Hẹn với tử thần - Chương 30
Hẹn với tử thần
Chương 30
Ngày đăng 16-12-2015
Tổng cộng 31 hồi
Đánh giá 8.9/10 với 30944 lượt xem
- Tiếp tục chứ, - Hercule Poirot nói, - Chúng ta vẫn còn phải đi tiếp một chặng nhỏ nữa ! Tiến sĩ Gerard vừa rồi đã viện dẫn chứng tâm lý. Vì thế mà bây giờ chúng ta sẽ xem xét đến khía cạnh tâm lý của vụ án này. Chúng ta đã xem xét đến khía cạnh tâm lý của vụ án này. Chúng ta đã xem xét các dự kiện, chúng ta đã lập lên được sự nối tiếp nhau về thời gian của các sự kiện, chúng ta đã lập lên được sữ nối tiếp nhau về thời gian của các sự kiện, chúng ta cũng đã nghe các chứng cớ. Bây giờ thì còn có yếu tố tâm lý mà thôi. Và cái chứng cớ tâm lý quan trọng nhất liên quan đến người phụ nữ đã chết. Đó là trạng thái tinh thần của chính bà ta và đó cũng là điểm quan trọng nhất trong vụ này.
- Hãy xem những dự kiện bà và bốn trong bảng những điểm đáng lưu ý của tôi. Bà Boynton đã tỏ ra rất thoải mái để cho các con mình được vui vẻ với những người khác. Bà Boynton, vào cái buổi chiều hôm đó, đã khích lệ cho con cái mình đi chơi và để bà ta ở lại …
- Hai dự kiện này, chúng hoàn toàn mâu thuẫn với nhau ! Tại sao vào cái buổi chiều đặc biệt đó, bà Boynton bỗng dưng lại thay đổi các cách cư xử thông thường hàng ngày của mình ? Có phải tự dưng bà ta cảm thấy trái tim mình ấm áp, muốn hướng tới lòng nhân từ ? Từ tất cả những gì mà tôi đã được nghe, thì chuyện đó khó mà có thể xảy ra được ! Tuy vậy, chắc chắn là phải có một nguyên nhân. Cái nghuyên nhân đó là gì ?
- Chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng tính cách của bà Boynton. Ở con người bà ta tính cách được thể hiện rất khác nhau. Bà ta là một con ngưòi kỷ kuật đến bạo ngược. Bà ta là một con quỷ sa tăng, bị bệnh thần kinh. Bà ta là hiện thân của quỷ dữ. bà ta điên khùng. Trong những quan niệm đó thì cái nào đúng ?
- Tự bản thân tôi nghĩ rằng Sarah King đã tiếp cận được gần nhất với sự thật khi mà chỉ trong một thoáng cảm hứng ở Jerusalem cô ấy đã nhận ra bà ta là một người thật đáng khinh. Nhưng không chỉ đáng khinh thôi đâu mà bà ta còn là phù phiếm.
- Nếu có thể, chúng ta hãy tự mình nghĩ về trạng thái tâm lý của bà Boynton. Một con người được sinh ra với một tham vọng quá lớn, với một khát khao được thống trị và muốn áp đặt tính cách của mình với người khác. Bà ta không chế ngự được sự thèm muốn quyền lực đó mà cũng không tìm cách chế ngự nó. Không, mesdames and messieur – thưa quý ông và quý bà mà bà ta nuôi dưỡng nó ! Nhưng rồi cuối cùng thì xin các vị hãy nghe cho kỹ đây nhưng rồi cuối cùng, chuyện đó là để làm gì ? bà ta không phải là một quyền lực tối thượng ! Mọi người không sợ bà ta mà trái lại còn rất căm ghét bà ta ! bà ta là bạo chúa trong một gia đình tách biệt ! Và khi tiến sĩ Gerard nói với tôi rằng bà ta cũng giống như những bà già khác đã chán ngấy sở thích cũ của mình và tìm cách mở rộng các hoạt động của mình và để mua vui cho chính mình, và làm như thế là bà ta đã làm cho cái thế thống trị của mình càng trở nên dễ bị lung lay hơn ! Nhưng chuyện đó lại dẫn tới một khía cạnh hoàn toàn khác trong vụ này ! Với chuyến đi ra nước ngoài này, lần đầu tiên bà ta đã nhận ra là mình chẳng có ý nghĩa gì cả !
- Còn bây giờ chúng ta sẽ đi thẳng tới điểm thứ mười. Những lời nói của bà ta với cô Sarah King ở Jerussalem. Như các vị thấy đấy, cô Sarah King đã đặt được một ngón tay lên sự thật. Cô King đã không nhân nhượng khám phá ra một cách đầy đủ nhất sự phù phiếm tới mức đáng khinh bỉ trong sự tồn tại của bà Boynton ! Còn bây giờ xin các vị hãy nghe cho kỹ, chính xác những gì bà ta đã nói với cô King, cô King đã nói rằng bà Boynton nói chững điều này với « một vẻ cay độc, thậm chí còn không thèm nhìn vào tôi nữa. – Còn đây chính là những gì mà bà ta nói – « Ta chưa bao giờ quên một điều gì cả. Bất cứ một hành động, một cái tên, hay một khuôn mặt ».
- Những từ ngữ đó đã để lại một ấn tượng sâu sác đối với cô King. Bà ta đã nói những từ như vậy, bằng cái giọng to khàn khàn của bà ta với một sự căng thẳng khác thường ! Tôi nghĩ rằng cô King đã bị quá ấn tượng đến nỗi không hề nhận ra sự quan trọng khác thường của chúng !
- Có ai trong số các vị thấy những lời nói đó là quan trọng không ? – Ông đợi một chút rồi nói tiếp – Có vẻ như là không… Nhưng, mes amis – thưa các bạn của tôi, các các vị có thấy là những lời nói đó hoàn toàn không phải là một câu trả lời hợp lý với những gì mà cô King đã nói với bà ta không. – Ta chưa bao giờ quên điều gì cả. Một hành động, một cái tên, một khuôn mặt, Câu nói đó chẳng có ý nghĩa gì cả ! nếu như bà ta trả lời rằng : Ta sẽ không bao giờ quên sự xấc láo đó, hay đại loại là như thế thì còn có lý nhưng không, đàng này bà ta lại nói là một khuôn mặt …
- A ! – Poirot kêu lên, đập hai tay vào với nhau. - Bởi vì nó đập vào mắt bà ta ! Những lời nói đó có vẻ như là nhắm vào cô King, nhưng là lại không hề nhắm vào vô King chút nào cả ! Nó ám chỉ một người khác đang đứng đàng sau cô King.
Poirot ngừng lời, ghi nhận cảm xúc của những người ngồi nghe.
- Đúng vậy, nó đập vào mắt bà ta ! Đó là thời điểm thích hợp nhất trong cuộc đời của bà Boynton ! Bà ta đã tự bộc lộ bản chất của mình trước một cô gái trẻ thông minh ! Một cơn thịnh nộ lan khắp người bà ta và vào chính lúc đó bà ta nhận ra một ai đó. Một khuôn mặt của quá khứ. Một nạn nhân do chính bàn tay bà nhào nặn lên.
- Các vị thấy đấy, chúng ta lại quay trở lại với chuyện những người bên ngoài gia đình Boynton ! Còn bây giờ nguyên nhân của việc bà Boynton bỗng dưng trở nên thân ái với mọi người vào cái buổi chiều hôm bà ta chết đã rõ ràng. Bà ta muốn từ bỏ gia đình bởi vì … có thể diễn đạt một cách nôn na là bà đã có một công việc khác quan trọng hơn ! Bà ta muốn quang cảnh nơi bà ta sẽ nói chuyện với nạn nhân mới phải gọn ghẽ, quang đãng…
- Còn bây giờ, từ quan điểm mới này, chúng ta sẽ xem xét các sự việc xảy ra vào buổi chiều hôm đó ! Gia đình Boynton đi hết cả. Còn bà Boynton thì ngồi trước cửa lều của mình. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng các chứng cớ của bà Westholme và cô Pierce. Cô Pierce là một nhân chứng không đáng tin cậy, cô ta là người không mấy khi chịu quan sát, người khác luôn quan sát tỉ mì và và rất rõ ràng y như những chứng cớ mà bà ta cung cấp. Cả hai quý bà này đều nhất quán với nhau ở một điểm ! Một người Á rập, là một trong số những ngưòi phục vụ, đến gần chỗ bà Boynton và đã làm thế nào đó để bà ta nổi giận và đã phải vội vàng bỏ đi. Bà Westholme khẳng định rõ ràng trước tiên, người phục vụ đó đi vào lều của Ginevra Boynton, nhưng các vị nhớ lại cho, lều của tiến sĩ Gerard ở ngay cạnh lều của Ginevra. Do đó có khả năng người Á rập đó đã vào trong lều của tiền sĩ Gerard chứ không phải của Ginevra …
Đại tá Carbury hỏi chen vào :
- Ông định nói rằng một trong những ngưòi Á rập của tôi đã giết bà già đó bằng cách tiêm cho bà ta một mũi đấy chứ ? thật là tuyệt !
- Xin đợi cho một chút, ngài đại tá Carbury, tôi còn chưa nói xong mà. Chúng ta hãy đồng ý với nhau rằng người phục vụ Á Rập đó có thể là đã đi ra từ lều của tiến sĩ Gerard chứ không phải là của Ginevra Boynton. Chuyện gì tiếp theo ? Cà hai quý bà đều đồng ý rằng họ nhìn mặt anh ta không được rõ lắm vì thế không thể nhận mặt anh ta được và rằng họ không nghỉ được là bà Boynton và anh ta đã nói gì với nhau. Chuyện này cũng dễ hiểu thôi. Khonảg cách giữa lều lớn và vách núi là khỏang hai trăm thước Anh. Tuy vậy bà Westholme lại có thể mô tả anh ta rất chi tiết, từ chiếc quần ống túm rách rưới của anh ta tới cái cách anh ta quấn xà cạp một cách cẩu thả.
Poirot nghiêng người ra phía trước ;
- Các bạn của tôi, chuyện đó là hết sức kỳ lạ ! Bởi vì, nếu như bà ta không thể nhìn rõ mặt người Á Rập cũng như không thể nghe được điều gì, thì làm sao bà ta có thể chú ý từng chi tiết như thế tới chiếc quần ống túm và cái xà cạp của anh ta được ! Từ khoảng cách tới hai trăm thước !
- Các vị thấy đấy, đó là một sai lầm ! Sai lầm này gợi cho tôi một ý tưởng tò mò. Tại sao họ cứ nhấn mạnh vào đặc điểm chiếc quần ống túm bị rách và chiếc xà cạp quấn cẩu thả. Có thể đó là bởi vì chiếc quần không hề bị rách và chuyện chiếc xà cạp là không có chăng ? Cả bà Westholme và cô Pierce đều nhìn thấy người đàn ông đó nhưng từ cái chỗ mà họ đang ngồi thì họ không thể gặp nhau được. bởi vì chính bà Westholme đã khai rằng bà ta đi tới lều của cô Pierce để xem côi ta còn thức không và thấy cô ta đang ngồi trước cửa lều.
- Trời ơi, - đại tá Carbury nói bỗng dưng ngồi thẳng lên, - Anh đang ám chỉ rằng …
- Tôi biết chắc chắn là cô Pierce – nhân chứng duy nhất có vẻ như là còn thức lúc đó) đang làm gì vì thế mà tôi muốn ám chỉ rằng chính bà Westholme đã quay trở về lều của mình, mặc chiếc quần ống túm cưỡi ngựa, đi ủng vào, khoác thêm cái áo vải kaki và tự làm lấy một chiếc khăn trùm đầu của phụ nhữ Á rập bằng tấm vải kẻ ca rô và một cuộn len và với bộ trang phục như vậy, bà ta đi thẳng tới lều của tiến sĩ Gerard, lúc túi thuốc của tiến sĩ, chọn ra một loại thuốc phù hợp, cầm lấy chiếc sy-lanh và tiêm vào đó đầy thuốc, rồi lại đi thẳng tới chỗ nạn nhân của mình …
- Bà Boynton có thể lúc đó đang ngủ gà gật. Bà Westholme rất nhanh nhẹn. Bà ta cầm lấy cổ tay bà Boynton và tiêm vào đó. Bà Boynton đã cố kêu lên, cố vùng đứng dậy, nhưng rồi lại ngồi phịch xuống. « Người Á rập » đó chạy ngay đi, ra cái vẻ xấu hổ ; luống cuống. Bà Boynton lắc lắc cây gậy, cố nâng nó lên, nhưng rồi lại phải rơi người xuống ghế .
- Sau đó năm phút, thì bà Westholme gặp lại cô Pierce và bình luận cái chuyện mà bà ta vừa được chứng kiến, cố gắng thêm thắt tạo ấn tượng cho người nghe …Sau đó thì họ đi dạo, rồi dừng lại ở phía dưới vách núi và bà Westholme kêu thật to gọi bà Boynton. Bà Westholme không thể nghe thấy lời đáp lại bởi vì bà Boynton đã chết nhưng bà ta quay lại và nói với cô Pierce như thế này « Thật là thô lỗ khi bà ta cứ khụt khịt mũi về phía chúng ta như thế ! » Cô Pierce đồng ý ngay với lời gợi ý trên bởi vì cô ta thường hay nghe thấy bà Boynton sụt sịt mũi như vậy và cô ta chắc chắn sẽ rất thành thật mà thề khi thấy cần thiết rằng thực tế là cô ta đã nghe thấy tiếng sụt sịt của bà Boynton. Bà Westholme ngồi họp với những người kiểu như cô Pierce thường xuyên đến nỗi bà ta biết đích xác địa vị và cá tính hách dịch của mình có thể gây ảnh hưởng tới họ đến mức nào. Chỉ có một điểm duy nhất mà từ đó cái kế hoạch của bà ta bị đổ bể đó là việc đem trả lại chiếc sy-lanh. Sự quay trở về của tiến sĩ Gerard chẳng mấy chốc đã làm cho kế hoạch của bà bị đảo lộn. Bà ta đã hy vọng là tiến sĩ sẽ không chú ý mấy đến việc chiếc sy-lanh bị biến mất, và vì bà ta có thể đã nghĩ rằng tiến sĩ Gerard đã tìm chiếc sy-lanh khắp mọi nơi nên vào ban đêm bà ta đem đặt trả nó vào chỗ cũ.
Poirot ngừng lời.
Sarah cất tiếng hỏi :
- Nhưng mà tại sao ? Tại sao bà Westholme lại muốn giết bà Boynton ?
- Không phải là chính cô đã nói với tôi rằng, bà Westholme đã đứng rất gần cô khi cô nói chuyện với bà Boynton ở Jerusalem đó sao ? Chính bà Westholme là người mà bà Boynton muốn ám chỉ tới. « Ta chưa bao giờ quên chuyện gì cả. Một hành động, một cái tên, một khuôn mặt ». Hãy xem xét chúng với một thực tế là bà Boynton đã từng là một cai ngục ở một nhà tù và từ đó cô có thể rút ra lột lý thuyết hay ho nào đó về sự thật của vụ án này. Ngài Westholme gặp gỡ phu nhân của mình trong một chuyến đi biển từ nước Mỹ trở về. Bà Westholme, trước khi lấy chồng, đã từng là một tội phạm và đã từng phải thụ án.
- Cô đã hiểu cái thế tiến thoái lưỡng nan của bà ta chưa ? Công danh, tham vọng, địa vị xã hội. Tất cả đều đang bị đe dọa ! Chúng tôi chưa biết vì phạm tội gì mà bà ta phải ngồi tù (sớm hay muộn gì thì chúng tôi cũng biết cả thôi) nhưng chắc hẳn phải có một ai đó có thể làm cho sự nghiệp chính trị của bà ta tan thành mây khói nếu chuyện đó bị bêu riếu công khai. Và hãy nhớ điều này, bà Boynton không phải là một kẻ tống tiền tầm thường đâu nhé. Bà ta không cần tiền. Cái bà ta cần là có được thú vui, được tra tấn nạn nhân của mình và sau đó thì bà sẽ vui vẻ mà tiết lộ cái sự thật đó ra theo một cách rất ngoạn mục ! Không, bà Boynton còn sống ngày nào, thì bà Westholme sẽ không yên ổn ngày ấy. Bà Westholme tuân theo chỉ dẫn của bà Boynton tới gặp bà ta ở Petra (tôi cho chuyện này là hơi lạ bởi vì một người phụ nữ ý thức được tầm quan trọng của mình như bà Westholme lại chịu đi du lịch như một lữ khách tầm thường), nhưng trong lòng bà ta lại, hiển nhiên là luôn dằn vặt suy xét tiến hành vụ giết người bằng cách nào và như thế nào. Bà ta nhận thấy cơ hội của mình và tiến hành tội ác một cách táo bạo. Bà ta chỉ để xảy ra có hai sơ suất nhỏ. Một là nói quá nhiều. Sự mô tả một cách quá chi tiết tới cái quần ống túm bị rách là điều đầu tiên làm tôi chú ý tới bà ta, và hai là khi bà ta vào nhầm lều của tiến sĩ Gerard và trước tiên là nhìn vào chỗ mà Ginevra đang nằm nửa thức, nửa ngủ. Vì thế mà câu chuyện của cô gái về một tộc trưởng cải trang một nửa là đúng, một nửa là bịa. Cô gái tự cho mọi thứ xung quanh mình đều rất khủng khiếp, tuân theo bản năng của mình để bóp méo hiện thật bằng cách làm cho chúng trở nên bi thảm, nhưng những biểu hiện bên ngoài của cô ta rất quan trọng đối với tôi.
Ông nghỉ một chút rồi nói tiếp.
Nhưng sớm muộn gì thì chúng ta cũng biết cả thôi. Hôm nay tôi đã lấy được dấu vân tay của bà Westholme mà không để cho bà ta biết. Nếu những dấu vân tay này được gửi tới nhà tù mà bà Boynton đã từng làm cai ngục để so sánh với những tài liệu lưu lại tại đấy, thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ biết được sự thật thôi.
Ông ngừng lời.
Một tiếng gì đó sắc lạnh vang lên trong bầu không khí tĩnh lặng chốc lát đó.
- Cái gì thế nhỉ ? - Tiến sĩ Gerard hỏi.
- Nghe cứ như là một phát súng, - Đại tá Carbury nói nhanh chân đứng phắt dậy. - Ở phòng bên cạnh. Ai ở phòng đó nhỉ, đi đường nào đây ?
Poirot khẽ nói :
- Tôi có một suy nghĩ nho nhỏ, đó là phòng của bà Westholme …