Giao điệu dưới tầng hầm - Chương 03

Giao điệu dưới tầng hầm - Chương 03

Giao điệu dưới tầng hầm
Chương 03

Ngày đăng
Tổng cộng 11 hồi
Đánh giá 8.6/10 với 9079 lượt xem

Khu phố Sutro Hieghts ở tận cùng thành phố. Phía bên kia là mặt nước mênh mông xanh ngắt của Thái Bình Dương. Bầu không khí ở đây hoàn toàn yên tĩnh và đầy vẻ trang nghiêm. Rất ít xe cộ qua lại. Nhiều ông già làm các việc vặt trong vườn nhà họ; không một đứa trẻ nào chơi đùa ngoài phố.
Karl Heisler xuống xe buýt và đi dọc theo ba khóm nhà, hai bàn tay thọc vào túi quần. Mặt trời sưởi ấm đôi vai ông và dưới lớp sơ - mi, chiếc áo len cào nhẹ vào da. Khu vườn ươm Tuttle, nơi ông đang đi đến, nằm ở ngã tư đầu tiên.
Karl Heisler rất muốn cho ông đi theo:
đứa bé sẽ quan sát những căn nhà kính trong lúc Karl thảo luận với Walter Tuttle. Nhưng mải tới ba giờ nó mới tan học. Thảo luận nhất định sẽ rất gắt gao. Và lại Karl vẫn có thói quen như thế. Hai người đã cùng bị thất bại, nhưng Walter luôn luơn xoay xở để chịu nhẹ tội hơn Karl. Tóm lại, trong niều năm, Karl đã nhờ walter giúp đỡ không ít tiền.
Hai người quen biết nhau đã lâu. Từ lúc Karl còn sống ở Highlands, Walter đã rất khấm khá; thế rồi, một hôm ông ta bị tóm; ông ta có đủ nghị lực để quyết định tự ý giải nghệ. Lúc được phóng thích, sau đó ba năm, ông đã tự hạn chế trong những hoạt động có tính chất trung gian. Nếu có ai muốn gắp một viên đạn ra, thì chính Walter Tuttle là người thích hợp nhất để tiếp xúc; ông sẽ tìm giúp một viên bác sĩ và người này sẽ đích thân cuộc giải phẫu, chắc chắn sẽ không bao giờ báo tin cho bọn cớm. Walter lãnh một số tiền hoa hồng bằng một phần ba tiền thù lao. Ông cũng làm việc theo giá biểu đó với những vụ phá thai và có thể kiếm giúp bất cứ lúc nào một khẩu súng hoặc một chiếc xe hơi, không bao giờ tăng giá quá một phần ba. Ông ta chỉ làm việc với những người cũ, những kẻ mà ông ta đã nghe nói đến hoặc quen biết, và đối với họ ông ta có thể tỏ ra kiêu hãnh. Đó là một con người cẩn thận.
Karl bước vào vườn ươm. Nhiều hàng cây con được trồng thẳng tắp trên những bồn đất:
hai hàng cây hoàng dương lùn và cỏ ba lá xanh mởn, chạy dài hai bên một lối đi rải sỏi đầy bóng mát. Từ trên các giàn nhiều ngọn cây vãn anh thòng xuống và phía dưới giàn lá là nhiều chòm hoa sặc sỡ. Mùi phân hăng hắc và mùi đất ẩm phảng phất trong bầu không khí ấm áp.
Một ông già có mái tóc bạc phơ đang trồng các cành giâm con non vào cah56u; bằng một cái cuốc xới, ông bứng cây giống để trồng vào những thùng lớn hơn. Nghe tiếng tiếng bưuớc chân của Karl kêu rào rạo trên sỏi, ông ngẩng đầu lên. Đôi mắt nhỏ xíu của ông nhấp nháy phía sau cặp kính đen dày.
Karl Heisler!
Ê! Này, Walter, anh tự vệ buồn cười thật đấy! Anh vừa nhìn thoáng qua mà đã nhận ngay ra tôi.
Tôi luôn luôn nhận thấy ngay bạn bè cũ, - Walter oang oác bảo. – Anh bước cứ như chân dính sát đất, sợ bị ai cho đo ván.
Vừa mỉm cười, ông cừa đặt cái cuốc trên cái mép bồn cây. Ông cởi găng và chùi bàn tay lấm đất vào quần.
Karl tiến tới và thân mật siết tay ông già.
Mặt mày anh có vẻ tươi tốt lắm, Walter.
Sự thật ông già có vẻ mặt gì tươi tốt cho lắm. Ông đã rụng gần hết răng và không hề trồng răng giả. Hơi thở của ông thoảng mùi tử khí. Lồng ngực ông phát ra tiếng ùng ục thay thế cho hơi thở nhịp nhàng. Tuy nhiên, khuôn mặt và cổ ông rám nắng vì luôn ở ngoài trời và cử động của ông vẫn còn nhanh nhẹn, chuẩn xác. Không khí trong lành, công việc yên tĩnh và khung cảnh của khu nhà ươm dường như là những điều kiện duy nhất có thể khiến ông vẫn còn sống.
Tuttle thuộc hạng người đau yếu quặt quẹo mà vẫn có tuổi thọ. Quả thực, Karl chưa bao giờ trông thấy ông có sức khoẻ tốt, ngay cả trong thời kỳ trai tráng của ông.
Giờ đây Walter đã bảy mươi tuổi, có lẽ nhiều hơn nữa. Khi ông quyết định giải nghệ, Karl mới được hai mươi ba tuổi; đó là vào cuối năm 1929.
Gió nào đưa chú đến đây thế, Karl ?
Walter lại đã bắt đầu làm việc. Lưỡi cuốc cắm sâu xuống lớp đất mùn của bồn cây.
Thế mà tôi tưởng rằng chính phủ vẫn còn nuôi dưỡng chú! Tôi thậm cih1 không hay biết chú đã được tự do.
Tôi vừa mới ra cách đây một tuần.
Tôi cũng đóan như vậy. Chú đã nhận được đấy đủ mấy cuốn sách tôi gửi cho chú chứ?
Karl mỉm cười. Ngồi trên một chiếc bàn để ngoài vườn có chân thô kệch, ông hút một điếu thuốc lá. Ông đã cởi áo vét ra và mồ hôi thấm ướt mèm tấm khăn buộc quanh trán bên dưới mũ. Có, tôi đã nhận được đầy đủ. Tôi vẫn nghĩ chính anh gửi cho tôi.
Tuttle gật đầu mà vẫn không nhìn ông.
Chú là một kẻ trung hậu đấy, Karl. Biết chú được ra, tôi hết sức vui mừng.
Ông ngước nhìn lên bầu trời màu xanh xuyên qua giaìn cây không khít lá.
Bởi vì trời đang bắt đầu đẹp. Vị trí con người khoông phải là trong nhà tù, khi trời đẹp như thế này.
Karl đưa mắt nhìn quanh khu vườn ươm. Ông nhận thấy ít có gì thay đổi.
Này, anh xoay xở khá quá! Cái xó này vẫn giữ được tình trạng tốt như trước.
Công việc có thể tiến hành trôi chảy nhờ đám già cả ở khu vực rất thân thiết với tôi. Bọn tôi bàn bạc chuyện vườn tược và hòa hợp nhau một cách tuyệt hảo.
Karl chợt nghe có tiếng động ở trong cùng vườn ươm. Ông liền đưa mắt nhìn xuyên qua qua một bức màn cây thông non cao khong đều nhau; ông thóang thấy một ngôi nhà cây sơn xanh, vừa là nơi ở vừa đặt văn phòng, cùng với căn nhà kín có cái mái nhỏ bằng thủy tinh mờ, bên cạnh là mộtột khoảnh sân chồng chất nhiều thùng trồng cành giâm đóng ibằng gỗ thông. Một người đàn bà trẻ khoảng hai mươi lăm tuổi đang kéo lê mấy túi đựng đầy đất mùn để đem tựa vào bức tường thuỷ tinh của căn nhà kính. Nàng nhìn ông bằng đôi mắt lớn màu nâu đờ đẫn, rồi quay về với công việc của mình. Nàng có nước da nâu của một phụ nữ da đỏ hoặc lai đen và mặt một chiếc quần lao động dơ bẩn cùng một chiếc áo ngắn tay đã vá nhiều chỗ. Dáng người của nàng gần giống như một cậu con trai.
Vẻ ngượng nghịu, Karl kéo một hơi thuốc lá.
Cô gái ở đằng kia là ai vậy? Ta có thể nói chuyện trước mặt cô ấy được không?
Được lắm chứ! Walter đáp lại. – Tôi đã không nói với chú về việc đó thì phải? Đúng là tôi không thể viết thư cho chú trong lúc chú còn ở trong tù.
Ông mỉm cười nhe cả hai hàm răng đã rụng gần hết.
Tôi đã lập gia đình cách đây hai năm, - ông thông báo. – chắc chú lấy làm lạ lắm pphải không? Tôi cũng thế, lạy Chúa! tôi đã vô cùng kinh ngạc. Cô ấy chỉ biết tiếng Anh lõm bõm, nhưng làm việc thì không thể chê vào đâu được và học nghề rất nhanh. Khi tôi chết, cô ấy sẽ thừa hưởng cơ sở này cùng số tiền nhỏ mà tôi đã dành dụm được.
Ông nhìn xuống đôi bàn tay của mình, rồi đánh liều ngước sang Karl. Trông ông dường như có vẻ xấu hổ.
Chú biết đấy, có vẻ cô ấy không phải chờ đợi lâu lắm đâu.
Sao lại nghĩ như thế? Không chừng anh sẽ chôn cất bọn chúng tôi.
Biết đâu đấy, nhưng thế thì tôi phải lấy làm lạ .... và các y sĩ cũng vậy. Vì thế chúng tôi đã hợp thức hóa.
Cô ấy có máu da đen?
Không nhưng ai cũng tưởng thế, chứ gì? Cô ấy là người Guatemala. Tên cô ấy là Rosaria. Nghe cũnghay hay, chắc chú không thấy đâu:
Rosaria Tuttle ...
Có phải chú không quen biết người vợ đầu tiên của tôi? Bà ấy tên Myrtle. Đó là một cái tên thời bây giờ không ai đặt nữa. Cái tên đó đã quá mốt. Mốt thì không ngừng thay đổi.
Tôi không hay biết anh đã lập gia đình, - Karl bảo.
Thế đấy! Lần đó chỉ kéo dài được năm năm. Bà ấy đã xin ly dị khi tôi bị thất thế.
Walter lắc đầu, rồi quay về phía căn nhà kính.
Rosaria đã được một tay chủ nhà xăm ở Bakersfield giới thiệu với tôi, cô ấy đã bỏ xóm làng ra đi với một cái bầu. Nhưng sự việc đó mãi một tháng sau mới bị phát hiện. Tôi đã đưa cô ấy tới viên bác sĩ già Bertoli ... À phải, ông ta vẫn luôn mạnh chân khoẻ tay. Ông ta vẫn tiếp tục công việc mổ xẻ ...
Ông châm một điếu thuốc lá và bỗng rung động toàn thân trong một cơn ho dữ dội kéo dài tới cả một phút.
Tóm lại, Rosaria không hết có ý định làm đĩ và cô ấy không biết đi về đâu.
Giấy phép làm việc mà nhà tù đã cấp cho cô ấy đã có quốc tịch Mỹ. Hai chúng tôi rất hoà hợp với nhau.
Karl đồng ý. Bầu không khí thanh thản toát ra từ vườn ươm ông đã có thể nhận thấy rõ.
Tôi xin chúc anh được hạnh phúc trọng vẹn, anh bạn già. Tôi nói với anh giống như tôi nghĩ.
Cám ơn, - Walter vừa đáp vừa mỉm cười nháy mắt. – Chú bạn ơi, chú cũng đã quá già rồi, và những lời chúc mừng hạnh phúc của chú không khác gì một quả bóng. Chỉ những ước nguyện của bọn trẻ mới có giá trị.
Rosaria đã chuyển xong các túi đất. Nàng lánh mặt về phía sau nhà; Karl nghe tiếng nàng bắt tay vào một công việc khác.
Thế nào? Walter đột nhiên hỏi, - Chú đến tận đây không phải để nghe tôi kể chuyện về cuộc đời hoặc là về cái chết của tôi. Chú muốn nói gì với tôi vậy, Karl ?
Nhắc đến chuyện đã xảy đến với anh cũng hay lắm chứ.
Để làm gì? – Thời gian mới đáng kể. Chú đã quá già, không nên biết làm gì nữa.
Tôi đến hỏi xem anh có thể giúp tôi một tay được không?
Tại sao không? Luôn luôn vì thế mà người ta đến thăm tôi. Người ta cần đến tôi, đến những cái mà tôi có hoặc tôi có thể kiếm ra. Đôi khi là bó hoa, đôi khi là đồ sắt thép ... Tôi thích chú đến vì cần hoa thì hơn.
Chính đồ sắt thép là thứ tôi đang cấn.
Tôi đã nghĩ thế từ trước.
Tôi cần súng đạn và một chiếc xe thật tốt ...
Chú vừa ra khỏi kia mà, Karl. Không lẽ chú muốn quay trở lại suốt đời trong đó?
Lần này, tôi sẽ không bị tóm đâu, Walter. Tôi đang chuẩn bị một vụ còn kỳ diệu hơn cả vụ Weintzer.
Vụ Weintzer thì khá đấy, - Walter công nhận. – Nhưng những vụ trộm như thế không dễ xơi đâu. Các công ty lớn thường thanh tóan cho nhân viên bằng séc, và mọi người đều có thể mua chịu. trong thời đại này tiền mặt không còn lưu hành bao lâu nữa ... Dù sao đi nữa, nó cũng không có đủ đẻ khiến cho một kẻ chuyên nghiệp quan tâm đến. và số tờ giấy bạc luôn luôn bị ghi lại. (Ông gật gù một cách buồn rầu). Phải nhìn thẳng vào sự thực, Karl à. Ngày nay, đửng nên hy vọng có thể cuỗm trọn số tiền lương của một cửa hàng lớn như Weintzer. Tiền mặt đã lỗi thời rồi. Cũng như cái tên Myrtle. Có khối chuyện đã lỗi thời,Karl à. Thậm chí có nhiều lúc tôi tự bảo những tay kì cựu như chú và tôi, cũng thế thôi, đã hết thời.
Vẫn còn tiền mặt để vơ vét ở không ít nơi. Không kể đến áo lông thú, kim cương, chứng khoán vô danh, ma túy ... các cơ hội vẫn không thiếu.
Chú nói như một đứa trẻ con, - Walter đáp. - Nghề nghệp của bọn ta đã đi tong rồi, chú thừa biết mười mươi. Ngày nay, chỉ còn sự giả trang lố lăng. Để kiếm sáu đô la, bất cứ ai có thể tấn công một cửa hàng chạp phô và nã tám phát đạn vào ông già gác dang đã gần như mù. Thời đại bây giờ thiên hạ làm như thế đấy! Những tên vô lại nhóc con không biết kính nể bất cứ gì.
Mặc dù vậy tôi vẫn có một kế hoạch hấp dẫn, - Karl lắc đầu bảo.
Chú có thể nói rõ hơn không?
Không.
Thế thì chú đừng có trông mong tôi tài trợ. Hoàn toàn dứt khoát.
Karl cắn môi và và đốt một điếu thuốc khác; cần phải quyết định ngay.
Trong số những kẻ ông quen biết, Walter là một người hiếm hoi mà ông có thể nhắm mắt tin tưởng.
Thôi được, - cuối cùng ông nói. – Đó là “Monte - Carlo”. Chắc anh biết sòng bạc do Bertuzzi cai quản ở San Haciendạ. Walter chỉ khẽ gật đầu. tốt lắm, - ông bảo, - thế là chú mang tính mạng ra để đùa đấy. Và chú định thanh toán các vật dụng do tôi thanh toán bằng cách nào?
Sau khi nội vụ hoàn tất.
Walter bật cười nhẹ; ông san bằng đất ẩm xung quanh một chồi cây non.
Anh không có một lý do gì để nghi ngờ tôi, - Karl khẩn khoản.
Tôi không nghi ngờ. Tôi chỉ tự chế giễu, chính vì tôi tin rằng tôi sẽ tin chú.
Nếu chú thành công trong vụ đó, chú sẽ không chần chừ đến hoàn lại cho tôi, dù có phải lâm nguy đi nữa. Con người chú là thế đấy, Karl. Chú bao giờ cũng trả đầy đủ các món nợ và không hề có một ai chê trách chú. Chú là một trong những người có danh tiếng nhất về vấn đề này. Chú bao giờ cũng đứng đắn.
Karl thở ra. Trong giây lát ông lo sợ sẽ bị hắt hủi.
Tôi cần có một thứ khí có thể gieo rắc sự sợ hãi. Một khẩu súng săn cưa nòng, một khẩu tự động, và hai súng lục. Kiểu súng và năm sản xuất thì sao cũng được, nhưng phải là cỡ 38. Tôi không thích thứ đồ chơi, cũng cỡ 45. Và tôi cũng cần một chiếc xe hơi để tôi có thể bỏ lại dọc đường mà bọn cớm không thể truy ngược tới anh hoặc những người khác.
Đôi mắt của Tuttle lé sang một bên trong lúc ông gãi hai gò má lún phún râu chưa kịp cạo với một vẻ suy nghĩ.
Anh định mở một cuộc hành quân đấy à? Anh sắp thành lập một đội phải không?
Không Các anh sẽ gồm có bao nhiêu người?
Chỉ có hai gã cùng với tôi.
Walter vừa gật đầu vừa nhìn bàn tay làm vườn của mình.
Về phần tôi, công việc mà tôi thích là hoạt động với những gì mới mẻ, trẻ trung chẳng hạn các cây con. Tôi trồng chúng dưới đất, chúng mọc lên, chúng nở hoa ... Thật là tuyệt thú khi trông thấy những gì đang phát triển. Những cây con của tôi lớn lên dần dần, mỗii ngày một thêm sức lực, như thế mới thích hợp với tôi. Khi chúng vàng úa và héo tàn, tôi cảm thấy lòng u sầu. (Ông chợt ngừng lại một lát). Mỗi khi nghĩ đến Tử thần, tôi chỉ muốn nôn mửa. Tử thần như là một lão già bẩn thỉu ẩn núp phía sau lưng những ni sồng, y hệt như tôi đây!
Đúng thế:
tôi giống như Tử thần. Dĩ nhiên, tất cả mọi người đều sẽ phải khăn gói lên đường vào một ngày nào đó, nhưng dù có khẩn trương cũng chẳng ích gì (Ông gật đầu). Thật là buồn cười, phải kg Karl; tôi ghét nói tới chuyện đó – Tôi chỉ một bịt tai lại, thế mà tôi vẫn cứ hành động như thế ...
Karl giữ im lặng một lúc. Một con ong vừa tạm ngừng bay bên cạnh một chậu vãn anh. Trong không khí imlìm, cây vãn anh gống như một chiếc thuyền Caravelle của Bồ Đào Nha, treo cờ rự rỡ màu đỏ và tím.
Tôi xin chịu anh hai nghìn đô la về số vật liệu. Như thế đủ chưa anh?
Tất nhiên là tôi cho chú chịu. Nhưng nếu chú thành công, chú đừng trở lại đây. Chú cứ gửi qua đường bưu điện.
Nhất trí.
Vật liệu sẽ được giao cho chú toàn quyền sử dụng sau đây hai ngày. Nhưng tôi một nói thật với chú rằng tôi làm việc này không lấy gì làm vui cả. Tôi thích cho chú các lời khuyên và giúp đỡ chú về mặt xã hội hơn. Như thế này, tôi có cảm tưởng đóng nắp quan tài chú lại, điều đó khiến tôi buồn lòng.
Karl tụt xuống khỏi chiếc bàn trên đó ông đã ngồi và giỡ mũ ra. Ông lau trán bằng chiếc khăn tay mà Edna đã ủi cho ông.
Anh không tin là tôi sẽ thoát thân được à?
Không.
Tại sao?
Vấn đề gan dạ.
Tôi vẫn vững lắm mà, Walter.
Trước kia chú đã rất gan dạ. Nhưng hồi ấy chú trẻ hơn bây giờ nhiều.
Anh thấy tôi già lắm sao?
Tôi tác đang lừa phỉnh chú đó thôi.
Tôi mới năm chục tuổi.
Chú lớn hơn thế mà, Karl.
Dáng người yếu ớt của ông già có mái tóc bạc phơ và mang kính dày cộm không có một vẻ gì đáng gờm. Không cón một chút dũng mãnh của ngày xưa.
Chắc hẳn chú đã hay tin Larry Grant chết? – Walter bất thần hỏi.
Anh được thông tin nhanh đấy, Walter, - Karl nhận xét với một nụ cười.
Tôi tự xoay sở, - Walter nhìn nhận. – Thôi được, chúc chú may mắn, tôi xin chúc chú hoàn toàn may mắn, chú có thể xem đấy là tất cả sự thành tâm của tôi.
Luôn luôn cảm ơn anh. Vậy là tôi sẽ trở lại hai ngày sau?
Phải, hai ngày sau.
Karl ra tới công vườn ươm và quay lại để nhìn Walter. Ông vẫn đang bứng các cành giâm trồng vào chậu, với những điệu bộ dịu dàng. Ông chỉ còn dinh vào cuộc đời bằng một sợi chỉ và ông níu vào đó một cách nhẹ nhàng, càng nhiều càng tốt. Ông già hơn Karl, già hơn nhiều, và tất cả những gì còn lại với ông trên cõi trần này chính là đôi bàn tay của ông để chăm sóc các cây con cùng người vợ trẻ của ông. Cuộc hôn nhân này là một điều tốt đẹp, có lẽ là một sự kiện hạnh phúc nhất đời ông. Thế nhưng, vợ ông chỉ nói được đôi ba câu tiếng Anh. Phải chăng, Walter đã học tiếng Tây Ban Nha? Chung quy điều đó được cái tích sự gì đâu?
Bỗng nhiên ông ở giữa trời nắng và bắt đầu lên đường. Ông có dáng đi của người già nhưng ông đâu có quá già như thế. Ông kém Walter những hai chục tuổi và đang nắm giữ cuộc đời với cả hai bàn tay; và đó không phải là những bàn tay giá lạnh của Tử thần. Ông nhìn đôi bàn tay thô kệch với mười ngón bẹt đầu của mình. Với đôi bàn tay này đáng lã ông đã có thể giết chết một con người không chút khó khăn. Trong trường hợp cần thiết, đôi bàn tay này có thể giết, không có gì đáng kể và không chê vào đâu được.
Tới ngã tư đầu tiên, ông ngừng lại ở một trạm điện thoại tự động, gần một cây xăng, và quay số của Toschi.
Heisler đây, ông bảo khi nhận ra giọng của Frank.
Công việc tới đâu rồi?
Phải chờ hai ngày nữa. Ta sẽ có hàng hóa hai ngày sau.
Đầu dây đằng kia chợt im lặng một lát.
Tốt lắm, ông Weidman, Frank nói tiếp. – Tôi sẽ nghĩ kỹ việc đó.
Frank khẽ mỉm cười với mặt số máy điện thoại. Có lẽ mẹ của Frank vừa bước vào trong phòng.
Tôi muốn làm quen với cậu em rể của chú, chiều nay hoặc ngày mai, vào giờ thích hợp nhất cho cả ba chúng ta. Tôi một biết chắc chúng ta có thể hoàn toàn tin cậy cậu ta.
Tốt lắm, thưa ông, - Frank đáp lại bằng một giọng hoạt bát. - Tôi sẽ trả lời ông trong lần gặp gỡ sắp tới.
Chú đến tìm tôi ở tiệm Antonio sau đây khòng một giờ nhé.
Vâng, thưa ông, - Frank đồng ý. - Rất vui lòng.
Karl gác máy và đến bến xe buýt.

Chương trước Chương sau