Kẻ phụng sự thầm lặng - Chương 35

Kẻ phụng sự thầm lặng - Chương 35

Copenhagen

Ngày đăng
Tổng cộng 64 hồi
Đánh giá 9/10 với 63111 lượt xem

Một giờ 15 phút chiều thứ tư.
“Anh đã nói đúng về cuộc gọi từ Đức”, Adrian Carter nói.
Carter và Gabriel đang đi dạo dọc theo một con đường lát đá trong khu vườn Tivili. Carter mặc một chiếc áo len, đội một cái mũ da ushanka mà ông có được từ thời còn ở Mát-cơ-va. Gabriel mặc một chiếc quần jeans và áo khoác da bước cạnh Carter, vẻ bồn chồn.
“NSA cứ cho rằng Ishaq chỉ ở đâu đó ngay bên ngoài Dortmund lúc hắn gọi điện cho vợ mình, có thể ở chỗ dọc theo xa lộ A1. Họ giả thuyết là những tên bắt cóc đang cố gắng đưa Elizabeth ra khỏi nước Anh rồi đưa cô ta đến chỗ nào khác ở châu Âu”.
“Anh đã nói với mấy tay người Đức chưa?”.
“Chỉ sau khi NSA xác định được địa điểm hai phút thì Tổng thống đã nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Đức. Trong vòng một tiếng đồng hồ sau, toàn bộ cảnh sát phía Tây bắc đều được huy động để tìm kiếm. Và dĩ nhiên là họ có tìm thấy ai đâu, cả Ishaq lẫn Elizabeth”.
“Có lẽ ta đành trông chờ vào vận may thôi”, Gabriel tiếp. “Lỡ như có tay cớm nào không phải phe ta tình cờ tìm được họ, có lẽ chúng ta phải liên hệ đến vụ Furstenfeldbruck”.
“Sao tôi nghe thấy cái tên này quen quen thế nhỉ”.
“Đó là sân bay của Đức ở ngoại ô Munich, nơi đã đón các chuyên viên của chúng ta vào năm 1972 ấy. Mấy tên khủng bố định lên máy bay và chuồn êm ra nước ngoài. Dĩ nhiên đó là một cái bẫy. Người Đức đã tiến hành một cuộc giải thoát. Chúng ta đã yêu cầu được phụ trách vụ đó, vậy mà họ lại từ chối. Họ muốn tự làm. Giải quyết vụ đó theo hướng ôn hoà thật là một sai lầm lớn”.
“Nhớ rồi”, giọng Carter trở nên xa vắng. “Chỉ trong vài giây, đám chuyên gia của anh đã chết sạch”.
“Shamron đứng ngay trong toà tháp và đã chứng kiến từ đầu đến cuối”, Gabriel nói.
Hai người họ ngồi ở một quán cà phê vỉa hè. Gabriel gọi một tách cà phê và một cái bánh táo rồi nhìn Sarah từ từ đi ngang qua. Phần đuôi cái khăn quàng cổ của cô nhét vào trong áo khoác, một ám hiệu giao trước của bọn họ, nghĩa là không có dấu hiệu nào của an ninh Đan Mạch.
“Munich”, Carter nói sau khi ngẫm nghĩ. “Mọi chứng cứ đều dẫn về Munich thì phải? Munich là bằng chứng cho thấy chủ nghĩa khủng bố sẽ làm cả thế giới phải phục tùng. Và cũng chính Munich chon người ta thấy là bọn khủng bố không chỉ nói suông”. Carter chua xót, nhấm nháp tách cà phê. “Nhưng Munich cũng chứng minh rằng chỉ có những chiến dịch tàn nhẫn và dứt khoát mới có thể chống lại được bọn giết ngừời. Mất nhiều thời gian đấy, nhưng cuối cùng anh cũng có thể làm giống như phim “Tháng Chín Đen vậy”, Carter nhìn sang Gabriel. “Xem phim đó chưa?”.
Gabriel nhìn Carter và gật đầu chậm rãi. “Nó hiện ra trong đầu tôi hàng đêm, Adrian à. Người thật việc thật chứ không phải là bộ phim do thằng cha đạo diễn nào đó dựng chuyện bàn về vận mệnh của đất nước tôi để kiếm sống đâu”.
“Tôi không có ý muốn chọc tức anh”, Carter lấy dao chọc vào cái bánh. Ai đó mà thấy cái bánh vào lúc này thì thật chẳng còn muốn ăn nữa. “Nhưng có một cách để mọi chuyện dễ dàng hơn mà, đúng không? Tiêu diệt hết mấy thằng đầu sỏ, và cả mạng lưới cũng sẽ như rắn mất đầu mà tiêu tùng theo. Hiện tại chúng ta đang phải chiến đấu chống lại tín ngưỡng, mà niềm tin đâu dễ bị đánh bại như vậy. Cũng tương tự như việc phải đấu tranh chống căn bệnh ung thư vậy. Anh phải dùng thuốc đúng liều đúng lượng. Dùng thuốc quá ít, bệnh ung thư sẽ ngày càng nặng. Ngược lại nếu dùng quá liều bệnh nhân sẽ xong đời”.
“Ông sẽ không bao giờ chữa được căn bệnh ung thư khi Ai Cập cứ tiếp tục làm náo động bọn khủng bố”, Gabriel nói. “Nhưng Ibrahim Fawaz là một ngoại lệ. Khi hắn bị chính chế độ của mình tra tấn và nhục mạ, thì hắn sẽ chọn rời bỏ nhóm Hồi giáo cực đoan để được duy trì mạng sống. Trong khi đó, những kẻ khác lại hoàn toàn ngược lại”.
“Chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu chúng ta chỉ cần bật ngón tay mà có thể gây ảnh hưởng đến một chế độ dân chủ ở khắp bờ sông Nile sao. Có điều, nó sẽ không diễn ra sớm được, nhất là chúng ta đang còn làm vụ ở Irắc”.
“Về nhiều mặt thì Ai Cập – xét về bản chất – đã là một nước Cộng hoà Hồi giáo rồi. Vì chính phủ không có khả năng lo cho người dân của mình nên những tín đồ Hồi giáo đã làm điều đó thay cho chính phủ. Bọn họ thâm nhập vào trường tiểu học, đại học và bộ máy nhà nước lẫn cả vào lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông; thậm chí cả toà án và hệ thống pháp luật. Không có cuốn sách hay phim ảnh nào được phép xuất bản mà không thông qua các giáo sĩ ở đến Al-Azhar. Tầm ảnh hưởng của phương tây đang lụi dần. Chế độ đó chắc chắn bị sụp đổ, chỉ là sớm hay muộn mà thôi”.
“Hy vọng xe chúng ta sẽ đầy xăng trước khi chuyện đó xảy ra”.
Gabriel nhét vài tờ tiền dưới tách cà phê và đứng dậy. Họ lại tiếp tục đi đến ven công viên ngang qua những hàng ăn dọc đường. Sarah đang ngồi ở một bàn gỗ, ăn tôm lạnh với bánh mì đen. Cô trút phần thức ăn dang dở của mình vào thùng rác khi Carter và Gabriel ngang qua rồi bám theo cả hai.
“Nói về vụ Ai Cập, đêm qua chúng tôi suýt chút nữa đã thành công”, Carter nói. “SSI đã bắt được một tên mật vụ của tổ chức Thanh kiếm Allah tên là Hussein Mandali. Hắn bị bắt do giữ trong người một trong những cuốn băng thuyết giáo của Sheikh Tayyib – cuốn Bài thuyết giáo. Cuốn băng được thu âm ngay sau vụ bắt cóc. Hoá ra, Mandali đã có mặt tại nơi thu âm, một căn hộ tại Zamalek. Chủ sở hữu của căn hộ chính là mạnh thường quân của tổ chức Thanh kiếm Allah – Hoàng tử Rashid bin Sultan. Đó là vị hoàng tử đã vài ba lần xuất hiện trong những vụ chúng ta theo dõi. Dường như việc ủng hộ những tên khủng bố Hồi giáo là thú vui của anh ta, cũng như thú chơi chim cảnh hay thói ăn chơi truỵ lạc”.
Carter móc tẩu thuốc từ trong túi ra. “SSI đã lùng sục khắp căn hộ và cả những cơ ngơi khác nhưng chúng đều bị bỏ trống. Chúng tôi xin phép được thẩm vấn Mandali nhưng được báo lại rằng hắn không sẵn sàng để nói bất cứ điều gì”.
“Điều đó có nghĩa là hắn sẽ không lộ mặt nữa”.
“Hoặc tệ hơn”.
“Hay muốn tống khứ mấy tên chốt như tôi đến Ai Cập để thẩm vấn?”.
“Anh nói đúng trọng điểm rồi đó, Gabriel. Vấn đề là chúng ta phải làm gì bây giờ?”.
“Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần nói chuyện với Ishaq”.
Carter đứng lại và nhìn thẳng vào Gabriel. “Chính xách thì anh đang nghĩ gì vậy?”.
Gabriel nói với Carter về kế hoạch của mình khi họ đi qua trung tâm Copenhagen dọc theo một con đường vắng vẻ.
“Thật là mạo hiểm”, Carter nói. “Chúng ta cũng khôgn có gì đảm bảo rằng hắn ta sẽ gọi đến đêm nay. Mặc dù chúng ta yêu cầu cảnh sát Đức thực hiện cuộc lục soát một cách êm thấm, thế mà vẫn không qua mặt được cánh báo chí, và cũng đồng nghĩa là có thể Ishaq đã đánh hơi thấy. Nếu hắn thông minh, coi như ta không có chứng cứ nào cả; nhưng ngược lại, nếu hắn nghi ngờ các cuộc điện thoại đã bị theo dõi, hắn sẽ hành động”.
“Hắn sẽ gọi, Adrian à. Hắn đang cố gắng gìn giữ gia đình của mình. Không có lựa chọn nào mà lại không kèm theo rủi ro”.
Carter lại suy nghĩ hồi lâu rồi nói. “Chúng ta phái báo cáo rõ với bên Đan Mạch. Kế hoạch này phải được Tổng thống chấp thuận”.
“Vậy thì gọi cho Tổng thống chứ?”.
Carter đưa điện thoại cho Gabriel và nói. “Ông ta là bạn của anh cho nên anh gọi đi”.
Một giờ đồng hồ lại trôi qua trước khi ngài Tổng thống nhận cuộc điện thoại của Gabriel. Bước đầu tiên của hoạt động sẽ biết sau 10 phút nữa, không phải ở Copenhagen mà ở Amsterdam vào lúc 12 giờ 45 phút chiều. Sau buổi cầu kinh, Ibrahim Fawaz bước ra khỏi đền al-Hijirah và bắt đầu đi thẳng đến khu chợ trời ở Ten Kate Straat. Khi hắn ta đến gần gian hàng cuối chợ, một người đàn ông đứng bên cạnh và chạm nhẹ vào tay. Ngừơi đàn ông này có đầy sẹo tròn do đậu mùa trên má, nói tiếng Arập sệt giọng Palestine. 5 phút sau, Ibrahim ngồi cạnh anh ta ở phía sau chiếc Marcedes.
“Lần này thì không xiềng xích và không trùm đầu chứ?”.
Người đàn ông với khuôn mặt đầy sẹo do bị đậu mùa khẽ lắc đầu. “Tối nay ta sẽ có một chuyến đi dễ chịu, miễn là ông cư xử cho phải phép”.
“Chúng ta đi đâu?”.
Người đàn ông trả lời đúng sự thật.
“Copenhagen? Tại sao lại là Copenhagen?”, Ibrahim hỏi.
“Một người bạn của ông sắp làm chuyện nguy hiểm. Anh ta cần sự giúp đỡ của một người tốt bụng như ông đây”.
“Tôi cho là anh ta đã nghe được điều gì từ con trai tôi”.
“Tôi chỉ là giao liên. Bạn ông sẽ giải thích rõ những thắc mắc khi chúng ta đến đó”.
“Vậy còn con dâu và cháu tôi thế nào rồi?”.
Người đàn ông không trả lời. Thay vào đó ông ta liếc vào kính chiếu hậu, lắc nhẹ đầu ra hiệu cho tài xế lái đi. Khi xe đi qua đoạn đường khúc khuỷu, Ibrahim tự nhủ không biết là họ có thật sự đến Copenhagen không hay là họ lại đến phòng tra tấn của Ai Cập. Ibrahim chợt nhớ đến những lời của Đạo trưởng Abdullah, tin tưởng vào Đấng tối cao. Vị lãnh tụ đã từng nói. Đừng để bị đánh bại.
Mấy vụ của Đan Mạch được biết đến như là an ninh tình báo. Những người làm việc ở đó gọi nó là “làm công”, và một trong số những tay lão làng là Adrian Carter thì lại xem nó như PET, những chữ cái viết tắt từ một cái tên Đan Mạch mà thật không thể nào phát âm được dù căn cứ luôn được giữ bí mật và được người dân biết đến như một văn phòng luật sư nằm tại một nơi yên tĩnh ở phía Bắc khu vườn Tivoli.
Lars Mortensen, một người nhiệt tình ủng hộ Mỹ của PET đang ngồi chờ trong văn phòng của mình lúc Carter bước vào. Đó là một người cao to, để râu kiểu Viking giống như người Đan Mạch với mái tóc vàng của ngôi sao điện ảnh, cặp mắt màu xanh sắc bén. Hiếm khi một đặc vụ Mỹ như Adrian Carter lại ghé đến Copenhagen để tham quan, và càng hiếm hơn nữa khi ông ghé qua mà chỉ báo trước có năm phút.
“Tôi mong anh hãy báo trước khi đến”, Mortensen nói khi gật đầu với Carter từ trên ghế. “Ta nên có một buổi đón tiếp xứng đáng với địa vị chứ”.
“Tôi sợ là có chuyện đang xảy ra”. Carter nói một cách cẩn trọng, đảm bảo ông ta hiểu mình đang nói gì. “Cuộc tìm kiếm Elizabeth Halton đã đưa chúng tôi đến vùng đất Đan Mạch, mà chính xác hơn không phải chúng tôi mà là đặc vụ cộng sự của chúng tôi”.
“Đặc vụ nào?”.
Carter trả lời đúng sự thật. Mortensen chuyển từ cái nhìn tò mò sang giận dữ.
“Họ đã ở Đan Mạch bao lâu rồi?”.
“24 giờ rồi”.
“Tại sao chúng tôi không được thông báo gì hết?”
“Tôi cho vụ này được xếp vào loại thượng khẩn”.
“Trong lúc thượng khẩn thì điện thoại vẫn hoạt động chứ? Cả máy fax và vi tính nữa?”. Mortensen nói.
“Nó ngoài tầm của ta rồi”, Carter nói với giọng hoà giải. “Tôi chịu trách nhiệm về chuyện này chứ không phải người Do Thái”.
“Chính xác thì họ đang làm gì ở đây? Tại sao bây giờ anh lại đến với chúng tôi?”, Mortensen khẽ nhắm mắt lại. Vị trưởng phòng an ninh gõ nhẹ cây bút chì vào đầu gối mình một cách băn khoăn khi nghe Carter giải thích.
“Chính xác là có bao nhiêu người Do Thái ở Copenhagen lúc này?”
“Thật ra thì tôi không chắc lắm”.
“Tôi muốn họ biến khỏi thành phố trong vòng một tiếng nữa”.
“Tôi e là ít nhất một trong bọn họ sẽ phải ở lại”.
“Tên hắn”.
Carter nói xong, cây bút trên tay Mortensen không gõ lên bàn nữa.
“Tôi phải báo việc này với Thủ tướng”, Mortensen nói.
“Có cần thiết phải liên quan đến chính giới không?”.
“Dĩ nhiên là có nếu tôi không muốn bị đuổi việc”, Mortensen gầm lên. “Giả sử Tổng thống đồng ý hợp tác với chính phủ của các anh – mà ông ta không có lý do gì để từ chối cả, theo như những lần hợp tác trước với chính phủ các anh? Tôi muốn có mặt ở đó tối nay lúc Fawaz gọi”.
“Thật không vui chút nào”.
“Bọn tôi là những con người đầy quyết tâm, Carter à. Tôi nghĩ là vụ này cũng không khó gì”.
“Vậy thì thật là vinh hạnh khi được cộng tác”.
“Dặn anh bạn Allon của ông cất khẩu Beretta trong vali đi nhé. Tôi không muốn thấy ai phải chết. Nếu như có cái xác nào trên đất này tối nay, cái tên Allon sẽ được treo đầy trên các danh sách tình nghi đó”.
“Tôi sẽ báo với anh ta như thế”, Carter đáp.
Mortensen hỏi với vẻ tò mò. “Thằng cha đó thế nào?”
“Allon hả”
Mortensen gật đầu.
“Anh ta hơi nghiêm nghị, hơi thô lỗ mỗi khi có chuyện”.
“Ai cũng vậy thôi”.
Carter tiếp lời. “Biết vậy, nhưng còn ai có thể đổ lỗi cho họ chứ?”.
Trung tâm Copenhagen có mấy toà nhà nhìn thật tồi tệ. Các công trình mang lối kiến trúc toàn kính và thép đó toạ lạc ở Dag Hammarskjolds Allé – cụ thể hơn, toà nhà Đại sứ quán Mỹ là một trong số đó. Văn phòng CIA bé tẹo và ngột ngạt. Copenhagen từng là nơi an toàn cho hoạt động tình báo từ suốt thời chiến tranh lạnh cho tới nay. Tuy vậy, phòng họp có kiểu thiết kế rất thoải mái, hệ thống điện lại vô cùng tân tiến. Carter nghĩ thầm. “Chắn mấy món này cũng có mật danh”. Sau màn trình bày ngắn gọn, Gabriel đi đến kết luận rằng Moriah – ngọn đồi ở Jerusalem chính là nơi Thiên Chúa đã triệu Abraham đến để tế đứa con trai duy nhất của mình. Cha của Carter vốn là Trưởng giáo hội Thiên chúa, Điều đó làm ông mang một tâm niệm rằng sự lựa chọn đó là do chúa trời. Cũng chính vì điều này mà họ liên hệ đến nhóm chuyên đảm trách klên lạc và đội của Moriah.
Từ Amsterdam, Ibrahim Fawaz đến nơi lúc 6 giờ chiều cùng với Oded và Yaakov. Lúc 6 giờ 15 phút, Mortensen cũng xuất hiện và chấp thuận kế hoạch của Gabriel dù không xin phép chính quyền Đan Mạch. Gabriel cho nhóm còn lại của mình được ở lại Đan Mạch để hoàn thành điệp vụ. Mortensen rất hào hứng với suy nghĩ là mình được tham gia vào một câu chuyện sẽ trở thành huyền thoại, nên anh ta tức thì đồng ý. Mordecai cùng Sarah cũng nhập bọn sau chuyến nghĩ xả hơi ở khách sạn d’Angleterre, trong khi Eli Lavon cũng hoan hỉ nhập cuộc sau chuyến công tác ở Norrebro về. Trông anh ta như vừa về sau chuyến theo dõi đối tượng dài ngày.
Lúc 7 giờ, Mortensen và nhóm người Đan Mạch ngắt đường dây điện thoại tới căn hộ ở Norrebro và chuyển hướng tất cả cuộc gọi về một máy duy nhất tại văn phòng CIA. 15 phút sau, 2 đặc vụ người Đan Mạch – Mortensen đã rất thông minh lựa chọn 2 nhân viên nữ nhằm tránh một sự bất đồng có thể xảy ra – liếc qua căn hộ để nặn ra vài câu hỏi xem giờ này Ishaq Fawaz có thể ở đâu. “Cái gương” của Mordecai vẫn còn dùng được, tệ hơn nữa là bây giờ nó được nhóm của Moriah đem ra trưng dụng. Cũng phải mất 15 phút họ mới nghe được giọng của Hanifah và Ahmed đang bị xét hỏi điều gì đó theo phong tục Đan Mạch. Điện thoại di động của Hanifah bị tịch thu tại Đại sứ quán, nơi mà Mordecai cùng Carter sẽ chụp lấy nó như đào trúng mỏ vàng.
8 giờ, màn diễn đã bắt đầu với cảnh tượng mà sau đó Carter đã ví von là “chứng kiến cái chết diễn ra”. Họ tụ quanh cái bàn hình chữ nhật dài trong phòng họp. Một đầu là người Mỹ, đầu kia là Gabriel cùng các chiến binh của mình. Sarah ngồi giữa hai phe, còn Mortensen xếp cho mình một chỗ ngay đối diện với chỗ cái loa phóng thanh. Ibrahim ngồi sát bên tay phải đang hồi hộp lau chùi vết bám trên tasbih của mình. Chỉ có Gabriel vẫn không an tâm. Anh đi đi lại lại quanh căn phòng như một diễn viên chính hồi hộp vì buổi diễn sắp mở màn. Tay anh không rời khỏi cằm, mắt không rời điện thoại, như thể nó sẽ reo lên ngay lúc anh lia mắt khỏi nó. Sarah cố trấn an anh rằng sớm muộn gì hắn cũng gọi thôi. Gabriel còn tâm trí nào mà nghe lời Sarah nữa. Anh đang tập trung đến cái khác kia – giọng của Ishaq hứa với vợ hắn rằng hắn sẽ gọi về nhà đúng 9 giờ rưỡi và Hanifah cảnh báo rằng dù chỉ chậm 1 phút thôi cô cũng sẽ không nhấc máy. 9 giờ 29 phút, Gabriel thôi đi loanh quanh. Anh tiến đến chỗ điện thoại. 10 giây sau, chuông reo – tiếng chuông nghe như tiếng còi tàu báo cháy. Gabriel nhấc ống nghe, chậm rãi áp vào tai.

Chương trước Chương sau