lên đây. Dù sao thì anh đã có lỗi lỗi rất nặng Ninh Đa ạ?
Nhớ lời Vũ dặn "...khi Conein biết nhận lỗi cứ để hắn nối lại quan hệ với em trong giới hạn bạn bè. Chúng ta cần sự an toàn, và qua hắn, em có cơ hội gặp lại trung tá Trinquier." Ninh Đa dịu giọng:
- Em cố quên để được sống yên sau tai nạn khủng khiếp đó. Nhưng hôm nay gặp anh, em buộc phải kể lại.
Conein vẫn bằng hai bàn tay to lớn ấp chặt bàn tay cô gái:
- Em còn tin anh là hạnh phúc cho anh rồi...
Hắn lái câu chuyện sang hướng khác:
- Bằng cách nào em tìm ra chỗ làm ở đây, mà còn quản lý một cửa hàng cỡ lớn này?
- Đây là công ty xuất nhập khẩu của chồng chị Linh Phương đấy.
- Linh Phương? Bạn thân của Trinquier?
- Vâng chính chị ấy. Sau cái chết của ông Tư Hiểu ít lâu, chị Linh Phương đã chính thức kết hôn với anh Sài Kinh Vĩ, con trai một thương gia Hoa kiều ở Đà Nẵng. Chị ấy đã hy sinh đời con gái đổi lấy sự trung thành của Tư Hiểu với người anh họ. Tư Hiểu chết đã giải thoát cuộc sống tủi nhục suốt mười năm, bây giờ hạnh phúc đã đến với chị ấy. Còn em, hồi Trinquier về nước, có dặn em khi gặp khó khăn đến nhờ chi Linh Phương giúp đỡ. Em đã làm đúng lời dặn đó.
Trong câu chuyện Ninh Đa đã cố ý không nhắc đến Vũ.
- Và được Linh Phương nhận giao cho việc làm?
- Vâng không chỉ có việc làm mà còn có chỗ ở, có cả tình thương ruột thịt chi ấy dành cho em.
Vẫn không rời bàn tay Ninh Đa, Conein vỗ về:
- Vậy em không trớ lại với anh nữa sao?
Ninh Đa lắc đầu:
- Không! Em sợ lắm rồi. Anh còn nhớ chứ, anh đã hứa với Trinquier bao bọc em tới khi em kiếm được chồng, và cũng chính anh nói trước khi đi Thái Lan, em cần có việc làm, cần có chồng....
- Anh nhớ. Nhưng hiện giờ em chưa có...
- Mà dù lấy chồng rồi, em có thể qua lại với anh, tình cảm giữa chúng ta không có gì thay đổi.
Ninh Đa nhỏ nhẹ:
- Em sẽ có người yêu và đến lúc em phải có chồng để có cuộc sống như mọi người, anh Conein ạ. Với anh... vâng, chi còn là tình bạn, em tin anh đối xử đúng đắn với em.
- Cám ơn Ninh Đa đã tin anh. Nhưng thực lòng anh không muốn mất em trong những ngày còn ở lại Việt Nam công tác. Em biết đấy, anh không có bạn gái nào khác ngoài em. Nớ nào bỏ anh cô đơn?
Ninh Đa ngước nhìn thẳng vào cặp mắt xanh lơ của Conein, giọng nàng đanh lại:
- Em là gái Việt, em sẽ lấy chống người Việt. Tập tục xã hội sẵn sàng bao dung, tha thứ cho người con gái lầm lỡ lúc đầu, nhưng khi đã trở thành người vợ sẽ không được tha thứ nữa nếu cố tình quan hệ bất chính. Em phải bảo vệ hạnh phúc cho người mình yêu và hạnh phúc của chính mình. Anh hiểu cho em.
Conein buồn bã thở dài, hắn thả tay cô gái, ngồi thẳng lên dựa lưng vào ghế, chậm rãi lấy gói thuốc trong túi, gắn một điếu lên môi, bật quẹt hút. Cặp mày co lại, hắn nheo mắt đăm chiêu nhìn làn khói vươn cao. Cả hai im lặng. Lát sau hắn ngập ngừng:
- Công việc của anh phải ở luôn bên Bangkok, ba bốn tháng mới có dịp về Sài Gòn gặp cấp trên. Anh hy vọng mỗi lần về, lại được gần gũi em ít ngày... Mời em khiêu vũ, đi ăn với nhau... em dành cho anh những ngày hạnh phúc....
Ninh Đa cầm chiếc gạt tàn thuốc sạch nguyên đặt trước mặt Conein để kéo dài sự suy nghĩ "Có thể được chứ, nhưng xin anh giữ đúng giới hạn tình cảm bạn bè. Vượt quá phạm vi buộc em phải cắt đứt quan hệ..." Và để bớt căng, Ninh Đa ngước mắt nhìn lên, cười nhẹ:
- Chẳng lẽ anh thương em mà không lo hạnh phúc tương lai cho em sao?
Conein phát hiện ra cô nhân tình dễ bảo ngày nào đã hoàn toàn thay đổi, và đúng lúc này hắn mới thấy vẻ đẹp lành mạnh, trong sáng của cô gái, toát ra uy lực đủ chế ngự hắn. Hắn trở nên dè dặt, trong lòng không khỏi tiếc nuối những ngày gần gũi dễ dàng đã không nhận ra ở Ninh Đa cái vẻ đẹp kiêu sa đó. Conein đành xuống nước:
- Tất nhiên anh có bổn phận trân trọng hạnh phúc của em, và xin hứa giữ đúng giới hạn em dành cho anh để không bị mất em, mất hết?
Mắt nàng rực sáng lộ rõ tâm hồn nàng đang rực sáng. Đến đây nàng chắc chắn đã giải tỏa xong mối băn khoăn dằn vặt nàng suốt mấy tháng chờ Conein trở lại. Với nụ cười cởi mở hơn, Ninh Đa đưa tay cho Conein bắt:
- Cảm ơn anh! Em có giờ rảnh mỗi chiều cuối tuần từ sáu giờ đến khuya, anh có thể đến đón em. Anh nhớ cho, chi Linh Phương rất nghiêm khắc, chị đã tạo lại cuộc sống cho em, em phải vâng lời.
Nàng đứng lên có ý đuổi khách, nhưng tên thiếu tá Mỹ chưa muốn rời đi, với giọng năn ni:
- Ninh Đa, số tiền anh để lại trước khi đi Thái Lan tại sao em không sử dụng, còn y nguyên trong tủ. Em giận anh đến mức đó ư? Anh không có nhiều, nhưng đâu phải thiếu thốn. Anh đã dành cho em được năm mươi ngàn đô đứng tên em ở ngân khoản tại ngân hàng, định chờ khi em lấy chồng anh mới đưa, nhưng bây giờ thì cũng đúng lúc giao trước cho em, em tự giữ lấy.
Hắn rút trong túi ra tập phong bì đặt vào tay cô gái. Ninh Đa suy nghĩ và quyết định khá nhanh. Hiện giờ nàng có cuộc sống đầy đủ, hơn nữa Linh Phương sẵn sàng cho nàng số tiền có thể nhiều hơn khi cần đến, nhưng với Conein nàng chẳng có gì phải giữ thế, mà đó là sự sòng phẳng. Sẽ có nhiều dịp sử dụng nó, giúp người gặp cảnh khó khăn trống cái xã hội đầy rẫy đau thương này. Nàng nhận mà không cảm ơn: - Được thôi, nhưng anh có nghĩ rằng những đồng đô-la này là để xóa đi...
Conein hoa tay chặn lại:
- Không? Anh không có ý nghĩ xấu đâu, chỉ với lòng chân thành...
Và để Ninh Đa không kịp thay đổi ý kiến, hắn kết thúc:
- Rất cám ơn em đã nhận cho anh. Tối thứ bảy tới chúng ta sẽ gặp lại, nói chuyện nhiều.
Conein đứng dậy, Ninh Đa không tránh né khi hắn đặt chiếc hôn lên trán nàng.
Chỉ còn một mình trong phòng, Ninh Đa thả người xuống ghế nhắm mắt, thở ra. Nàng có cảm tưởng vừa cất được gánh nặng trên vai xuống sau một đoạn đường dài lên dốc như ngày nào còn ở quê nhà. Mối lo duy nhất đối với tên thiếu tá CIA mà suốt mấy tháng ám ảnh nàng, coi như đã dứt khoát giải quyết. Nỗi mừng kéo đến, lùa hết sự mệt mỏi trong thời gian căng thẳng vừa qua, Ninh Đa chồm lên ấn nút điện thoại, giọng nàng như reo lên:
- Chị Linh Phương!
- Chị đây! Có gì đó Ninh Đa?
- Conein vừa đến tìm em, hai đứa nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ. Hắn không hề gây khó khăn cho em. Mừng quá chị ơi? Vậy là xong hết.
- Chị mừng cho em đấy. Em lên gặp chị đi nói chuyện dễ hơn.
- Dạ.
Ninh Đa vẫn cầm chiếc phong bì trong tay, lao ra khỏi phòng.
2.
Vì đã hứa đến ăn cơm với vợ chồng Trọng, Lê Nguyên Vũ không kịp về nhà. Anh rời văn phòng Sở nghiên cứu đến thẳng chỗ Trọng, vừa đúng 12 giờ trưa. Trọng vui vẻ đón Vũ từ ngoài cổng.
- Tôi cứ sợ chú bị kẹt công việc không đến.
- Không thấy chị và các cháu? Đâu cả rồi?
- Họ về ngoại từ chiều qua lận. Có giỗ bà. Vắng họ, anh em mình càng tự do nói chuyện. Đã sẵn sàng cả rồi, nào...
Vũ lắc đầu từ chối:
- Cũng định đến chơi với anh lâu để nói chuyện dài dài, nhưng kẹt có việc gấp phải sửa soạn đi Cần Thơ ngay chiều nay nên chỉ có thể ngồi với anh ít phút thôi.
- Chú đi một mình hả? Việc chi phải xuống tới đó?
- Đi vớ i Tuyến, về vụ Hòa Hảo.
- Soái ra hàng rồi còn gì nữa? Bọn Mỹ đang quảng cáo tán dương ông Diệm hết lời mà.
Vấn đề Hòa Hảo coi như ổn.
- Còn nhóm Ba Cụt đó thôi.
Trọng rót la-ve đưa tận tay Vũ, cả hai cùng uống. Trọng tiếp lời:
- Tàn quân Ba Cụt đáng gì nhỉ? Ông ta đang rất nguy ngập, Pháp không ngó tới, Soái bỏ rơi, bị vây chặt suốt ba tháng, hết đạn, thiếu ăn, đã chịu nhận về hàng. Nghe đâu Ba Cụt đã nhận trước hai triệu do chính Lansdale đưa xuống, vậy là hết. Bọn Mỹ cũng nói vậy.
Vũ lái câu chuyện sang hướng khác:
- Anh dạy Pháp văn cho bao nhiêu cố vấn Mỹ?
Trọng rót tiếp la-ve cho Vũ biểu lộ sự săn sóc rất thân tình, và kể:
- Trước đây có ba người học tiếng Pháp, tuần lễ chỉ học bốn buổi chiều tại Văn phòng cơ quan viện trợ Hoa Kỳ, ở đường Ngô Thời Nhiệm. Bắt đầu từ tháng này họ đề nghi tồi mở ra ba nhóm, tăng buổi dạy sáng, chiều và tối cho mỗi nhóm. Nhóm Tòa Đại sứ có Francis Conlon hiện là đệ nhất tham vụ, Franklin đệ nhị tham vụ, Furness, Barnes chưa rõ chức vụ. Nhóm CIA thuộc cơ sở Michigan có Daniel Smith, Brisseau, Reachard Son, đại tá Huss. Nhóm USOM có MacPherson, cô thư ký Bowlin và Mongomery. Tất cả đã học tiếng Pháp cơ bản, bây giờ cần luyện nghe và viết cho đúng, thông thạo hơn. Có dành cho mỗi nhóm một buổi trong tuần, học vỡ lòng tiếng Việt. Công việc của tôi thế đấy. Chú biết không, họ tự ý định lượng khoán cao gấp ba lần lương bộ trưởng. Đã chưa?
- Đã quá chứ! Thích thú là anh được làm thầy cả bọn sứ quán, CIA loại gộc nữa, trong khi anh em ông Diệm chỉ biết gật đầu tuân lệnh họ, ai hơn ai nào? Nhưng trong mấy tháng quan hệ với người Mỹ, anh hiểu họ được gì rồi?
Trọng suy nghĩ giây lát:
- Cái chính là tôi chẳng quan tâm, phần họ cũng dè dặt với mình chú ạ. Tôi lo dạy, họ cần học, mà học có kỷ luật, chăm đúng mức, buộc mình phải tận tâm hơn. Thời gian học rất hạn chế, sít sao, không còn cơ hội chuyện trò, chỉ vài ngày đầu có trao đổi qua lại kiểu xã giao làm quen thôi, tôi chưa hiểu gì về họ cả.
Vũ xúc động trước thái độ và lời nói thật thà của Trọng. Cái vẻ hồn nhiên, vô tâm của anh sẽ giúp cho anh củng cố được sự tin cậy, bọn Mỹ sẽ mất cảnh giác, không đề phòng. Và một lúc nào đó, Trọng có khả năng đột ngột tìm hiểu số tin có tính chiến lược theo yêu cầu của Trung tâm. Từ buổi đầu quen biết rồi hai năm gần gũi, Trọng đã dành cho Vũ tình cảm không khác gì anh em ruột thịt. Đối lại, anh đã có ý nguyện khác dắt người anh kết nghĩa trở về với cách mạng. Hiện nay Trọng có điều kiện khá thuận lợi, có khả năng đi sâu bám bọn cầm đầu tổ chức tình báo Mỹ, sứ quán, và số cố vấn quân sự. Đó là mục tiêu tình báo trọng yếu bậc nhất, không dễ có mấy ai tạo được chỗ đứng chân tốt như thế. Đây cũng là cơ hội để Trọng được cống hiến công đầu, giúp Vũ có quyết tâm mạnh hơn. Muốn đạt đến kết quả Vũ nghĩ, cần phải hết sức thận trọng giữ gìn cho Trọng từng bước đi vững chắc, an toàn. Anh chậm rãi:
- Tuy anh được hai linh mục đủ uy tín đi Mỹ bảo lãnh giới thiệu nhưng không phải vậy mà những người Mỹ học anh thiếu cảnh giác đề phòng. Những người Mỹ cỡ lớn đang học tiếp Pháp, tiếng Việt với anh đó không phải loại tầm thường. Họ đều là những tay lão luyện trong nghề tình báo, hiện đang nắm trọn chính phủ ông Diệm trong tay. Họ đã trả lương cho anh gấp ba lần lương một bộ trưởng đương thời, nhiều quá chứ? Công việc dạy học của anh lại không nặng nhọc, khó khăn bằng công việc của bộ trưởng, vì vậy anh nên giữ gìn, chớ lộ ý tò mò tìm hiểu vu vơ về họ, về hoạt động của họ. Có thể mất việc làm, đôi lúc nguy hiểm, nếu để họ nghi ngờ.
- Tôi hiểu, trước khi đến nhận việc đã ba lần tôi bị thẩm tra, họ ghi âm công khai mỗi lần tiếp xúc. Nhưng lý lịch và quá trình làm việc của tôi rõ ràng minh bạch, họ tỏ ra yên tâm rồi. Và để điều tra cả nhà tôi, cô thư ký Bowlin lấy cớ muốn làm quen "bà giáo", muốn được ăn bữa cơm Việt Nam, đã cùng với tên thông dịch da đen đến nhà tôi một buổi tối thứ bảy. Nhưng mọi việc đều tốt đẹp, kết quả có lẽ họ đã tin mới mở ra ba nhóm học, thế đấy. Còn công việc của chú bên đó ra sao?
Vũ đăm chiêu nhìn khói thuốc. Anh suy nghĩ cách trả lời, nhằm giúp Trọng nắm được vấn đề cụ thể, để từng bước nhận rõ mặt trái cái chính phủ Diệm trong âm mưu của đế quốc Mỹ. Vũ cân nhắc từng câu:
- Công việc chính của tôi là phụ tá cho Tuyến trong công tác Phong Trào Đô Thành, dưới hình thức giúp cho Nguyễn Thiệu. Về Thiệu, tôi giao thiệp mới đây thôi, chưa hiểu sâu, chỉ biết Thiệu được tín nhiệm, có lẽ vì thân sinh ra hắn đồng liêu với ông Diệm. Là một nhà giáo, lém lỉnh, ham địa vị, thích làm giàu, nhưng thiếu năng lực, ít kinh nghiệm hoạt động quần chúng, dù đã là ủy viên Trung ương đảng Cần Lao. Thiệu chỉ biết nhắm mắt chống cộng sản chối chết! Còn "Phong trào cách mạng quốc gia", danh xưng kêu lắm, thực chất là gì? Chỉ là con đẻ của Sở mật vụ. Ông Nhu đang thực hiện kế hoạch "Tát nước bắt cá", và quốc sách "Tố Cộng, Diệt Cộng" rất ác liệt. Phía kia "Phong trào" mở cửa ra đón, người dân cần tạm yên thân phải xô đến nhận thẻ "đoàn viên phong trào". Ông Diệm tự đánh giá sức mạnh của mình bằng con số cả triệu người trên giấy! Còn với Việt cộng thì sao? Ông Diệm định áp đặt cái quốc sách "Tố Cộng, Diệt Cộng" là cụng đầu vào đá. Việt cộng có chính nghĩa, họ đã lãnh đạo toàn dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thành công với trận thắng Điện Biên Phủ vang dội thế giới. Như vậy mà ông Diệm lớn tiếng kêu gào diệt cộng, kỳ cục quá đi chớ, làm sao đánh lận con đen nổi? Ông Diệm còn tự vỗ ngực rêu rao có công đuổi Pháp ra khỏi miền Nam, không đầy hai năm giành độc lập phần nửa nước không tốn viên đạn nào, anh tin được không? Anh và cả tôi nữa, đã mắt thấy tai nghe, tình cảnh khó khăn Pháp buộc phải nhượng bộ Hoa Kỳ, nếu chính phủ Pháp không kịp thời ngàn chặn thì chỉ với Hinh, Vỹ, và bọn Viễn, Soái cũng thừa sức chặt đầu anh em ông Diệm từ đầu năm ngoái rồi. Đồng bào miền Nam hiểu rõ Việt Cộng, anh em ông Diệm cố ý thấy hình đổi dạng Việt cộng thành quỷ dừ, lừa được ai đây? Theo tôi, ông Diệm phải làm cách gì khác kia, tung hỏa mù kiểu đó, khó ăn lắm.
Vũ ngừng lại, cả hai im lặng. Cuối cùng, với thái độ từ tốn, Trọng lên tiếng:
- Tất nhiên những gì chú thấy, tôi thấy, có lẽ nhiều người khác cũng thấy. Nhưng cách nhìn, cách hiểu khác nhau. Theo tôi Mỹ công khai thế Pháp, trực tiếp nắm phần nửa Việt Nam bằng chủ thuyết chống cộng sản bằng danh nghĩa giúp người Việt không cộng sản, nhằm thành lập vòng đai quần sự bảo vệ quyền lợi của họ ở vùng Đông Nam Á, Thái Bình Dương. Tôi cũng đã hiểu, nhóm ông Diệm là đại diện cho tầng lớp quan lại phong kiến, lớp tư sản có hàng chục năm gắn bó quyền lợi với Pháp. Nay Pháp đi, họ phải bám Mỹ, quyết sống chết với quyền lợi, quyết chống Cộng tới cùng! Họ rêu rao Việt cộng là ma quỷ nhưng tránh né danh từ kháng chiến, luận điệu quả khó lọt tai nhân dân nói chung. Nhưng họ còn tin, sẽ có nhiều triệu người nghe họ: nào giáo dân di cư, tín đồ Hòa Hảo rồi Cao Đài, Phật Giáo, v.v... Trong câu chuyện những người Mỹ học tôi, họ nói về cuộc điều tra dân số di cư từ Bắc vào có tới trên hai mươi vạn gái mãi dâm, dân nghiện thuốc phiện, lưu manh, trộm cắp. Không có chỗ nương thân dưới chế độ cộng sản miền Bắc, chúng chạy vào đây tìm "tự do", số này dĩ nhiên ủng hộ chế độ ông Diệm hết mình.
Trọng bật cười, Vũ cũng cười theo, giọng Trọng sôi nổi hơn:
- Tôi nghĩ người Mỹ cũng như anh em ông Diệm phải thấy, phải biết như chúng ta biết, nhưng để đạt được mục đích riêng, họ tìm mọi cách nói sao cho người ta nghe theo. Mặt khác, nhất là người Mỹ, họ tin vào sức mạnh của đô-la. Tiền sẽ làm mờ mất tất cả, xấu sẽ trở nên đẹp, yếu sẽ biến thành mạnh. Tôi đã thấy những khuôn mặt xuất hiện ở Bộ Thông tin trong văn phòng USOM như Phạm Duy, Chu Văn Bình, Vũ Hoàng Chương, v.v... hàng mấy chục tên vô ra với bọn Mỹ. Mới ngửi thấy hơi tiền họ bu lại như ruồi, tán dương, nịnh hót, kiếm chỗ. Những tướng tá thân cận, trung thành vđi Pháp đá chạy đến cúi đầu trước gối ông Diệm như Lê Văn Tỵ, Nguyễn Văn Vĩ, chắc chú cũng đã thấy rồi đấy. Ngay đến các vị linh mục bạn thân của chúng ta cũng thừa nhận Hoa Kỳ là chủ nhân của thế giới, cộng sản chằng qua là căn bệnh giai đoạn, sức mạnh của đô-la và bom nguyên tứ sẻ trị lành mau lẹ. Đấy là cách hiểu của họ. Riêng tôi, được gần gũi chú tôi đã biết nhìn để thấy, biết nghe để suy ngẫm, quả đúng là Pháp rồi Mỹ, cùng hai tập đoàn thân tín, họ không phải vì dân tộc, vì đất nước Việt Nam mà chống Việt cộng, trước hết vì quyền lợi của nước Pháp, bây giờ là của Hoa Kỳ.
Vũ vừa xúc động vừa phấn khởi, chăm chú nghe không sót một lời, một ý nào của người anh kết nghĩa. Rõ ràng Trọng lúc này không phải là Trọng của hai năm về trước, chỉ biết đi làm, kiếm tiền, cầu an và hưởng thụ. Trọng đã quan tâm đến thời cuộc, đã nhận thức tình hình tiến bộ rõ rệt. Vũ chăm chú nhìn vầng trán của Trọng đã lộ vài nét suy tư của lứa tuổi xấp xỉ năm mươi, tuổi của những người trở nên chín chắn tự nhiên theo quy luật. Trọng đốt điếu thuốc mới rồi tiếp:
- Vừa rồi Francis Conlon, đệ nhất tham vụ tòa Đại sứ Mỹ, tay này có cảm tình với tôi nhất, hỏi ý kiến tôi về việc ra ứng cử dân biểu Quốc hội sắp tới. Tôi từ chối ngay. Chú biết đấy tôi chẳng ưa địa vị, tôi chỉ cần làm gì đó có tiền sống an nhàn là nhứt rồi. Conlon tỏ vẻ ngạc nhiên, có thể vì mấy ai từ chối cơ hội bằng vàng này nhỉ?
- Nhưng việc ứng cứ dân biểu, tại sao bọn Mỹ có quyền giới thiệu?
Trọng cười vui vẻ:
- Chú định hỏi thử tôi đấy sao? Chúng ta còn lạ gì quý vị hội đồng do người Pháp xếp đặt trước kia, bây giờ thì ông chủ Mỹ thay thế xếp đặt Quốc hội dân cử. Rồi bên "Phong trào" các chú, đề cử người, tổ chức phòng phiếu, nhóm kiểm phiếu cũng lại do tay chân của "Phong trào" kiêm nhiệm, tất cả là bịp bợm, phải không nào?
- Cứ cho là vậy đi, nhưng làm dân biểu chắc chắn, lại bền, lương cao, nhiệm kỳ bốn năm đấy.
Trọng lắc đầu:
- Chắc chắn ông Diệm trả lương cho quý vị dân biểu ít hơn người Mỹ trả cho tôi chứ.
Còn công việc lâu dài phải nói là phía tôi bền hơn. Hiện nay những người Mỹ cấp cao học tôi, ít ra phải ba năm mới đạt yêu cầu. Tiếp đó đến tất cả nhân viên Mỹ qua công tác tại Việt Nam bắt buộc phải học tiếng Việt hoặc tiếng Pháp. Cả ngàn tên chứ không ít đâu nhé. Chỉ sợ không có đủ thời gian, hoặc họ không được ở Việt Nam lâu thôi. Nghề của tôi bảo đảm hơn anh dân biểu của ông Diệm là cái chắc - Trọng cười lên tiếng - Làm thầy thằng Mỹ khỏe hơn làm đầy tớ cho anh em ông Diệm, chú hiểu không?
Vũ cười thích thú:
- Đúng quá rồi. Này, tôi phải về chuẩn bi đi Cần Thơ, chuyện đang vui, tiếc thật. Thôi để vài hôm nữa sẽ gặp lại bàn tiếp. Anh Trọng ạ, Tuyến đã xin cho tôi căn nhà số 5 Vigerie, trở về tôi sẽ dọn đến chỗ ở mới.
- Nhất chú rồi, con đường đó yên tĩnh đấy.
Trọng đứng lên đưa chân Vũ ra tận cổng, còn dặn:
- Công việc xong, về cho tôi biết tin ngay nhé, chắc có nhiều chuyện lạ được nghe chú kể lại.
Bắt tay Trọng thật chặt, Vũ hứa:
- Tất nhiên là phải thuật lại tất cả anh nghe.
Xế trưa, trời Sài Gòn vẫn nắng gay gắt. Vũ cho xe phóng nhanh trên đường mới đổi tên,
đại lộ Trần Hưng Đạo. Hai bên đường những khoảng trống còn hoang lầy hôm nào nay đã mọc lên những căn phố khang trang khép kín. Thành phố đổi mới từng ngày đúng với ý đồ của bọn thực dân kiểu mới.
3.
Ra đến Phú Lâm hai chiếc xe tăng tốc độ, bám nhau lao nhanh trên lộ 4. Đồng bằng phía trước mở ra mênh mông không giới hạn tầm mắt, xa xa trời đất như nối với nhau, nắng chiều mạ vàng mặt đường trải nhựa, nổi bật viền xanh nén cỏ hai bên. Gió lùa hơi mát từ biển Nam về, không gian trong như ngọc phách.
Vũ ngồi cạnh Trần Kim Tuyến ở ghế sau chiếc Fiat mang biển số công xa. Phía trước, tên trung úy cảnh vệ ngồi bên tài xế. Chiếc xe Land Rover với bốn tên cảnh vệ "võ trang đến tận răng" kèm sát đằng sau tựa bóng với hình. Có lẽ công việc chuyến đi đã bàn kỹ hồi sáng nên Tuyến không đề cập thêm với Vũ từ lúc lên xe, hắn chỉ căn dặn lái xe tranh thủ đến Cần Thơ càng sớm càng tốt. Mãi đến giờ, Tuyến mới ghé vào vai Vũ, nói vừa đủ nghe:
- Đêm nay chắc không nhắm mắt được đâu. Chúng mình cố ngủ trên xe vài tiếng lấy sức chiu đựng.
Hắn sửa ghế ngồi, ngả đầu ra thành ghế. Vũ cười nhẹ, gật đâu đồng tình. Nhưng anh không thể ngủ khi trong đầu mình còn vướng víu nhiều vấn đề cần toan tính. Anh chuyển người sát lại góc cửa xe, đốt thuốc hút rồi chìm trong suy nghĩ.
Vũ nhớ lại những gì Trọng đã nói hồi trưa, việc anh ta quan hệ với những tên Mỹ cỡ bự, những tên CIA cáo già. Bọn chúng từng khuynh đảo nội bộ nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của đế quốc Mỹ, thực hiện sách lược toàn cầu. Bây giờ là thời điểm chúng tập trung tại đây, gạt thực dân Pháp đi, trực tiếp nhúng tay vào xây dựng tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm. Đồng bào miền Nam ta phải đối đầu với một âm mưu, một hiểm họa chắc chắn quyết liệt hơn, tàn bạo hơn, thâm độc nhất ở cách thực hiện dưới làn hỏa mù đô-la làm điên loạn thêm những kẻ vốn đã phản bội Tổ Quốc. Sau khi báo về trung tâm đã tạo xong chỗ đứng trong cơ quan đầu não của địch, Vũ đã nhận ngay được phương hướng hoạt động mới: "Khai thác mâu thuẫn, phân hóa nội bộ địch, tác động làm cho chúng xâu xé nhau?"
Vũ hy vọng ở Trọng đang có cơ hội giúp anh với tới những tên Mỹ cầm đầu, từ đó tìm hiểu âm mưu chung và các kế hoạch thực hiện của chúng kịp thời phục vụ những yêu cầu của Trung tâm. Vũ còn tin cậy vào cảm tình của Phù Ninh Đa, Linh Phương. Cả hai tỏ ra trung thực với anh, coi anh như người anh thân thiết.
Sáng hôm qua, họ vui mừng tìm đến báo tin Conein, tên thiếu tá CIA đã trở lại Sài Gòn.
Họ khoe đã tự giải quyết xong mối băn khoăn dằn vặt mấy thắng liền, không riêng của Ninh Đa mà của cả ba người. Chính anh cũng nghĩ đến trường hợp Conein từ Thái Lan về làm khó dễ Ninh Đa, có khả năng hắn giành giật nàng lại khi hắn có đủ quyền thế, đủ dã tâm, để sử dụng em gái như loại đồ chơi cần thiết. Được tin này, anh mừng thầm cho Ninh Đa, còn mừng hơn nữa, là nàng vẫn nghe theo gợi ý của anh, giữ lại được quan hệ hạn chế trong tình cảm bạn bè với hắn. Hứa hẹn Ninh Đa sẽ tìm hiểu ở Conein số việc khi anh cần đến. Phần Linh Phương không hề giấu giếm đã kể chuyện chồng nàng Hoa kiều Sài Kinh Vĩ, với công ty xuất nhập khẩu vệ tinh trong khu vực kinh tài của Ngô Đình Cẩn, cố vấn chính trị Trung Nguyên, Trung phần và Hải ngoại.
Gần hai năm qua, Cẩn đã cho tay chân vừa giết vừa cầm tù hàng loạt các nhà tư sản ở cố đô Huế, dưới chiêu bài vụ án gián điệp Pháp, để cướp đoạt tài sản và gom hết quyền lợi kinh tế ở các tỉnh miền Trung. Nhưng Cẩn chưa thỏa mãn khi số tài sản vơ vét vào túi hắn, so sánh còn quá nhỏ nhen đối với quyền lợi nằm gọn trong tay vợ chồng Ngô Đình Nhu và bọn tay chân thân tín của Diệm ở Sài Gòn. Thèm thuồng đến phải ganh ty, Cẩn không chiu dừng lại ở mức độ đó, hắn tung chiếc vòi vào Chợ Lớn, ra Vũng Tàu, rồi tràn xuống tới miền Tây, đầu mút cái vòi bạch tuộc gác lên vai tên linh mục Tàu phỉ Nguyễn Lạc Hóa vừa được Diệm phong chỉ huy trưởng đặc khu Hải Yến tại Bình Hưng. Sức hút những chiếc vòi của Ngô Đình Cẩn không kém mãnh liệt, đã làm cho vợ chồng Nhu nhảy dựng lên. Sợ trong nhà nảy sinh tranh chấp, Diệm phải dàn hòa, bênh vực đứa em trai út: "Đáng chi mà chú thím keo kiệt với hắn rứa, dành cho hắn chút đỉnh để nuôi mẹ già chứ cho ai? Hỉ! " Nhắc đến mẹ già, buộc vợ chồng Nhu phải nén giận.
Cùng vào Sài Gòn với Kinh Vĩ, còn nhiều tay chân tin cậy của Cẩn vào theo giành chỗ đứng trong chính phủ và tương lai cả trong Quốc hội. Cặp bài trùng của cố vấn miền Trung lúc này là Lê Quang Tung và Cao Xuân Vỹ lại được chính Ngô Đình Diệm thương yêu như con ruột, ngày đêm cho túc trực bên giường. Cả hai nhận mật lệnh của Cẩn yểm trợ Sài Kinh Vĩ làm ăn, nhờ đó Vĩ đã quy tụ được vài chục thương gia Hoa Kiều ở Chợ Lớn, mở rộng phạm vi hoạt động đủ sức chạy đua với các hệ phái Hoa kiều dưới tay của CIA và tình báo Đài Loan, của vợ chồng Nhu, kể cả tổ chức của Trung Hoa lục đia.
Phần lớn tư sản, con buôn di cư cũng bén nhạy không kém. Không còn chỗ len chân vào hầu hạ vợ chồng Nhu hoặc cậu Cẩn, họ lao xuống Vĩnh Long hiến kế với Đức Cha Ngô Đình Thục. Với những cánh thư riêng của Đức cha bay tới các cơ quan có thẩm quyền, họ chiếm giấy phép khai thác gỗ quý, độc quyền xuất khẩu. Dựa thế ông Diệm cầm quyền, ngay từ lúc đầu còn vang tiếng súng nội chiến, Thục - Nhu, Cẩn đã lo chuyện kiếm tiền. Trong nhà chưa đến nỗi phát sinh mâu thuẫn đối kháng, nhưng ba tập đoàn tay chân của riêng ba anh em họ Ngô đã biểu lộ hành động luật rừng, sần sàng sống chết vì những miếng mồi béo bở.
Dù Linh Phương coi đây chỉ là câu chuyện ngoài lề của đàn bà, nàng cũng đã giúp Vũ hiểu sâu hơn nội tình ba nhóm đồng phò Ngô Đình Diệm, đã phát sinh mâu thuẫn khó mà hòa giải. Địa vị, quyền hạn và tiền bạc sẽ đẩy cả tập đoàn họ Ngô vào chỗ điên loạn, đó là điểm yếu nhất của bọn Diệm, Vũ bắt đầu quan tâm.
Xe dừng lại đột ngột làm Tuyến giật mình tỉnh dậy. Hắn uể oải nhìn ra bên ngoài, ráng chiều rực đỏ màu lửa cháy hắt lên từ phía cửa sông. Chiếc phà chở vài chiếc xe đò về muộn gặp bến Bắc Mỹ Thuận giờ này đã thưa thớt, không cần báo ưu tiên, eả hai xe thong thả lăn bánh xuống phà.
- Tôi ngủ một giấc say sưa thấy khỏe. Anh chợp mắt được không?
Tuyến vừa hỏi vừa đưa thuốc mời Vũ cùng hút.
- Tôi nhắm mắt để đó, dưỡng thần vậy thôi.
Cả hai lại im lặng nhìn cảnh hoàng hôn trên sông. Vũ có cảm tưởng trái đất lúc này quay mau hơn, như vội vã nhấn chìm mảng ráng cuối cùng xuống chân trời, rặng xanh khuất mắt, nắng chiều làm ánh lên những cặp cánh chim nhấp nháy trên tầng cao. Xe qua phà và tiếp tục lên đường. Tự nhiên Tuyến cười lớn, quay đầu nhìn Vũ:
- Anh Vũ này, trong giấc ngủ vừa rồi tôi mơ thấy Ba Cụt, có kỳ không anh? Tôi chưa gặp mặt hắn lần nào mà mơ thấy hắn.
- Có chi lạ, anh chưa gặp nhưng đã thấy hình hắn trong hồ sơ, trên báo chí nhiều lần.
Gần đây anh luôn nghĩ về hắn, nên sinh ra trạng thái đó.
- Có lẽ là vậy. Anh đã tiếp xúc nhiều lần, anh thấy Ba Cụt ra sao?
- Ra sao à? Nhưng anh muốn biết về phương diện nào?
- À, thì nói chung về con người hắn, có thể anh đã có nhận xét riêng, tìm thấy ở hắn một đặc điểm gì đấy.
Vũ suy nghĩ giây lát rồi mới chậm rãi:
- Ba Cụt là loại có máu lạnh, lì lợm không cảm xúc. Hình dáng bên ngoài như một thầy tu, mềm mại thanh thoát, nhưng lại giỏi võ thuật. Lẽ sống của anh ta là đàn bà - không hẳn là mỹ nhân - và anh hùng một khoảnh. Là tín đồ Hòa Hỏa, nhưng chưa chắc đã tin thuyết nhân quả nhà Phật, khi cần chém giết thì chẳng nới tay, miễn đạt được dục vọng.
- Gần đây tôi mới vỡ lẽ - Tuyến nói như vừa có một khám phá - Người Pháp đã sử dụng loại anh chị giang hồ như Ba Cụt, Trình Minh Thế, cũng có cái lý của họ. Với bọn chúng, vừa dễ bảo, vừa không có tư duy phức tạp. Sai giết là giết, chém là chém ngay, chẳng cần hỏi lý do, cũng chằng cần biết cứu cánh của hành động. Theo anh Nhu, ảnh không thích dùng loại dao hai lưỡi này, rõ ràng chúng chỉ cần thỏa mãn dục vọng là chống lại chủ cũ ngay, không chút nghi ngợi. Người Mỹ không khác gì người Pháp trước đây, họ cũng rất sẵn sàng bỏ tiền, bỏ công sức, lôi kéo mấy tay "anh hùng cỡi bò", kể cũng lạ.
- Có gì lạ nhỉ? Nhất là với người Mỹ tôn thờ chủ nghĩa thực dụng, họ ưng người làm được việc cho họ, bằng tay chân không cần bằng cái đầu.
Vũ vừa nói vừa suy nghĩ. Cả Nhu lẫn Tuyến, có thể không bén nhạy để phân tích chăng? Người Mỹ dựng địa vi, tạo uy tín cho Diệm cũng đâu có tiếc tiền, tiếc công sức, trong khi đó lại tiếp tục vun đắp cho nhóm Phan Quang Đán, gợi ý với Diệm mời Đán ra tham chính. Với tham vọng chiếm độc quyền, Diệm thấm nhuần đạo lý "Một nước không thể có hai vua", biểu lộ ngay sự bất bình với người Mỹ, cương quyết bác bỏ việc hợp tác với Đán.
Con bài Phan Quang Đán có đủ tiêu chuẩn thế chân Ngô Đình Diệm luôn là đòn răn đe, Mỹ buộc Diệm phải vâng lời. Anh em ông Diệm không thể cản trở công việc của CIA, nhưng với ý đồ đồ giữ độc quyền thân Mỹ, sẽ không ngần ngại... ngấm ngầm thanh toán các đối thủ: giết Trần Minh Thế, gạt Nguyễn Thành Phương, đuổi Phạm Văn Bời, bây giờ đến Ba Cụt. Anh em Nhu Diệm đã và đang ra tay không khoan nhượng. Đứng ngay tại hiện trường, Vũ thấy rất rõ nhận định của Trung tâm là chính xác, mâu thuẫn giữa Mỹ - Diệm, trong nội bộ của Diệm đã manh nha, đó là tia sáng chỉ đường hướng cho anh hành động.
Tới Cần Thơ đúng bảy giờ tối. Có điện báo trước nên tỉnh trưởng Cần Thơ đã cho người chờ đón ở vọng gác đầu thị xã và dẫn lộ đến tỉnh đường. Trung tá Phạm Tư, quân phục chỉnh tề đứng nghiêm giơ tay chào khi Trần Kim Tuyến ra khỏi xe, bằng cả hai tay hắn nắm lấy bàn tay Tuyến vừa giơ ra:
- Rất hân hạnh được đón tiếp bác sĩ giám đốc
Chợt thấy Vũ, hắn ngỡ ngàng giây lát rồi hấp tấp chạy lại ôm chầm lấy anh:
- Chúa tôi? Ông Công cán ủy viên đây rồi. Thật là bất ngờ, tìm ông mấy tháng không ra, vinh hạnh được tái kiến. Vinh hạnh.
Tuyến vỗ lên vai Phạm Tư, cười nhẹ:
- Ông Vũ, phụ tá giám đốc sở nghiên cứu, không còn là Công cán ủy viên nữa.
- Dạ... dạ, thì ông phụ tá. Tôi hàm ơn ông đấy
Hắn ghé đầu vào vai Vũ, thấp giọng vừa đủ nghe:
- Nhờ ông sửa sai lầm cho, tôi được vinh thăng đồng hóa với hai bông mai bạc ngay sau ngày đuổi Soái ra khỏi Cái Vồn.
Vũ nhớ lại ngày cùng tổng trưởng Nội vụ xuống đây kinh lý, anh đã lừa hắn vào tròng, quả không lường trước lại có ngày hôm nay, anh đã nghiễm nhiên là phụ tá cho tên trùm mật vụ, điều hắn hiểu lầm hồi đó đã thành hiện thực. Anh mỉm cười cởi mở:
- Chân thành mừng cho trung tá tỉnh trưởng.
Phạm Tư lăng xăng dẫn đường đưa Tuyến và Vũ đi vòng qua sân sau vào tư dinh. Phòng khách sang trọng sáng rực ánh đèn, kẻ hầu người hạ loang loáng qua lại, lặng lẽ, kính cẩn đến không nghe thấy tiếng động nào của bước chân. Tất cả đang chăm chú phục vụ cho thượng khách, rượu khai vị tại phòng lớn và bữa ăn tối tại phòng bên, rõ ràng công việc của họ như đã sắp đặt trước không chờ chủ nhân sai bảo.
Sau ly rượu giải khát, Trần Kim Tuyến tỏ ra nôn nóng bàn thẳng vào việc ngay:
- Trung tá biết rồi đấy. Cụ Thủ tướng và ông Cố vấn lệnh cho chúng ta phải thành công trong chiến dịch này, giải quyết dứt khoát bọn tàn quân phiến loạn ở miền Tây. Ông Cố vấn bắt buộc chúng tôi phải có mặt tại chỗ mặc dù tôi đã giao trực tiếp cho đại tá Y và trung tá phụ trách thi hành. Bây giờ trung tá trình bày cho chúng tôi biết kết quả việc chuẩn bi chiến dich hiện còn gì trở ngại cần giải quyết.
- Thưa ông giám đốc và ông phụ tá, giai đoạn chuẩn bi đã hoàn thành đúng như kế hoạch đã được phê chuẩn. Đến giờ này cả bốn cánh quân đã sắn sàng tại điểm quy định, các tổ trinh sát hiện đã bám sát địch, nắm chắc mọi chuyển dich, động tĩnh của chúng, hệ thống truyền tin bảo đảm tốt, sẽ kịp thời liên lạc báo vè và xin chỉ thị. Từ hôm qua, tôi đã tin ngay cho đại tá Nguyễn Văn Y ở Bộ Tư lệnh chiến dịch tại Cái Dầu, đại tá sẽ thường xuyên báo trình ông giám đốc mọi diễn biến tình hình. Hồi 18 giờ, tôi đã nhận được tin do cơ sở nội tuyến báo về, Ba Cụt đang chuẩn bị rời căn cứ vào Thánh địa dự hội, như vậy là việc thực hiện hoàn toàn giữ được bí mật, địch không chút nghi ngờ.
Tuyến tỏ ra yên tâm, hỏi tiếp:
- Phi đội trực thăng đã sắn sàng chưa?
- Ba trực thăng đã đến căn cử tiểu khu từ chiều. Tất cả sẵn sàng chờ lệnh.
- Rất tốt! Bây giờ thì chúng ta có thể ăn uống ngon rồi. Nào, xin uống thêm một ly mừng trung tá thành công chiến dịch, ông Cố vấn tuyên dương công đầu về trung tá đấy.
- Cám ơn ông giám đốc và ông phụ tá.
Phạm Tư trịnh trọng rót đầy ba ly rượu nhỏ. Tuyến uống cạn và tiếp:
- Còn một việc quan trọng phải tính gấp, trung tá cử đại úy Phong, ty trưởng công an đến Thánh địa Hòa Hảo đón ngay ông đốc phủ Thơ về đây, phải tranh thủ cho kịp trước giờ phát động chiến dịch.
Phạm Tư ngước mắt ngó sững Tuyến, hắn chưa hiểu kịp chỉ thị của tên trùm mật vụ, nên ngập ngừng:
- Thưa... có nghĩa là công khai bỏ cuộc... Tôi e, khi biết tin ông Thơ trở về, Ba Cụt sẽ dừng lại dọc đường...
Tuyến lắc đầu:
- Phải tuyệt đối giữ bí mật việc đón ông Thơ về chứ. Chúng ta cần phải tính toán thời gian cho khớp với nhau. Ông Thơ rời Thánh địa vào đúng lúc Ba Cụt gần tiếp cận ổ phục kích, dù hắn có được điện báo chăng nữa cũng không còn kịp quay lại. Trung tá nghĩ coi, nếu ta chặn bắt Ba Cụt khi ông Thơ vẫn còn ở đó tính mạng ông ta sẽ ra sao?
- Dạ đúng, rất nguy hiểm. Quá sơ suất khi tôi không nghĩ tới, thưa ông giám đốc. Cần phái đại úy Phong đi lo ngay chứ ạ?
- Bây giờ thì ông trung tá tự sắp xếp lấy. Đây tôi đã viết thư theo lệnh của ông Cố vấn. Nhận được, ông Thơ sẽ đi ngay. Cấm không được tiết lộ cho ông ta biết gì về chiến dịch, ông ta mà phản đối thì hỏng hết.
- Tôi hiểu thưa hai ông, để tôi ra bàn với đại úy Phong, kịp lên đường ngay.
Một viên thượng sĩ hấp tấp bước vào:
- Trình trung tá tỉnh trưởng, có điện từ Cái Dầu.
Hắn kính cẩn đưa cho Phạm Tư và xoay người bước ra khỏi phòng. Viên tỉnh trưởng đọc lớn tiếng: "Ba Cụt đã rời căn cứ xuất phát hồi 18 giờ 30 bằng hai xuồng máy nhỏ có mười hai lính vũ trang theo bảo vệ." - Hắn mỉm cười phấn khích - Chúng ta đã thành công phần cơ bản rồi, thưa ông giám đốc và ông phụ tá.
Trần Kim Tuyến không kém phần hứng khởi, hắn đứng lên giơ tay cho Phạm Tư nắm khá chặt, giọng Tuyến như reo lên:
- Đúng? Ba Cụt rời căn cứ là chưa nghi ngờ gì, hắn sẽ không còn thời gian để chuyển ý nữa. Bước đầu chúng ta đã thắng lợi.
Tuyến ngồi xuống ghế tự rót đầy các ly rượu, hắn không kiềm chế được mềm vui đột xuất:
- Nào chúng ta uống mừng.
Hắn uống cạn, vừa đặt ly xuống vừa quay lại với Phạm Tư:
- Trung tá thông thạo đường đi lối lại ở đó thử tính đi, chừng giờ nào chúng sẽ đến vị trí phục kích của ta?
- Dạ thưa, nếu không xảy ra trục trặc dọc đường, xuồng máy chạy tốt, từ sáu đến bảy tiếng là tới nơi, có nghĩa là khoảng từ 12 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
- Như vậy ông phải chỉ thị đại úy Phong đón ông Thơ rời khỏi Thánh địa đúng 12 giờ, đó cũng là giờ phát lệnh tấn công căn cứ của Ba Cụt.
- Xin tuân lệnh.
Phạm Tư đứng lên và hấp tấp ra khỏi phòng. Tuyến quay lại nói với Vũ:
- Lần này Ba Cụt sẽ không thoát khỏi tay chúng ta.
Vũ tỏ vẻ nghi ngờ:
- Anh không tính đến một sự bất ngờ nào đó sẽ xảy ra sao? Chẳng hạn... Ba Cụt không đi theo đúng con đường ta phục kích, hoặc giả dọc đường hắn chợt nghĩ tới điều gì, để dừng lại.
- Có tính đấy chứ anh. Thứ nhất, ba tháng gần đây ta hứa không hành quân. Không chỉ giữ đúng, mà còn rút hết quân lính đang bao vây ngăn chặn. Thiện chí đó đã làm cho Ba Cụt tin đến mất cảnh giác. Thứ hai, trong những lần gặp gỡ vừa rồi, kể cả lần ông Lansdale gặp riêng hắn, trinh sát ta bám sát con đường đi về của Ba Cụt. Đây là con đường duy nhất an toàn đối với hắn. Có thể hắn thay đổi vài đoạn, nhưng những đoạn chính không thể thay đổi được nhất là vào mùa khô này. Thứ ba, vị trí phục kích bắt buộc Ba Cụt phải đi qua đó là đoạn kinh vòng cong gần Phạm Chắc-cà-đao sát biên giới Miên-Việt, một khu đồng lầy trống rỗng, một gò đất nhỏ nhoi có bốn cây gạo già, còn là đầm lác mênh mông. Với cặp mắt sáng như mèo, tinh thông địa thế, dù là đêm tối không trăng sao, cũng không che giấu nổi Ba Cụt. Hắn sẽ không ngờ ở vì trí an toàn nhất đó lại là nơi ta chọn phục kích.
Ngừng một lát, Tuyến nói tiếp với vẻ tâm đắc:
- Quả vậy, ta rất tốn công phu để ém kín một trung đội ở nơi này. Suốt nửa tháng, tay trung úy gốc Nùng, Mã Việt Bằng, cùng binh sĩ đã phải chịu đựng cảnh muỗi mòng như ong, đỉa như canh hẹ, còn rắn độc chẳng thiếu gì. Y cam kết bắt sống Ba Cụt để nhận một triệu tiền thưởng và một bông mai. Tại đây, tiếng súng nổ chỉ có ta và Ba Cụt nghe, sự việc diễn biến cũng chỉ có ta và Ba Cụt biết. Lực lượng phiến loạn không thể tiếp cứu được Ba Cụt trong đêm nay, và tất cả chìm trong bí mật. Đó là cốt lõi của chiến dịch. Anh thấy không? Vì vậy mà tôi tin chắc, thắng lợi là việc tất yếu.
Vũ tán đồng:
- Vậy thì tôi có cơ sở để tin và mừng với các anh.
Cả hai cụng ly. Phạm Tư ì ạch, nặng nề bước vào. "Hắn mập ra quá mau như để đuổi kịp thời vận của hắn" Vũ nghĩ.
- Thưa hai ngài, điện vừa báo về, Ba Cụt đi đúng theo tuyến đường cũ, chưa có gì trục trặc ở dọc đường. Tôi đã phái đại úy Phong đi rồi. Yên trí lớn. Nào, xin mời ông giám đốc, ông phụ tá vào dùng bữa tối. Tất cả đã sẵn sàng..
Viên tỉnh trưởng rất tế nhị quan tâm đúng mức cho bữa cơm cung phụng thượng cấp, loại có đầy đủ quyền phép định đoạt số phận những thuộc cấp trong đó có số phận của hắn. Hấn nhấm nháp qua loa để chỉ lo bồi tiếp, và dựa vào cơ hội thuận lợi này, hắn sôi nổi kể công:
- Thưa ông giám đốc và ông phụ tá, tôi đã ghi khắc lời căn dặn của Cụ thủ tướng vào lòng, Cụ nói rằng, miền Trung đã có cố đô Huế, Sài Gòn sẽ do người Mỹ tự do đánh bóng nó để biến thành viên ngọc Viễn Đông. Riêng Cụ với lòng thương yêu dân đồng bằng sông Cửu Long, Cụ sẽ xây dựng một Tây Đô mới tại Cần Thơ này. Cụ hỏi tôi: "Chú có khả năng và đủ can đảm bình định mau chóng khu vực chiến lược trung tâm này không? Chủ yếu là vùng Việt cộng kháng chiến cũ. Chức tỉnh trưởng của chú bền vững hay không tự chú định đoạt lấy?" Tôi ngước mắt lên nhìn Người, xưng danh Chúa, và hứa sẽ quyết làm bằng được. Cụ cười thật tươi thật hiền, xoa đầu tôi như xoa đầu con cái: "Rứa thì giỏi lắm, tôi chờ báo cáo thắng lợi của chú ".
Phạm Tư đã quên cả tuổi tác suýt soát năm mươi của hắn, hãnh diện tự nhận mình là loại con cái của Diệm, khi ông ta chỉ hơn hắn chưa đầy mười tuổi. Vũ cười mỉa:
- Rồi ông tỉnh trưởng đã làm được những gì để giữ lời hứa quan trọng đó?
- Dạ, đúng là quan trọng, thưa ông phụ tá. Tôi trở về tỉnh với lòng lo lắng gần như biếng ăn, lười ngủ. Tình hình lúc đó, tuy Soái đã rút vào bưng, tàn quân của hắn vẫn còn gây rối nhiều nơi, các căn cứ Việt cộng cũng sục sôi chống đối. Tôi luôn tự hỏi: "Phải làm sao đây?" Đã lúng túng còn bi lúng túng hơn khi bọn dưới quyền góp ý vu vơ, ngu xuẩn. Nghe tin cụ Cố vấn ngoài Trung có nhiều mưu lược, chỉ một năm trời dẹp xong phiến loạn, diệt tận gốc bọn Việt cộng nằm vùng, xứng đáng là vĩ nhân kinh bang tể thế. Phải ra học cụ Cố. Với tâm nguyện đó, tôi cho binh lính đi tìm bắt được chú rùa trăm tuổi giữa lòng Đồng Tháp, một cặp trăn già nửa tạ mỗi con, tôi bay ra Huế, dâng vào sở thú của cụ Cố. Cụ Cố quá vui khi nhận quà biếu, ban lời khen đầy tình cảm cha con: "Răng mi biết tau ưa kiểu ni mà đem cho? Tau quý rùa, thích trăn còn hơn vàng ngọc, cám ơn hỉ". Cuối cùng cụ Cố tế nhị hỏi tôi có cần cụ Cố che chở cho điều gì? Tôi chỉ xin cụ truyền cho kinh nghiệm diệt Cộng, tố Cộng để về bình định cấp tốc Tây Đô, làm tròn nhiệm vụ cụ Thủ tướng tin giao.
- Tôi ôm kinh nghiệm bay trở về Cần Thơ. Công việc "phải làm sao" trước đây, bây giờ mở ra trước mắt tôi đã có phương hướng, hải đồ chỉ dẫn. Tôi vượt qua sóng lớn, tay tôi không còn run khi phóng viên đạn ra khỏi nòng súng ngán, đôi khi cả bằng lưỡi dao găm, tôi quyết tầy hết màu đỏ trong đám dân quê cuồng tín. Tôi ra lệnh: Hãy dũng cảm mạnh tay làm cho sạch để cụ Thủ tướng xây Tây Đô lớn đẹp! Gần hai năm, Cần Thơ đổi mới, hai vị thấy đó, Tây Đô đã thái bình, màu sắc và âm nhạc... hà hà.
Vừa kể vừa liên tục châm đầy hai ly rượu bồi khách, Phạm Tư tự hào với chiến công của hắn. Vũ hơi nghếch mặt, nheo mắt hỏi:
- Được nghe trung tá tỉnh trưởng kể chuyện... đúng là công lao, tận tụy, trước nhiệm vụ khó khăn, xứng đáng được tặng thưởng. Nhưng chúng tôi chỉ mới nghe về thuận lợi, còn về khó khăn thì chưa hình dung được.
Phạm Tư dướn mắt ngó Vũ, hắn lấy làm tâm đắc với câu gợi ý của anh:
- Ông phụ tá sáng suốt quá! Đúng vậy, không thể đánh giá kết quả công việc khi chưa thấy rõ thực tế về mặt khó khăn của nó. Làm được như ngày hôm nay chúng tôi đã phải trả giá khá đắt, bằng máu của mấy trăm chiến hữu. Thật buồn cười, khi chúng tôi có vũ khí, mà là vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ vừa mới trang bi, tấn công không nhân nhượng vào đám nông dân chẳng có một tấc sắt trong tay, vậy mà đã phải trả bàng cả trăm sinh mạng.
Trần Kim Tuyến gật gù, bất chợt ngước nhìn Phạm Tư, giọng hắn vẫn nhẹ nhàng:
- Chúng nó không sợ chết à? Cuồng tín đến thế là cùng?
- Thưa ông giám đốc chưa phải chi đến mức đó...
Hắn lắc đầu cười buồn, rồi tiếp:
- Tôi xin đơn cử câu chuyện xảy ra ở văn phòng trại giáo hóa. Thị Vinh, cô gái 22 tuổi, là nữ sinh con một gia đình khá giả, đã tự ý làm lễ hứa hôn với một cán binh Việt cộng tại căn cứ tập kết, trước khi chia tay nhau để ra Bắc. Trong dịp tố Cộng, thị Vinh đã bị ta phát hiện và giữ lại giáo hóa ba tháng. Hôm đó, như công việc thường ngày, phó ty công an Thứ gọi cô ta lên văn phòng rồi bắt ký giấy từ hôn để cho về, cô ta mỉm cười thật tươi hỏi lại: "Nếu em bỏ lời hứa hôn với người yêu, người ta khinh mình thiếu chung thủy, sau này ai còn thèm cưới làm vợ nữa? Cậu Thứ tưởng cơ hội đã đến với mình: "Nếu em bằng lòng tôi xin cầu hôn". Cô ta không chút e lệ: "Ông chớ đùa cợt với tình mà mang tội". Cậu Thứ giơ tay chỉ trời thề thốt, và để chửng tỏ sự chân tình, liền tiến đến bên cô gái xin đặt chiếc hôn gắn bó. Cô gái không tránh né, ôm chịt cổ hắn và... Hai ông thứ tưởng tượng coi, cậu Thứ thét lên giẫy giụa không thoát khỏi vòng tay mềm mại như gặp trăn quấn cổ, đến lúc tên nhân viên cạnh đó phải bắn vào đầu cô gái mới gỡ ra được thì cổ họng của cậu Thứ bi cắn đứt nát ra rồi. Cả hai cùng chết. Thế đấy!
Tuyến có phần nào xao xuyến, hắn lắc đầu thở dài. Cả ba rời bàn ăn kéo nhau sang phòng khách. Đồng hồ treo tường điểm mười tiếng. Tên thượng sĩ truyền tin trở lại.
- Thưa trung tá, có điện.
Phạm Tư nôn nóng gần như giật vội tờ giấy trên tay tên thượng sĩ, đọc lớn: "Ba Cụt đã qua địa điểm trinh sát số ba, hồi 21 giờ 45, chưa có gì thay đổi".
- Thưa ông giám đốc, ông phụ tá, vậy là hắn đã nhanh hơn 15 phút theo dự tính của ta.
Tuyến vội hỏi P hạ m Tư:
- Nếu vậy có eần báo lại cho đại úy Phong về thời gian đón ông Thơ sớm hơn không?
- Thưa ông giám đốc, tôi nghĩ là không cần thiết khi sự xê dịch chỉ trong phạm vi nửa giờ.
Tuyến yên tâ m:
- Tùy trung tá.
Để hai thượng cấp ngồi lại uống cà phê, Phạm Tư xin phép qua văn phòng điều khiển công việc. Tuyến quay qua Vũ:
- Sau vụ Ba Cụt, theo anh, bọn ở thánh địa Hòa Hảo có phản ứng gì không?
Vũ suy nghĩ giây lát:
- Tôi nghĩ, họ sẽ không có cách gì phản ứng. Cứ lấy vụ Trần Văn Soái hiện bị ta quản chế tại chỗ, bọn Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên sau khi phiên chế lại quân lính, bây giờ thì trắng tay, ngồi nhận tiền lương cho có, thánh địa vẫn bình chân như vại. Với Ba Cụt lúc này hoặc chết, hoặc bị bắt, cũng chỉ đến thế thôi, chẳng còn cơ hội lớn lối.
Tuyến đồng tình, nhưng chưa hết băn khoăn:
- Anh Nhu đặt vấn đề bình định cho xong tình hình giáo phái Hòa Hảo, dù sao thì họ vẫn còn số tín đồ đông đảo trung thành với họ, và giao trách nhiệm cho tôi. Anh có ý kiến gì giúp tôi không?
- Giáo phái Hòa Hảo đã dựa vào quân đội xâm lược mà phát triển tạo được thế lực. Nay Pháp đã bỏ rơi không quan tâm đến sự sống còn của họ nữa, coi như bị mất hoàn toàn chỗ dựa, không còn gì để đe dọa được ai. Ông Huỳnh Công Bộ tự hiểu, muốn tồn tại phải bám lấy chính sách mới của chính phủ hiện hành để bảo vệ cái thế hợp pháp. Dựa vào đó, anh chỉ cần dẫn dắt họ vào vòng kiểm tỏa của ông Nhu chẳng có gì là khó cả. Một ông Huỳnh Công Bộ sẽ chẳng làm được gì nếu không có số chức sắc như Lương Trọng Tường, Dật Sư Nhật, Nguyễn Ngọc Tố, Huỳnh Văn Nhiệm... mà số này thì đã từ lâu rồi, bị các tướng lãnh vũ trang chèn ép không ngóc đầu lên nổi. Anh chỉ cần đề nghị với ông Nhu mở một lối đi tắt qua con đường danh lợi bậc trung cũng đủ mua đứng sự trung thành của họ.
Tuyến vui ra mặt:
- Cảm ơn anh, rồi đây tôi còn phải nhờ anh giúp cho một tay trong việc trấn an khu vực Hòa Hỏa này.
Cả hai quay sang bàn công việc của "phong trào" rồi chuyện bầu cử, thời gian trôi đi mau hơn. Vừa lúc những bước chân dồn dập tiến vào, Phạm Tư hướng dẫn ông Đốc phủ Thơ đi trước, sau đó là đại úy Phong và viên thư ký riêng của Thơ. Tuyến đứng dậy bắt tay ông Đốc phủ. Với bộ đồ tây bằng đũi màu vàng kiểu xưa, ông Thơ như muốn níu lại cái thời oanh liệt thuộc Pháp, giọng ông ta hơi gắt:
- Đọc thư ông giám đốc tôi trở về đây ngay. Nhưng tôi chưa rõ lý do nào ông cố vấn chính phủ mời tôi về gấp Sài Gòn, trong khi thời giờ tiếp xúc với thiếu tướng Lê Quang Vinh (tức Ba Cụt) đã đến. Bỏ cuộc nửa chừng sao?
Tuyến trân trọng:
- Thưa ông Đốc phủ, ông Cố vấn nhận được tin trinh sát báo về hồi chiều. Ba Cụt có mưu đồ giữ ông Đốc phủ làm con tin, đưa quân chiếm đóng Thánh địa, uy hiếp Đức ông Huỳnh Công Bộ, tuyên bố chống lại chính phủ đồng thời ra lệnh hành quân đánh chiếm số huyện xá để mở rộng căn cứ. Hắn ta vốn có tiếng sớm đầu, tối đánh, dám liều, nên ông Cố vấn cử tôi xuống mời ông đốc phủ về Sài Gòn bàn tính lại.
Thơ sửng sốt:
- Có thể như vậy được sao? Không có lý anh ta đã thề thốt trước mặt tôi, mà dám trở mặt?
Tuyến nhích môi cười:
- Thưa ông Đốc phủ, Ba Cụt cũng đã thề thốt với nhà cầm quyền Pháp trước đây. Không phải chỉ một lần, ly khai rồi hợp tác hai ba chuyến lận.
Thơ lắc đầu thở dài:
- Thôi được. Ông tỉnh trưởng cho xe đưa tôi về gặp ông cố vấn ngay.
Phạm Tư quay sang đại úy Phong:
- Đại úy cử số nhân viên tùy tòng bảo vệ ông Đốc phủ về Sài Gòn.
Phong đứng nghiêm đập nhẹ gót giày:
- Xin tuân lệnh!
Cả hai bước ra khỏi phòng. Phạm Tư định ra theo, Tuyến giữ lại:
- Để đại úy Phong tự sắp xếp lấy. Trung tá chuẩn bị phát lệnh xuống Tư lệnh chiến dịch tiến quân.
Đúng lúc ấy, tên thượng sĩ vừa thở vừa lao vào, chuyển bản tin hỏa tốc:
- Thưa trung tá, có điện.
Phạm Tư đọc lớn: "Chỉ trong 5 phút nổ súng, đơn vị phục kích đã tiêu diệt gọn chiếc xuồng bảo vệ. Ba Cụt cùng ba tên tùy tòng bị bắt sống. Bên ta vô sự. Xin chờ lệnh mới".
Tuyến như reo lên:
- Tuyệt diệu! Trung tá truyền lệnh ngay. Trực thăng đến Chắc-cà-đao đưa Ba Cụt về tiểu khu. Thanh toán ba tên tùy tòng, hủy hết dấu vết. Phát lệnh tiến quân san bằng căn cứ phiến loạn.
- Xin tuân lệnh?
Phạm Tư cùng viên thượng sĩ bước vội ra khỏi phòng, Tuyến quay lại nói với Vũ:
- Chúng ta đã thành công. Con sói cuối cùng đã sa lưới. Từ đây chúng ta có quyền ăn ngon ngủ kỹ rồi.
Vũ miễn cưỡng nắm bàn tay của Tuyến đang chìa ra đòi anh chia xẻ niềm vui bồng bột đến với hắn. Anh muốn nói: "Chưa đâu, những con sói cùng bầy còn cắn xé nhau ghê gớm hơn, rồi đây các người sẽ không được ăn ngủ ngon lành đâu!" nhưng anh đã kềm lại, mỉm cười ngó thẳng vào cặp mắt sáng rỡ của Tuyến:
- Vâng? Chúng ta đã thắng lợi. Tôi mừng cho riêng anh.
- Cả anh nữa chứ.
Tuyến cười lớn và lắc mạnh vai Vũ. Phạm Tư vừa trở lại:
- Trình ông giám đốc và ông phụ tá, mọi việc đã được tiến hành chu đáo. Chỉ ba mươi phút nữa thôi, không lâu hơn đâu, Ba Cụt sẽ được đưa thằng về đây. Ổ phục kích không còn để lại dấu vết gì sau cuộc đụng độ. Và cũng chỉ trong thời gian đó, tàn quân phiến loạn chắc chắn sẽ bi tiêu diệt, lực lượng pháo hùng hậu của ta. Nhờ nhóm nội tuyến hợp đồng rất khớp, địch sẽ không kịp trở tay, chúng hoàn toàn bị bất ngờ. Bây giờ, đúng lúc tôi xin phép được khui chai rượu đặc biệt uống mừng.
Viên tỉnh trướng vừa nói vừa đến bên tủ lạnh, lấy chai rượu champagne mà hắn đã dành sẵn, bày ly ra bàn, mở nút. Tiếng nổ đanh giòn như tiếng pháo, bọt trắng sùi lên, hắn thận trọng rói đầy ba ly pha lê, tự tay cầm lên mời khách:
- Đây là loại rượu lâu năm, tính theo niên hạn ghi trên nhãn, nó bằng tuổi ông già tôi, bảy mươi sáu tuổi đời, tuy chưa được tấn phong đại thọ nhưng cũng đã là hiếm đối với Sài gòn hiện nay.
Tuyến trân trọng cầm ly, nhẹ nhàng cụng chung:
- Mừng thắng lợi.
Cả ba uống cạn. Tuyến nhắc nhở Phạm Tư:
- Từ phút này nhiệm vụ của trung tá là canh giữ Ba Cụt. Hắn cần phải sống cho đến ngày làm lễ khai đao đầu tiên bằng chiếc máy chém của Pháp để lại. Đó là chủ định của cụ Thủ tướng và ông Cố vấn chính phủ. Một sơ sẩy nào giả như tội nhân tự tử, trốn thoát, hoặc đồng bọn giải cứu, dù là ai không tránh khỏi sự trừng phạt nghiêm khắc. Tôi yêu cầu trung tá tỉnh trưởng đặc biệt quan tâm, phải coi như trọng trách đối với nhiệm vụ quốc gia, chủ quan là mang họa.
Phạm Tư nghiêm giọng:
- Tôi hiểu, thưa ông giám đốc. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng từ trước các công việc sau đây. Thứ nhất sẽ giam giữ Ba Cụt tại một nơi hoàn toàn bí mật ngay trong tư dinh này, trong chiếc hầm ngầm vừa tránh bom, vừa trốn giặc Nhật của viên công sứ Pháp trước kia, rất ít người biết. Phòng giam vững chắc kiên cố, ngoại trừ có phép tàng hình, không có cách gì thoát ra được. Thứ hai, tôi có một đại đội lính rất tin cậy, trung thành ngày đêm canh giữ, trừ tôi không một ai được phép tiếp cận y. Tôi dám cam kết, sẽ đảm bảo bằng sinh mạng tôi với Cố vấn và cụ thủ tướng.
Tuyến chưa yên tâm:
- Vẫn chưa đủ. Trường hợp Ba Cụt tự sát trong phòng giam thì sao đây? Theo tôi, trung tầ cần tạo cho hắn luôn có hy vọng là sẽ sống, làm cho hắn tin, ông đốc phủ Thơ, cụ Thủ tướng và ngay cả đại tá Lansdale rất mến tài hắn, còn cần sử dụng hắn trong công cuộc chống Cộng sản v.v... để hắn yên tâm chờ đợi ngày phán xét cuối cùng.
- Tuân lệnh ông giám đốc. Tôi sẽ có cách đối xử hết lòng cung phụng, thường xuyên thăm viếng, luôn tỏ ra trọng vọng. Khi cần tôi có thể gây cho hắn hiểu ngầm, chính tôi có khả năng cứu thoát hắn, không cho hắn nghĩ đến cái chết trong thời gian bị giam giữ.
Tuyến gật đầu thỏa mãn:
- Phải vậy đó, trung tá.
Tiếng trực thăng văng vẳng ầm ì, mỗi lúc một gần hơn, Phạm Tư bước ra ngoài hiên lớn tiếng ra lệnh:
- Mở đèn pha ở cột cờ, để báo hiệu.
Ánh đèn vụt sáng soi rõ khoảnh sân rộng trước tỉnh đường. Không lâu, hai chiếc trực thăng từ từ hạ cánh. Viên tỉnh trưởng lớn tiếng vừa lúc Tuyến và Vũ đến gần.
- Thế là Ba Cụt đã được đưa vầ, xin lệnh ông giám đốc.
- Trung tá cứ đưa thằng vào phòng giam. Tránh mọi sự tò mò, phần chúng ta chưa cần gặp hắn lúc này.
- Xin tuân lệnh?
Viên tỉnh trưởng rảo bước đi đến chỗ trực thăng vừa hạ xuống. Mọi việc được giải quyết xong trong khoảnh khắc. Phạm Tư trở lại với bản điện mới trong tay, hắn trinh trọng đọc bản thông báo của đại tá Nguyễn Văn Y: "Mật cứ của tàn quân Ba Cụt đã bị quân ta kiểm soát. Số lớn binh sĩ bị chết, số còn lại đầu hàng. Hai đại đội do Bẩy Đởm, em Ba Cụt, trước giờ tấn công của ta đã vượt qua biên giới Miên cướp lương thực nên thoát chết. Đang cho lệnh truy quét tiếp".
Phạm Tư quay sang Trần Kim Tuyến:
- Thưa ông giám đốc, tội nhân đã ngoan ngoãn chịu bịt mắt trước khi đưa xuống hầm ngầm. Chiến dịch kết thúc.
- Cám ơn trung tá tỉnh trưởng. Tôi tự thảo điện báo về ông Cố vấn ngay bây giờ.
Hai chiếc trực tháng đã bay trở về căn cứ tiểu khu trả lại sự yên tĩnh của tòa tỉnh trưởng với vẻ lạnh lùng sẵn có. Không gian về đêm như lắng xuống. Vũ lặng lẽ châm thuốc hút, ngắm nét mặt hân hoan của Tuyến ánh lên dưới bóng đèn, hắn chăm chú thảo điện báo tin thắng lợi về cho Nhu. Vũ chợt nghĩ đến Ba Cụt. Mới hôm nào hắn năn nỉ nhờ anh khuyên Soái quyết đánh Diệm, thà chết không đầu hàng. Với bộ bà ba trắng, tóc dài chấm vai, hắn giữ được vẻ thanh thoát tu đạo, nhưng đôi mắt lại phản hắn, vừa tinh nhanh vừa sắc sảo, khá khôn ranh và nhiều tham vọng. Nhưng lúc này, Ba Cụt có ý thức được không, số phận hắn, Nhu Diệm đã an bài? Hay hắn trở lại tin ở quyền phép của Đức Thầy khi tấm thân ngang dọc một thời đang im lìm trong cũi sắt?

Chương trước Chương sau