Ông trùm quyền lực cuối cùng - Chương 06
Ông trùm quyền lực cuối cùng
Chương 06
Ngày đăng 10-03-2016
Tổng cộng 24 hồi
Đánh giá 9.8/10 với 34197 lượt xem
Khi Cross được hai mươi mốt tuổi, Pippi Delena đã rất nóng lòng muốn con tiếp bước “sự nghiệp” của mình. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời một thằng đàn ông mà ai cũng phải thừa nhận là phải gầy dựng một cuộc sống của chính mình, phải có cái ăn, một mái nhà để chui ra chui vào, quần áo trên người và nuôi dưỡng con cái.
Để đạt được điều đó mà không phải đổ mồ hôi, xót con mắt một cách không cần thiết, thì anh đàn ông đó phải có một thế lực nhất định trong xã hội. Và thế là, cũng như đêm qua thì ngày tới, Cross cũng phải có chỗ đứng trong gia đình Clericuzio chứ. Muốn vậy, hiển nhiên chính nó phải “xả thây” vô việc nhà.
Cross đã nổi tiếng trong gia đình, với câu nói nó trả lời thằng Dante khi thằng Dante bảo cho nó biết Pippi là Cây Búa; chính ông Trùm hả hê nhắc lại, hả hê với từng lời từng chữ: “Tao cóc biết chuyện đó. Mày cóc biết. Cóc ai biết”. - Mày kiếm đâu ra cái cóc mắc dịch đó vậy? - Đúng là một câu trả lời thứ thiệt, Ông Trùm khoái chí thốt lên. Thằng nhỏ còn trẻ măng mà kín đáo quá, sắc sảo nữa. Quả xứng đáng con của bố Pippi. Phải cho thằng nhỏ một cơ hội. Tất cả chuyện này đều đến tai Pippi và Pippi biết thời điểm chín muồi.
Hắn bắt đầu chăm lo cho thằng Cross nhiều hơn. Hắn giao cho con những vụ đòi nợ khó khăn hơn và đòi hỏi đến vũ lực. Hắn bàn luận về chuyện “ngày xưa” của Gia đình và những chiến dịch và đã được tiến hành ra sao. Tuyệt nhiên không màu mè. Nhưng khi phải màu mè, thì phải lên kế hoạch từng chi tiết nhỏ nhất. Đơn giản thì phải cực kỳ đơn giản.
Phong tỏa một địa bàn nhỏ trong khu vực, rồi chộp ngay mục tiêu trong khu vực đó. Thám sát đi trước, rồi xe hơi và sát thủ, thêm xe bọc hậu, để ngăn chặn nếu bị rượt bắt, rồi lặn một thời gian, né bị thẩm vấn cấp thời. Thế là đơn giản. Muốn màu mè thì cứ màu mè. Cứ việc thả hồn theo mộng, nhưng phải hiện thực hóa mộng mơ đó với kế hoạch vững chắc. Chri được viễn tưởng khi thực sự cần thiết.
Thậm chí hắn còn cho con biết một số câu mật mã: xử cho nạn nhân tiêu luôn xác là “Lễ ban thánh thể”. Cái đó là màu mè, viễn tưởng. Để xác cho chúng tìm được là “Lễ thêm sức”. Cách này là đơn giản.
Pippi cũng nói sơ sơ cho nó biết về gia đình Clericuzio. về cuộc chiến qui mô với gia đình Santadio, cuộc chiến xác định sự thống trị của nhà Clericuzio. Pippi không đả động gì vai trò của hắn trong vụ này và cũng chỉ đưa ra rất ít chi tiết. Hắn chỉ đề cao Giorgio, Vincent và Petie. Nhưng trên hết, hắn ca tụng ông Trùm Domenico với tầm nhìn xa trông rộng của ông.
Nhà Clericuzio đã dệt được nhiều mạng lưới khác nhau, nhưng bành trướng nhất là mảng cờ bạc. Nó thống trị mọi hình thức cờ bạc cá độ bất hợp pháp trên đất Mỹ. Và nó chỉ ảnh hưởng rất nhẹ đến các sòng bạc của người Mỹ bản xứ nhưng lại rất mạnh trong mạng cá độ thể thao, một chuyện hợp pháp ở Nevada, nhưng vẫn là bất hợp pháp ở những nơi còn lại trên nước Mỹ. Gia đình còn nắm trong tay những xưởng sản xuất máy đánh bạc, cũng rất quan tâm trong lãnh vực bài lá và xúc xắc, cung cấp đồ sứ, đồ bạc, cho đến việc rửa tiền cho các khách sạn có sòng bài. Cờ bạc là viên ngọc quý nhất trong đế quốc của họ, và họ đang có chương trình vận động dư luận để hợp pháp hóa trò cờ bạc ở mọi tiểu bang.
Cờ bạc hợp pháp trên toàn nước Mỹ thoe luật liên bang là cái Chén Thánh mà Gia đình Clericuzio đang tìm kiếm. Không chỉ là sòng bài và xổ số mà còn phải có cá độ thể thao: bóng chày, bóng đá, bóng rổ và tất cả những món khác. Người Mỹ sùng bái thể thao và khi cá độ được hợp pháp thì sự sùng bái đó sẽ lập tức biến thành cờ bạc. Món lợi kếch xù đang chờ đợi họ.
Giorgio, mà công ty của hắn đang quản lý một số đài xổ số của nhà nước, đã phân tích và đưa ra những con số mong đợi của Gia đình. ít nhất la hai tỉ đô la cá độ về môn Super Bowl trên toàn nước Mỹ, phần lớn là bất hợp pháp. Theo những tay trùm ghi các độ ở Vegas thì chri riêng tiền cá độ hợp pháp cũng đã lên tới năm mươi triệu. Những môn trong World Series, tùy thuộc từng môn, tổng cộng cũng tròm trèm một tỉ nữa. Bóng rổ thì ít hơn nhiều, nhưng những trận tay đôi đấu loại trực tiếp cũng kiếm được một tỉ, đó là chưa kể tiền bắt độ hàng ngày suốt mùa thi đấu.
Một khi đã được hợp thức hóa, tất cả những khoản này có thể nhân hai hay nhân ba với những màn xổ số đặc biệt được đặt cược chéo, ngoại trừ môn Super Bowl, môn này có thể tăng gấp mười lần, có thể kiếm được một tỉ đô la trong một ngày. Như vậy tiền lãi cả trăm tỉ mà không hề tốn phí sản xuất, tiền bỏ ra chỉ là tiếp thị và quản lý. Trừ phí tổn, Gia đình Clericuzio bỏ túi tối thiểu năm tỉ đô một năm.
Và Gia đình đã sẵn sàng khả năng chuyên môn, những quan hệ chính trị và một sức mạnh thuần túy để kiếm soát hầu hết thị trường này. Giorgio đã trưng ra những biểu đồ cho thấy những giải thưởng phức tạp có thể trao tặng dựa trên những sự kiện thể thao đặc biệt. Cá độ sẽ thành khối nam châm khổng lồ hút tiền từ cái mỏ vàng khổng lồ của người dân Mỹ.
Thế nên cá cược vừa ít nguy hiểm, mà lại có tiềm lực phát triển cao. Để hợp pháp hóa trò này, không chỉ là vấn đề tiền mà còn phải tính đến những bất trắc nhất.
Gia đình phần lớn cũng làm giàu nhờ ma túy, nhưng chỉ chơi những cú lớn, chắc ăn, vì trò này vô cùng nguy hiểm. Họ kiểm soát công đoạn Châu Âu,cuối cùng bảo kê về mặt chính trị và mối can thiệp thuộc ngành tư pháp, và họ lãnh việc rửa tiền. Họ bỏ tiền bẩn vào một ngân hàng Âu Châu và một số ngân hàng ở Mỹ. Cơ chế pháp lý vẫn có lỗ hổng.
Nhưng cũng có khi, Pippi nhấn mạnh, mặc dù cẩn trọng kín đáo, vẫn có những trường hợp phải liều mạng, phải chơi kiểu “quả đấm sắt”. Trong trường hợp này, Gia đình thường thực hiện kiểu chơi tuyệt kín đáo và vô cùng tàn bạo. Và chỉ xài tới khi thực sự phải bảo vệ cuộc sống tốt đẹp họ đang được hưởng, hoặc chỉ khi nào có kẻ đụng vào việc kiếm ăn hàng ngày của họ.
Cuối cùng, chỉ sau sinh nhật lần thứ hai mươi mốt của nó ít lâu, Cross được đưa vào thử thách.
Một trong những con bài chính trị có giá nhất của gia đình Clericuzio là VValter Wawen, thống đốc bang Nevada. Đó là một gã trạc năm mươi, cao ốm khẳng khiu, thường đội một cái nón cao bồi, nhưng lại diện những bộ đồ cắt may xịn nhất. Hắn điển trai và mặc dù đã có gia đình nhưng còn trai lơ lắm. Khoái ăn nhậu, mê cá độ, ghiền sòng bài, chim chuột lăng nhăng, nhưng hắn lại ngán công luận. Vì vậy, hắn phải nhờ vả vào Gronevelt và cái khách sạn Xanadu của lão để chơi bời cho kín đáo mà vẫn duy trì được hình ảnh của một cá nhân một chính khách kính Chúa, tuyệt đối tin vào giá trị gia đình truyền thống.
Lão Gronevelt sớm nhận ra tài năng đặc biệt của thằng cha ham vui này. Lão cung cấp tiền bạc để Wawen có thể leo lên những bậc thang chính trị. Khi Wawen trở thành thống đốc tiểu bang Nevada rồi, mỗi lần ngài thống đốc cần thư giãn cuối tuần, lão Gronevelt ô kê ngay để quan lớn ngự tại một trong những vila quan trọng nhất.
Những ngôi biệt thự đó là nguồn cảm hứng tuyệt vời nhất của lão Gronevelt...
Lõa Gronevelt đến cái đất Vegas từ ngày xửa ngày xưa, từ khi nơi đây mới chỉ là một thị trấn cờ bạc dành cho mấy anh chăn bò miền Viễn Tây. Lão đã quan sát cách đánh bạc, các con bạc, cẩn trọng như một nhà khoa học lỗi lạc nghiên cứu một bài côn trùng rất quan trọng trong chu trình tiến hóa. Điều bí ẩn lớn nhât slà tại sao những đứa ngồi trên đống tiến vẫn cứ khoái bỏ phí thời giờ bài bạc, để hi vọng ăn được tiền, khi chúng chẳng thiếu gì tiền. Gronevelt thì quả quyết là chúng đánh bạc để giấu đi những khuyết điểm, hoặc chúng khao khát chinh phục số mệnh, nhưng trên hết là để giựt le với đồng loại. Vì vậy, lão suy ra rằng, phải đối xử với những con bạc như những Thượng đế. Chúng sẽ được đánh bài như Thượng đế đánh bài hay như những ông hoàng bà chúa của Pháp trong điện Versailles vậy.
Vì thế Gronevelt đã đổ ra một trăm triệu đôla để xây bảy ngôi biệt thực cực kỳ lộng lẫy và một sòng bài đặc biệt có két giữ nữ trang cho khách ngay trên đất của khách sạn Xanadu (với tầm nhìn xa cố hữu của lão, lão đã mua số đất nhiều hơn đất cần thiết cho Xanadu). Những biệt thự này là những lâu đài thu nhỏ, mỗi ngôi có đủ chỗ cho sáu cặp trong sáu khu riêng biệt, chứ không phải chỉ là những phòng ngủ. Trang trí nội thất thuộc loại xa xỉ nhất, thảm dệt tay, sàn đá cẩm thạch, phòng tắm cẩn vàng, tường, trần sang trọng nhất, phòng ăn nhà bếp do nhân viên khách sạn đảm trách. Những trang thiết bị nghe nhìn đời mới nhát biến phòng khách thành những hí viện. Quầy rượu đầy ắp loại hảo hạng nhất và một hộp xì gà Havana nhập lậu. Mỗi ngôi biệt thự đều có hồ bơi lộ thiên riêng và một phòng tắm hơi. Tất cả đều miễn phí cho các con bạc “Thượng đế”.
Trong một khu vực an toàn đặc biệt giữa những tòa biệt thự là một sòng bạc nhỏ, hình bầu dục, gọi là Phòng Trân châu, dành cho khách sang trọng và kín đáo, nơi đây số tiền đặt tối thiểu trên bàn phé là một ngàn đô. Những thẻ đánh bạc trong phòng này cũng khác, thẻ đen loại một trăm đô là thấp nhất, loại năm trăm màu trắng nhạt kẻ chỉ vàng, thẻ một ngàn được gắn một viên kim cương trên một mặt vàng. Tuy nhiên, thể theo yêu cầu của quý bà, bàn quay ru lét cũng đổi thẻ một trăm đô lấy loại năm đô.
Kể cũng ngạc nhiên khi những tay giàu sụ - cả đàn ông lẫn đàn bà - đều mắc phải miếng mồi của lão.
Gronevelt tính ra tất cả những khoản ăn ở xa xỉ này đã ngốn của khách sạn năm mươi ngàn đô một tuần. Nhưng con số này không ghi vào báo cáo thuế vụ. Cộng vô đó, giá cả đều nâng lên. Tính sổ (lão có một sổ kế toán riêng) mỗi biệt thự đẻ rat rung bình một triệu đô tiền lời. Các nhà hàng Số Một phục vụ các biệt thự và các vị khách quý cũng đẻ ra một mớ đáng kể mà không bị đóng thuế. Theo hóa đơn tính tiền, một buổi ăn tối cho bố người lên tới một ngàn đô, và do khách được miễn phí, nên khoản này được trừ ra như phí công tác. Vì mỗi bữa ăn khách sạn chỉ phải chi ra một trăm đô, riêng khâu này cũng đẻ ra tiền.
Bởi vậy, với Gronevelt, bảy ngôi biệt thự là bảy cái vương miện hắn đội lên đầu đám khách dám chi ra một triệu đô trong mấy ngày nghỉ. Không quan trọng vấn đề họ thắng hay thua chỉ cần là họ có chi ra. Và phải thanh toán lẹ những thẻ nợ. Nếu không, đám đó phải dời qua mấy phòng bên khách sạn, mà dù có sang trọng cỡ nào cũng không sánh bằng bên khu biệt thự.
Cũng phải kể đến một chi tiết nho nhỏ nữa là những vị đại phú, tai to mặt lớn có thể “an toàn trên xa lộ” khi dẫn bồ nhí, khi đốt tiền trên bàn bạc tại khu biệt thự. Lạ một điều là những ông kẹ trong làng kinh doanh, những tay đáng giá hàng trăm triệu đô la, lại là những kẻ cô đơn nhất trên đời này, dù vợ con lủ khủ, nhân tình cả tá. Họ cô đơn và thèm khát những người tình buông thả, những người đàn bà mà họ có thể trút bầu tâm sự. Với đám này, lão Gronevelt cung ứng đầy đủ mặt hàng “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” cho khu biệt thự.
Thống đốc VValter Wawen là một trong số khách đó, và là ngoại lệ duy nhất (qui luật của Gronevelt là biệt thự chỉ dành cho những con bạc từng chi một triệu đô bên sòng bài). Lão thống đốc này cờ bạc thì dè xẻn, lại còn được Gronevelt dúi tiền cho. Khi sổ nợ lên quá con số ấn định, thì cứ để đó, để những lần sau, bao giờ ngài thống đốc thắng sẽ trả, không sao.
Thống đốc cứ việc tới khách sạn vui chơi, thư giãn, đánh gôn ngay trên sân của Gronevelt, đú đởn với những người đẹp do lão Gronevelt cung cấp.
Chơi đẹp dài dài với ngài thống đốc như vậy, hai mươi năm qua lão Gronevelt chưa bao giờ đòi hỏi một điều gì quá đáng. Lão chỉ đưa ra những đề nghị chút xíu dính dáng với những điều luật có lợi cho việc kinh doanh sòng bạc ở Vegas. Thường thì lão đều đạt được kết quả khả quan. Hoặc nếu vì tình hình tế nhị chính trị, thống đốc cũng sẽ giải thích rõ ràng. Bù lại thống đốc sẵn sàng móc ngoặt cho lão một số thẩm phán, chính khách thế lực, nhưng cũng có máu tham hễ thấy hơi tiền thì mê.
Tuy tốn kém cung phụng cho ngài thống đốc như vậy, lão Gronevelt vẫn sẵn lòng, thâm tâm lão kỳ vọng một ngày kia VValter Wawen sẽ leo lên ghế tổng thống Mỹ. Khi đó ân đền óan trả mấy hồi.
Nhưng đúng là mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên, khi định mệnh chơi khăm thì khó lòng tránh khỏi. Cái định mệnh chơi khăm ngài thống đốc đến từ một thằng con tria hai mươi lăm tuổi, người yêu của trưởng nữ ngài thống đốc, cô tiểu thư mới mười tám.
VValter Wawen lập gia đình với một phụ nữ xinh đẹp, thông minh và có quan điểm chính trị tự do phóng khoáng hơn chồng, dù cả hai tạo thành một ê kíp rất ăn ý. Họ có ba đứa con và cái gia đình này là vũ khí mạnh mẽ của thống đốc VValter Wawen. Con gái cả, Marcy đang học tại Berkely, đó là do bà mẹ và nó tự chọn, chứ không phải ông bố.
Thoát khỏi sự cứng nhắc của một gia đình chính trị gia, Marcy như ngất ngây trước cái không khí tự do của trường đại học, khuynh hướng cánh tả, trào lưu âm nhạc mới và những giây phút thấu cảm do ma túy đem lại. “Con gái giống cha”, cô cũng rất mạnh dạn trước những ham muốn tình dục. Với sự ngây thơ và bản năng phóng khoáng, công bằng tự nhiên của giới trẻ, cô dành hết tình cảm cho người nghèo, giai cấp lao động, những người thiểu số bị áp bức... cô cũng đam mê những nghệ thuật tinh khiết nhất. Như thế chẳng có gì lạ khi cô nàng đi lại với những sinh viên là nhà thơ, là nhạc sĩ. Và cũng chẳng có gì ngạc nhiên hơn khi chỉ sau vài lần gặp thân mật, cô đã yêu một anh bạn học biết viết kịch, khẩy ghi ta và nghèo. Tên hắn là Theo Tatoski và hắn là mẫu hoàn hảo cho chuyện tình áo trắng. Hắn ngăm ngăm, dễ nhìn, xuất thân từ một gia đình cơ đốc giáo làm việc trong các xí nghiệp ôtô ở Detroit, có một đầu óc sắc sảo, miệng lưỡi trơn tru của một thi sĩ và hắn luôn thề rằng thà đi ăn mày còn hơn đi bắt ốc gắn càng xe. Nói như vậy thôi chứ hắn cũng làm thêm để kiếm tiền đóng học phí. Hắn cũng nghiêm chỉnh, nhưng nhờ có tài nên có vẻ hơi “ngầu” chút ít.
Marcy và Theo dính nhau như sam được hai năm. Cô dẫn hắn tới giới thiệu với gia đình tại dinh ông thống đốc và rất khoái chí thấy hắn không bị khớp, cha cô chẳng có kí lô nào với hắn. Sau đó, khi đang trên giường ngủ ngay trong nhà cô, hắn nói với cô rằng cha cô chỉ là một tay giả tạo điển hình.
Có lẽ Theo đã đánh hơi thấy sự hạ cố của họ. ông thống đốc và vợ tỏ ra thân thiện quá mức, lịch thiệp một cách bất bình thường, rất tôn trọng sự lựa chọn của con gái khi trong bụng đang thầm xót xa vì đám này không “môn đăng hộ đối” chút nào. Bà mẹ thì không mấy lo lắng, bà biế rằng vẻ hấp dẫn của Theo sẽ lạt dần khi con gái mình lớn khôn, ông bố thì đành lộn ruột nhưng cũng cố tỏ ra “dễ thương” quá mức cần thiết, thậm chí với một chính khách luôn cần tỏ ra mềm mỏng, dễ thương. Dù sao đi nữa ông cũng là người bênh vực cho giai cấp công nhân mà, ấy là theo diễn đàn chính trị của ông, còn bà mẹ là một người tự do có học vấn. Một cuộc tình lãng mạn với Theo chỉ có thể cho Marcy một cách nhìn đời thoáng hơn mà thôi. Trong lúc đó Marcy và Theo đang chung sống và dự định sẽ kết hôn sau khi tốt nghiệp. Theo sẽ viết và dựng những vở kịch của mình. Marcy làm giáo sư văn chương và là nguồn cảm hứng của hắn.
Một sự sắp đặt rất ổn định, bền vững. Hai người trẻ tuổi hình như cũng không ghiền ma túy lắm, quan hệ tình dục chỉ là chuyện nhỏ đối với họ. Thậm chí ông thống đốc đôi lúc “nghĩ quẩn” rằng trong trường hợp tệ nhất, cuộc hôn nhân của chúng ít ra cũng có lợi cho ông trên phương diện chính tị. Đó sẽ là một minh chứng cho công chúng thấy mặc dầu xuất thân từ gia đình theo Tin lành, da trắng, mặc cho trình độ văn hóa, sự nghiệp của mình, ông đa tỏ ra rất dân chủ khi chấp nhận một chàng rể gốc thợ thuyền.
Thôi đuổi không được thì tha làm phước. Hai vợ chồng chỉ mong là Theo sẽ đừng gây thêm phiền toái nữa.
Nhưng tuổi trẻ lại hay trái tính. Đang học năm cuối. Marcy lại đi yêu một anh bạn học rất gàu có và nếu xét về mặt xã hội thì đối với cha mẹ cô dễ chấp nhận hơn nhiều so với Theo. Nhưng cô vẫn muốn giữ Theo như một người bạn. Cô rất hứng thú chơi trò ỡm ờ với hai thằng tình nhân mà trên lý thuyết lại không phạm tội ngoại tình. Theo sự thơ ngây của cô, điều đó làm cô thấy mình là hơn hẳn mọi người.
Điều ngạc nhiên là ở phía Theo. Hắn phản ứng với chuyện đó không phải như một sinh viên Berkely cấp tiến rộng lượng, mà hệt như một tay Ba Lan cổ hủ. Vứt hết tất cả tính chất du mục đầy thi ca, những lời giáo huấn của các giáo sư binh vực cho nữ quyền, cái không khí tự do tình dục ở Berkely, hắn trở nên ghen tuông dữ dội.
Từ trước tới giờ, Theo luôn tỏ ra là có cá tính mạnh, rất lập dị, đó là một trong những điểm hấp dẫn, trẻ trung của hắn. Khi trò chuyện, hắn thường đứng trên phương diện có tính cách mạng mạnh mẽ, rằng hy sinh một trăm người vô tội chỉ là giá quá rẻ để cho được một xã hội tự do trong tương lai. Thế nhưng Marcy biết tỏng là Theo chẳng bao giờ làm như vậy. Có lần sau khi đi nghỉ hai tuần trở về nhà, hai người tìm thấy nguyên một lứa chuột mới sinh trên giường. Theo chỉ lẳng lặng đưa cả bọn ra ngoài mà không nỡ làm đau đến con nào. Marcy lại thấy điều đó thật đáng yêu.
Nhưng khi khám phá ra tên tình nhân kia của Marcy, hắn đã tát vào mặt nàng. Rồi hắn òa lên nức nở và van xin nàng tha thứ. Nàng cũng tha thứ, nàng thấy những cuộc mây mưa của hai người vẫn còn nóng bỏng và càng nóng bỏng hơn khi giờ đây nàng có ưu thế hơn, khi hắn biết được sự phản bội của nàng. Nhưng hắn ngày càng trở nên thô bạo. Hai người cãi lộn liên miên, cuộc sống chung không còn hứng thú nữa, và Marcy dọn đi chỗ khác.
Tình yêu kia của nàng cũng phai nhạt dần. Marcy có thêm vài cuộc phiêu lưu khác. Nhưng nàng và Theo vẫn giữ lại tình bạn và thỉnh thoảng vẫn ngủ chung. Marcy dự định qua miền đông lấy bằng cao học ở một trường trong hệ thống Ivy League. Theo thì xuống Los Angeles viết kịch và tìm việc viết kịch bản phim. Một trong những vở nhạc kịch ngắn của hắn được một nhóm kịch nhỏ dàn dựng với ba đểm diễn. Hắn mời Marcy đến xem.
Marcy dã bay đến Los Angeles. Vở kịch tệ đến nỗi nửa số khán giả đã bỏ về. Thế là đểm đó Marcy đã ở lại trong phòng hắn để an ủi vỗ về. Thực sự về những gì xảy ra đểm đó sẽ không bao giờ được tái hiện lại một cách chính xác. Những gì còn lại, mờ sáng hôm sau mới được biết đến. Theo đã đâm chết Marcy, mỗi hốc mắt là một nhát dao rồi hắn tự đâm vào bụng mình và gọi cảnh sát. Canh sát đến kịp, nhưng chỉ cứu được mạng hắn, còn Marcy thì quá trễ.
Dĩ nhiên phiên tòa xét xử ở Caliíornia là một sự kiện thông tin đại chúng xôm tụ nhất. Con gái của thống đốc bang Neveda bị một thi sĩ thuộc giới thợ thuyền, là người yêu của nàng trong ba năm, đâm chết.
Molly Flanders, luật sự biện hộ là một người đặc biệt thành công với những vụ giết người vì tình dục, dù vụ này được biết là vụ hình sự cuối cùng của cô trước khi chuyển sang luật ngành giải trí. Cô áp dụng chiến thuật cổ điển, đưa ra các nhân chứng cho thấy Marcy đã có ít nhất là sáu người tình, trong lúc Theo tin rằng hai đứa sẽ làm đám cưới với nhau. Cô Marcy giàu có, có địa vị xã hội lại hoang đàng, hư đốn đã lừa gạt nhà viết kịch thuộc giới thợ thuyền chân thành của mình, khiến anh này nổi điên lên. Thay mặt cho thân chủ của mình. Flanders đã kết luận là "ức chế thần kinh tạm thời" dòng chữ thú vị nhất là "anh ta mãi mãi sẽ không chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm". Một dòng chữ ắt hẳn sẽ khiến ông Trùm Clericuzio nổi xung thiên ngay.
Trong lúc lấy cung, Theo trông thật thảm hại, cha mẹ hắn vốn là tín cô Cơ đốc sùng đạo, đã ra sức thuyết phục những tu sĩ thế lực nhất ở Caliíornia giúp đỡ và mấy vị này xác nhận Theo đã bỏ con đường trụy lạc và hiện đã nhất quyết học tập làm linh mục. Người ta cũng nêu ra việc Theo cố tự sát, cho thấy hắn hiển nhiên cũng bị dày vò hối hận lắm rồi. Và thế là chứng minh được hắn mất trí, cứ như thể giết người và mất trí lúc nào cũng kè kè bên nhau. Tất cả những mánh này đã được Molly Flanders đánh bóng lên bằng những ngôn từ hoa mỹ bóng bẩy nhất, vẽ lên hình ảnh cho thấy Theo có thể đóng góp cho xã hội này đến đâu, nếu như hắn không phải chịu sự trừng phạt vì hành vi ngu xuân của nó, do một đứa con gái suy đồi đạo đức gây ra, kẻ đã phá nát trái tim người thợ của nó là một cô gái giàu có, sống buông thả, chẳng may vắn số thôi.
Molly Flanders rất yêu thương những bồi thầm ở Caliíornia. Những người có đủ trí thông minh và học vấn để hiểu ra những oan trái của các bi kịch tâm lý, do đó thấm đẫm cái nền văn hóa "cao cấp" của tuồng hát, phim ảnh, văn chương, lòng họ cứ là dâng tràn thương cảm. Khi Flanders đã giải quyết xong bồi thẩm đoàn thì kết quả không còn gì nghi ngờ nữa. Theo được tuyên bố vô tội vì lý do khủng hoang tâm thần tạm thời. Ngay lập tức nó ký hợp công trong bộ phim nhiều tập kể lại đời nó, không phải là vai chính mà là một nhân vật phụ, hát những bài chính nó sáng tác để nối kết lại toàn bộ câu chuyện. Nhưng kết cuộc đối với viên thống đốc Wawen, cha của cô gái thì lại vô cùng thảm hại. Gronevelt nhìn công sức hai mươi năm đầu tư của mình đổ xuống sông biển hết, và Wawen đã tuyên bố với Gronevelt là ông sẽ không ra tái tranh cử nữa. Thâu tóm quyền lực để làm chi, khi bất kỳ một tên da trắng hạ tiện chó đẻ nào cũng có thể đâm con gái mình đến chết, gần như cắt lìa đầu con bé mà nó vẫn cứ nhơn nhơn sống? Đau khổ hơn nữa là đứa con yêu quí của mình lại được đưa lên báo chí, truyền hình như một con điếm ngu ngốc, chết đáng kiếp.
Trong cuộc đời, có những bi kịch mà ta không thể nào vực dậy nổi, và đối với viên thống đốc thì đây chính là một bi kịch trong những bi kịch đó. Hắn ở lì tại Xanadu càng lâu càng tốt, nhưng không còn là con người vui tính trước đây nữa. Hắn không thú vị với đám gái nhảy hay tiếng xúc xắc lăn, chỉ nốc rượu và đánh gôn. Điều này đặt ra cho Gronevelt một vấn để vô cùng nan giai.
Gronevelt cảm thông sâu sắc với vấn đề của viên thống đốc. Người ta không thể vun vén, chăm chút cho một người trong hơn hai mươi năm, dù chỉ vì tư lợi mà lại không có cảm tình gì với người đó. Nhưng sự thật là giã từ chính trường, thống đốc VValter Wawen không còn là một quân bài chủ chốt nữa, sẽ không có tiềm lực gì hết trong tương lai. Hắn chỉ còn là một người đang tự hủy hoại mình bằng men rượu. Khi đánh bạc hắn lại thả tâm hồn đâu đâu, đến nỗi hiện nay Gronevelt đã ghi lên tới hai trăm ngàn tiền nợ. Vậy là đã đến lúc không thể để cho viên thống đốc sử dụng tòa biệt thự nữa. Dĩ nhiên ông ta sẽ được một phòng sang trọng trong khách sạn, nhưng điều đó có nghĩa như một sự giáng cấp, và trước khi "ra tay" Gronevelt đã thử phục hồi thống đốc lần cuối.
Gronevelt thuyết phục viên thống đốc chơi gôn với mình vào một buổi sáng. Để đủ bốn tay, hắn kêu thêm Pippi De Lena và Cross. Viên thống đốc từ xưa đến nay vẫn ưa cái lạnh hài hước thô lô của Pippi còn Cross là một chàng thanh niên điển trai và lịch sự đến mức những bậc cha chú đều rất thích có nó ở bên mình. Chơi xong họ cùng vào biệt thự của viên thống đốc để ăn trưa dù đã hơi muộn.
VVavven đã sụt cân đáng kể và hình như không còn tự hào gì về mình nữa. Hắn bận một bộ đồ thể thao cáu bẩn và đội một cái mũ dã cầu có biểu tượng của Xanadu. Râu ria tua tủa không chịu cạo, hắn cười luôn nhưng không phải nụ cười của một chính khách mà như là một cái nhăn miệng nham nhở, xấu hổ, Gronevelt để ý thấy hàm răng của hắn vàng khè và lúc đang say lè nhè. Gronevelt quyết định ra tay. Lão nói:
Ông thống đốc này, ông đang làm gia đình ông, bạn bè, và dân Nevada thất vọng đấy. ông không thể tiếp tục như thế này được.
Được chứ - VValter lè nhè - Mặc mẹ dân chúng Nevada. Đứa nào quan tâm tới tôi nào.
Gronevelt nói:
Tôi, tôi quan tâm tới ông. Tôi sẽ gom tiền, và ông sẽ ra tranh cử thượng viện kỳ tới.
Tại sao tôi phải làm như thế chứ? - Hắn đáp lại - ở cái đất nước chó má này, điều đó chẳng có ý nghĩa gì sất. Tôi - thống đốc của bang Nevada vĩ đại - thế mà thằng nhóc chó má kia đâm chết con gái tôi mà vẫn êm ru. Và tôi, tôi phải đưa mặt ra chịu đựng. Người ta đùa cợt về con gái tôi và cầu nguyện cho thằng giết người đó. Mấy người biết tôi cầu gì không? cầu cho một trái bom nguyên tử dọn sạch cái đất nước chó chết này đi và nhất là có bang Caliíorina kia.
Trong khi đó Pippi và Cross vẫn nín thinh. Cả hai có hơi bàng hoàng trước sự quyết liệt của viên thống đốc. Và cả hai cũng hiểu là Gronevelt đang cố lái tới mục đích nhất định nào đó.
Ông phải quên hết đi - Gronevelt nói - Đừng để cái bi kịch đó huỷ hoại đời mình.
Giọng ngọt ngào giả tạo của lão đến thánh nghe cũng bực mình.
Viên thống đốc ném cái mũ dã cầu ra xa rồi tự rót thêm một ly whisky nữa ở quầy rượu.
Tôi không thể quên được - đểm đểm tôi nằm trợn trừng mắt mà mơ cái cảnh được bóp cái đầu khốn nạn đó cho hai con mắt nó lồi ra ngoài. Tôi muốn đốt nó, muốn chặt tay nó, chặt chân nó, và tôi muốn nó cứ phải sống để làm đi làm lại mãi cánh đó.
Hắn nhìn họ cười khờ dại, ngả nghiêng như muốn té. Họ có thể thấy hàm răng vàng ởn và mùi hôi thối xông ra từ miệng hắn.
Rồi Wawen có vẻ tỉnh táo hơn, giọng trầm xuống, hắn thủ thỉ như đang tâm sự:
Các người có thấy nó đâm con nhỏ như thế nào không? - Đám xuyên qua hai con mắt. Lão chánh án không cho tụi bồi thẩm xem hình. Phi lý, bất công. Nhưng tôi, bố của con bé thì xem được. Và rồi cái thằng ranh Theo đó được tự do, miệng cười khinh khinh ngạo mạn. Nó đâm xuyên con mắt con gái tôi, thế mà mỗi sáng thức dậy nó lại được ngắm mặt trời mọc. Ôi, ước gì tôi có thể giết sạch bọn chúng - thằng thẩm phán - bọn bồi thẩm, tụi luật sư. Tất cả lũ chúng nó.
Hắn rót, đầy ly rồi lồng lộn đi đi lại lại trong phòng, miệng tải nhải lung tung mọi thứ:
Tôi không thể nào xuất hiện và tán dóc về nhưng thứ mà mình không còn tin nữa. Chừng nào thằng con hoang trời đánh còn sống. Nó ăn tối chung bàn với tôi vợ tôi và tôi đối xử với nó như một con người, dù chẳng ưa gì nó. Chúng tôi bấm bụng tươi cười niềm nở với nó, chưa bao giờ chúng tôi phải làm trò thế cả. Chúng tôi cho nó vào nhà, cho nó lên giường ngủ với con gái mình. Trong khi đó thì nó cười vào mặt tôi. Nó rủa thầm: là thống đốc thì làm đếch gì? Tao có thể đâm con gái mày bất cứ lúc nào và chúng mày làm gì được tao. Tao sẽ triệt hết chúng mày. Tao sẽ ngủ với con gái chúng mày, rồi giết nó mà vẫn phây phây ra đấy - Wawen loạng choạng ngã, nhưng Cross đã nhanh nhẹn bước tới đỡ hắn. Viên thống đốc ngước lên nhìn cái trần nhà trang trí những thiên thần hồng hào, những vị thánh mặc đồ trắng muốt - Tôi muốn nó chết - hắn nói rồi òa lên khóc - Tôi muốn nó chết.
Gronevelt vẫn trầm tĩnh:
VValter này, mọi sự rồi sẽ qua hết. Hãy để thời gian làm việc đó. ông phải ra tranh cử vào thượng viện, ông vẫn còn những năm tháng tốt nhất ở phía trước, ông vẫn có thể làm được nhiều thứ.
VVavven vùng mình khỏi Cross rồi lầm lì nói với Gronevelt: "ông không thấy là tôi vẫn không được kể cho ai biết, kể cả vợ tôi, rằng mình thực sự cảm thấy thế nào ư. Tôi cảm thấy căm thù. Còn chuyện nữa. Dân chúng đi bầu đã khinh bỉ tôi, chúng cho tôi là một tên ngốc đớn hèn, một người để cho con gái bị giết chết mà không trả thù được. Ai mà còn tin tưởng giao sự thịnh vương của bang Nevada trù phú cho một kẻ như thế chứ? - Giờ thì hắn đổi giọng mỉa mai - Cái thằng chó đó có thể dễ đắc cử hơn tôi nữa ấy chứ - Hắn im lặng một chút - Thôi bỏ đi... tôi chăng tranh cử tranh kiết gì
Gronevelt chăm chú quan sát hắn. Lão đánh hơi được điều gì đó mà Pippi và Cross không biết. Nỗi đau khổ tột cùng như thế thường đưa đến những yếu mềm. Nhưng Gronevelt đã quyết định thử một phen. Lão hỏi:
VValter này, ông sẽ ra tranh cử nếu tên đó bị trừng phạt chứ, ông sẽ trở lại là con người cũ chứ?
Viên thống đốc ra vẻ không hiểu. Hắn chậm chậm đưa mắt lướt qua Pippi và Cross, rồi nhìn chằm chằm vào mặt Gronevelt. Gronevelt nói với Piplli và Cross:
Hai người đợi tôi trong văn phòng.
Pippi và Cross biến gấp. Chỉ còn hai người ở lại với nhau, Gronevelt nghiêm giọng hỏi:
VValter, đây là lần đầu tiên trong đời mình, ông và tôi phải thắng thắn với nhau. Chúng ta đã biết nhau hơn hai mươi năm, và ông có bao giờ thấy tôi sơ xuất hở miệng điều gì chưa? Nếu vậy thì trả lời đi. Sẽ an toàn tuyệt đối. Ông sẽ ra tranh cử lại nếu thằng nhóc đó mất xác chứ?
Viên thống đốc đi lại quầy rượu rót một ly whisky, nhưng hắn không uống. Hắn mỉm cười:
Tôi sẽ ghi tên tranh cử, sau cái ngày đi dự đám tang nó để tỏ lòng tha thứ của mình - Cử tri của tôi sẽ thích điều đó lắm.
Gronevelt nhẹ nhõm cả người. Vậy là xong, lão nghiêm mặt trở lại: "Nhưng trước hết ông phải đi nha sĩ đã", lão nói với viên thống đốc: "Để cho hắn tây uế cái hàm răng cải mả của ông đi đã".
Pippi và Cross dang chờ Gronevelt quay lại trong phòng làm việc của lão ở tầng thượng. Lão dẫn hai người vào phòng khách để cả bọn cảm thấy thoải mái hơn. Rồi kể lại những gì xảy ra.
Lão thống đốc ôn chứ? - Pippi hỏi.
Hắn không say đâu, chỉ làm bộ thôi - Gronevelt đáp - Hắn trao cho tôi thông điệp, không để một giọt nước dính vào tay lão.
Pippi bảo: “Vậy thì tối nay tôi phải bay về miền Đông, cần phải được nhà Clericuzio ô Kê chứ?".
Nói với họ là tôi nghĩ tay thống đốc sẽ đi tới cùng được đấy - Gronevelt nói: “Tới tận đỉnh vinh quang đấy. Được vậy, hắn sẽ là người bạn vô giá của chúng ta".
Giorgio và ông Trùm sẽ hiểu ra - Pippi nói - Tôi sẽ trình bày mọi việc và chắc sẽ được sự đồng ý.
Gronevelt nhìn Cross mỉm cười. Rồi quay sang Pippi, lão nhẹ giọng:
Pippi này, tôi nghĩ đã đến lúc Cross phải gia nhập Gia đình rồi. Tôi nghĩ nên cho nó bay với anh.
Nhưng Giorgio Clericuzio quyết định qua miền Tây. Hắn muốn được nghe chính Gronevelt báo cáo. mà Gronevelt thì mười năn nay chẳng đi đâu hết.
Giorgio và các vệ sĩ của hắn được thu xếp ở trong một tòa biệt thự, dù hắn không phải là một tay chơi sộp Gronvevel biết thế nào là ngoại lệ. Lão đã không giao biệt thự cho những chính khách đầy quyền uy, những ông trùm tài chính, những minh tinh nổi tiếng nhất ở Hollyvvood, cho những giai nhân đã ngủ với lão, và kể cả bạn bè thân thích nhất, kể cả Pippi De Lena. Nhưng lão phải cho Giorgio, dù thừa biết Giorgio ưa khắc khổ và không thực sự biết thưởng thức nhưng món xa xỉ độc đáo đó. Những dấu hiệu, cử chỉ kính trọng đều được tính toán cả, nếu chỉ một sơ xuất, dù nhỏ đến đâu, cũng sẽ được tính sổ vào một ngày nào đó.
Họ họp ở biệt thự gồm Giorgio, Gronevelt, Pippi.
Gronevelt giải thích mọi chuyện:
Tay thống đốc này có thể là công cụ rất có giá trị đối với Gia đình - lão nói - Nếu hắn phục hồi được thì có thể đạt được mọi thứ. Đầu tiên là thượng nghị sĩ. Kế đến là Tổng thống. Đến khi đó thì chuyện hợp pháp hóa trò cá cược thể thao trên toàn nước Mỹ sẽ dễ như trở bàn tay. Điều đó trị giá hàng tỉ đối với Gia đình và số đó không phải là tiền bẩn mà sẽ là tiền sạch. Tôi cho đó là điều chúng ta nên làm.
Tiền sạch bao giờ cũng giá trị hơn nhiều so với tiền bẩn. Nhưng phẩm chất hàng đầu của Giorgio là không bao giờ hắn hấp tấp đưa ra những quyết định liều lĩnh: “Hắn có biết là anh có liên hệ với chúng tôi không?".
Dĩ nhiên là không - Gronevelt đáp - Nhưng chắc chắn cũng có nghe đồn đại rồi. Hắn đâu có ngốc. Tôi đã giúp hắn một số tiền, hẳn dư biết là một mình tôi không thể nào thực hiện nổi. Hắn cáo già lắm. Hắn chỉ nói là sẽ ra tái cử nếu thằng nhóc "ngủm". Hắn không yêu cầu tôi làm gì cả. Một thằng điếm chúa. Hắn không say tới mức độ đó đâu. Tôi nghĩ là hắn đã sắp xếp mọi thứ. Hắn thật lòng tìm tới mình nhưng cũng phải vờ vịt chứ. Hắn không tính được cách háo thù nhưng biết là tôi có thể làm được điều gì đó. Hắn đang đau khổ, nhưng cũng lên kế hoạch đầy đủ - Lão dừng lại một chút - Nếu chúng ta làm xong, hắn sẽ ra tranh cử vào thượng viện và sẽ trở thành ông nghị của chúng ta.
Giorgio đi đi lại lại, trong phòng vẻ bồn chồn né những bức tượng chễm chệ trên bệ, né phòng tắm hơi có giăng màn mà ánh cẩm thạch như muốn rọi xuyên qua tòa nhà. Hắn nói với Gronevelt:
Ông đã hứa với hắn mà chưa được sự đồng ý của chúng tôi à?
Đúng - Gronevelt đáp - Đó là để thuyết phục hắn. Tôi phải tỏ ra tích cực để cho hắn thấy hắn vẫn còn quyền lực. Hắn vẫn có thể điều khiển mọi chuyện và để hắn bị quyến rũ bởi sự trở lại cửa quyền lực.
Giorgio thở dài:
Tôi ghét ba cái vụ này lắm. Pippi cười, Giorgio thì lúc nào cũng ỡm ờ. Chính hắn đã ra tay dọn sạch nhà Santadio với một sự tàn bạo khiến cả ông Trùm cũng thấy tự hào.
Tôi nghĩ vụ này ta cần trình độ của Pippi - Gronevelt nói - Và tôi cho là đã đến lúc để con trai anh ấy, Cross, gia nhập Gia đình.
Giorgio nhìn Pippi:
Anh nghĩ là Cross đã sẵn sàng chưa? - Hắn hỏi.
Pippi nói:
Nó đã hưởng bổng lộc nhiều rồi, đã đến lúc phải tự kiếm ăn thôi.
Nhưng nó sẽ làm chứ? - Giorgio hỏi - đó là một bước ngoặt quan trọng đó.
Tôi sẽ nói chuyện với nó - Pippi nói - Nó sẽ làm.
Giorgio quay sang Gronevelt:
Chúng ta làm việc này là vì lão thống đốc đó, nhưng lỡ nó bỏ rơi chúng ta thì sao? Chúng ta liều mạng để hưởng được cái cứt gì. Thân danh làm tới thống đốc bang Nevada, vậy mà khi con gái bị giết chỉ biết thở than khóc lóc. Đồ hoạn quan ấy thì làm được trò gì.
Hắn có làm đấy chứ, hắn tới tìm tôi - Gronevelt nói - Anh phải hiểu những người như tay này. Thế là hắn đã liều mình lắm rồi.
Vậy hắn sẽ theo ta tới cùng chứ? - Giorgio hỏi.
Chúng ta sẽ phải dành cho hắn những việc lớn thật sự - Gronevelt nói
Tôi đã làm ăn với hắn hơn hai mươi năm rồi. Tôi bảo đảm hắn sẽ theo, nếu ta biết cách. Hắn biết luật chơi và thông minh.
Giorgio nói: "Pippi này, phải làm sao cho nó có vẻ như một tai nạn. Vụ này sẽ xôn xao lắm đấy. Chúng ta phải tránh cho tay thống đốc những xầm xì bàn ra tán vào của các địch thủ hay của báo chí và truyền hình.”
Grovenelt nói: “Đúng vậy, quan trọng là không có gì dính líu đến thằng cha thống đốc hết".
Giorgio nói: “Có lẽ điều này quá hóc búa cho Cross “kiếm điểm” đó".
Không, rất tốt cho nó.
Pippi nói. Và không ai phản đối gì nữa. Pippi là người chỉ huy trong lĩnh vực này. Hắn đã tự chứng minh trong nhiều vụ đại loại như vậy, đặc biệt là trong cuộc chiến qui mô với nhà Santadio. Hắn vẫn thường nói với Gia đình Clericuzio: “Chính tôi trực tiếp hành động, nếu có kẹt gì tôi muốn đó là lỗi của tôi, không của ai khác".
Giorgio vỗ tay: “Được rồi, cho tiến hành đi. A... này, sáng mai chơi gôn được không? Tối mai tôi phải đi công chuyện ở L.A và ngày mốt sẽ về miền Đông. Pippi báo cho tôi biết anh cần đứa nào trong khu Bronx tiếp tay và Cross có tham gia không”.
Chỉ cần nghe như thế Pippi biết rằng Cross sẽ kkhoong bao giờ lọt vào vận bên trong của gia đình Clericuzio nếu nó từ chối chiến dịch này.
Chơi gôn đã trở thành đam mê của thế hệ Pippi trong Gia đình ; ông Trùm đã mỉa mai: “đó là một môn dành cho những nam tước Brugliones”.
Chiều hôm đó Pippi và Cross có mặt trên sân gôn của Xanadu. Họ không đi xe, Pippi thích cuốc bộ để giãn gân cốt và hưởng hết cái tĩnh lặng trên sân cỏ.
Ngay lỗ số chín có một vườn cây và hàng ghế. Họ ngồi xuống.
Cha sẽ không sống đời được - Pippi nói - Và con thì phải làm ăn kiếm sống. Chi nhánh thu nợ kiếm cũng khá nhưng khó giữ lắm. Con phải gắn chặt với Gia đình thôi.
Pippi đi chuẩn bị mọi thứ cho Cross, đã cho nó thực hiện những vụ đòi nợ khó nuốt mà buộc nó phải “động tay động chân" và phải “nặng lời", đã đưa nó vào trong những câu chuyện của Gia đình, mà hắn nắm rất rõ tình hình thực tế. Pippi kiên nhẫn chờ thời điểm thích hợp, chờ một mục tiêu không khó xử cho Cross vì vấn đề tình cảm.
Cross nhẹ giọng: "Con hiểu”.
Pippi nói: "Thằng đó đã giết chết con của ông thống đốc, một thằng chó mạt rệp, và nó đã thoát một cách an toàn, vô sự. Như thế là không đúng".
Cross thấy thích thú cái trò "tâm lý chiến" của cha mình: "Và ông thống đốc là bạn của chúng ta" - hắn tiếp lời cha.
“Đúng" Pippi nói: "Cross, hãy nhớ là con có quyền từ chối. Nhưng cha muốn con giúp cha một tay trong công việc mà cha phải thực hiện này”.
Cross đưa mắt nhìn ra thảm cỏ uốn lượn chập chùng phía dưới những lá cờ bất động trong bầu không khí sa mạc, những rặng núi bàng bạc xa xa, bầu trời phản chiếu những ánh đèn néon ở dưới phố mà nó không thể thấy được. Nó biết cuộc đời mình sắp đổi thay và trong một khoảnh khắc, nó thấy sợ:
Nếu con không thích vụ này thì con vẫn có thể làm việc cho bác Gronevelt mà.
Nó nói, những đặt tay lên vai cha để cho ông biết nó chỉ nói đùa.
Pippi nhe răng với con:
Công việc này là vì Gronevelt. Con đã thấy ông ấy với viên thống đốc rồi đấy. Và chúng ta sẽ thực hiện ước mơ của ông ấy thôi. Gronevelt đã phải chờ Giorgio đồng ý và cha đã nói là con sẽ giúp.
Xa xa bên một bãi cỏ, Cross thấy bốn người đang chơi gôn, hai phụ nữ, ba đàn ông mờ mờ ảo ảo giống như phim hoạt hình dưới mặt trời sa mạc này “Con phải tự kiếm ăn". Nó nói với cha. Nó biết phải đồng ý hoặc là phải sống một cuộc đời hoàn toàn khác hẳn. Mà nó lại yêu cuộc sống đang có, thích làm việc cho cha, quanh quẩn ở Xanadu theo chỉ dẫn của Gronevelt, thích những cô vũ công xinh đẹp, mê những tờ giấy bạc dễ kiếm, và cảm giác đầy quyền lực. Và một khi đã làm xong vụ này, nó sẽ không bao giờ phụ thuộc vào số mệnh của những con người bình thường khác nữa.
"Cha sắp xếp mọi thứ", Pippi nói. "Cha sẽ theo con mọi nơi, sẽ không có gì nguy hiểm đâu. Nhưng người bóp cò phải là con".
Cross đứng dậy. Nó có thể thấy những lá cờ phấp phới trên mái những biệt thự, dù ở sân gôn này chẳng có lấy một tí gió. Lần đầu tiên trong cuộc đời non trẻ của mình, nó cảm thấy đau đớn phải đánh mất mãi mãi một thế giới. "Con đi theo cha". Nó nói.
Trong ba tuần sau đó, Pippi truyền nghề cho Cross. ông giải thích rằng họ đang chờ toán thám sát báo cáo về thằng Theo. Những đi lại, thói quen và những bức hình mới nhất của hắn. Một toán hành động gồm sáu tên từ khu Bronx ở New York đang vào vị trí ở Los Angeles, nơi Theo đang sinh sống. Toàn bộ kế hoạch dựa trên đám thám sát. Và Pippi triết lý:
Đây là một vụ làm ăn. Con phải hết sức phòng ngừa bị chìm xuồng. Bất cứ kẻ nào cũng có thể cho kẻ khác gục. Điểm mấu chốt là không bao giờ để bị tóm. Bị bắt là tội lỗi. Và đừng bao giờ nghĩ tới những liên hệ cá nhân. Tay đầu não hãng General Motors sa thải năm chục ngàn công nhân, đó chính là làm ăn. Lão ta không hề muốn hủy hoại cuộc sống của họ, nhưng lão phải làm. Thuốc lá giết chết hàng ngàn người nhưng người ta làm được gì nào? Có người muốn hút và người ta không thể đóng cửa một ngành đẻ ra hàng tỷ đô la. Súng ống cũng vậy thôi, ai cũng có một khẩu, người ta bắn vào nhau, nhưng đó là ngành công nghiệp một tỷ đô la, con không thể loại trừ được. Con làm được gì? Người ta phải kiếm miếng ăn. Và đó là vấn đề hàng đầu. Lúc nào cũng vậy. Nếu không tin thì cạp đất mà ăn.
Gia đình Clericuzio rất nghiêm ngặt. Pippi nói với Cross: “Làm việc gì con cũng phải đợi người ta ô kê. Con không thể xách súng nã vào người khác chỉ vì họ nhổ nước bọt vào giày của con. Gia đình luôn bên con, vì họ có thể làm cho con “miễn nhiễm” với nhà tù”.
Cross lặng nghe và chỉ hỏi một câu:
Giorgio muốn cho như có vẻ một vụ tai nạn, vậy chúng ta làm sao đây?
Pippi cười lớn:
Đừng bao giờ để người khác bảo mình phải thực hiện chiến dịch của mình như thế nào. Họ mặc kệ chúng ta. Họ cho ta biết họ kỳ vọng điều gì nhất, và ta làm những gì tốt nhất cho ta. Và tốt nhất là đơn giản, cực kỳ đơn giản. Nhưng khi “màu mè” thì phải cực kỳ chi tiết, kỹ lưỡng.
Khi có báo cáo của thám sát, Pippi buộc Cross xem xét mọi dữ kiện. Một vài tấm hình chụp Theo, chụp xe hắn với cả bảng số. Một tấm bản đồ đường hắn đi từ Brentvvood đến Oxnard thăm con bồ. Cross nói với cha:
Hắn vẫn còn có thể có bồ ư?"
Pippi nói: "Nếu chúng nó thích con, con muốn gì chẳng được. Nhưng khi đã không thích, có biến chúng thành nữ hoàn nước Anh thì chúng cũng ị vào mặt con"
Pippi bay đến L.A để sắp xếp toán lính hành động của mình. Hai ngày sau hắn trở về và cho Cross biết.:
“Tối mai".
Ngày hôm sau, trước khi mặt trời mọc. Pippi bảo Cross hãy thư giãn. Cross như bị thôi miên trước buổi bình minh rực rỡ dường như nung nóng cả sa mạc chảy thành một dòng sông vàng, đang bập bềnh vỗ sóng dưới chân dãy Sierra Nevada tít đằng xa. Nó thấy bồn chồn cả người. Nó muốn hoàn tất công việc cho rồi.
Họ đến một căn nhà của Gia đình ở Paciíic Palisades, nơi một nhóm sáu tên từ khu Bronx đang chờ sẵn, ở trước lối đi là một chiếc xe đánh cắp đã được sơn lại và gắn biển số giả. Trong nhà cũng có nhiều khẩu súng không gốc gác mà chúng sẽ sử dụng.
Cross ngẩn người trước sự sang trọng của ngôi nhà. Từ đây nhìn băng qua xa lộ hướng về phía biển thì thật là tuyệt, có một hồ bơi và một hàng hiên tắm nắng rộng thênh thang. Trong nhà có sáu phòng ngủ. Mấy tên trong toán hình như biết Pippi rất rõ. Nhưng chúng không được giới hiệu với Cross và ngược lại.
Họ còn mười một giờ trước khi chiến dịch bắt đầu lúc nửa đểm. Không đếm xỉa gì đến chiếc ti vi khổng lồ trong nhà, những tên kia gầy một sòng bài ở hàng hiên, cả bọn chỉ độc manh quần tắm. Pippi cười với Cross và
Khỉ thật, ta quên béng cái hồ bơi này rồi.
“Ổn thôi," Cross nói "Bố con mình có thể mặc quần soọc mà hơi". Căn nhà rất biệt lập, với hàng cây to lớn và một hàng rào bao quanh che chắn.
"Chúng ta có thể tắm truồng", Pippi nói, "Không ai thấy đâu trừ mấy chiếc trực thăng, mà chúng nó chỉ nhắm bọn phụ nữ đang tắm nắng bên ngoài những căn nhà sàn của chúng thôi"
Hai bố con bơi lội và tắm nắng một vài tiếng rồi dùng bữa do một tên trong bọn kia chuẩn bị. Bữa ăn hôm có bò nướng ở chỗ hàng hiên tắm nắng, món rau trộn. Mấy tên kia uống vang đỏ trong lúc ăn, nhưng Cross chỉ uống một chai sô đa. Nó để ý thấy mấy tên kia ăn uống rất dè dặt.
Ăn xong, Pippi đưa Cross đi thám thính trên chiếc xe đánh cắp. Họ tới nhà hàng kiểu Viễn Tây và xuôi phía đại lộ bờ Thái Bình Dương đến tiệm cà phê nơi họ sẽ gặp Theo. Các báo cáo thám sát cho biết vào nhưng tối thứ tư, trên đường đi Oxnard, Theo đã có thói quen tạt vào nhà hàng trên đại lộ Thái Bình Dương để uống cà phê và ăn tí thịt muối và trứng. Rồi hắn sẽ lên đường khoảng một giờ sáng. Đêm đó, một nhóm thám sát gồm hai tên theo đuôi Theo và gọi điện báo về chừng nào hắn lên đường.
Trở về nhà, Pippi ôn lại mọi thứ với những tên kia, sáu người sẽ đi ba xe, một xe chạy trước họ, một chiếc bọc hậu, còn chiếc thứ ba đậu tại bãi nhà hàng và sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp.
Cross và Pippi ngồi ở hàng hiên chờ điện thoại. Trên lối đi có đậu năm chiếc xe toàn đen, dưới ánh trăng, chúng sáng như những con bọ hung, sáu tên trong khu Bronx vẫn tiếp tục sát phạt nhau, chỉ ăn nhưng đồng bạc năm xu, mười xu và hai mươi lăm xu. Cuối cùng thì mười một giờ ba mươi cũng nhận được phôn. Theo đang trên đường từ Brentvvood đến nhà hàng. Sáu tên vào trong xe và tới những vị trí đã định sẵn. Pippi và Cross lên chiếc xe đánh cắp và đợi thêm mười lăm phút nữa trước khi lăn bánh. Trong túi áo vét của Cross có một khẩu hai mươi hai nhỏ mà dù không có ống giam thanh cũng chỉ nổ một tiếng nhỏ đanh và gọn. Pippi mang một khâu Glock mà khi bắn nó khá lớn. Kể từ khi bị bắt về tội giết người, Pippi bỏ luôn không thèm gắn ống giam thanh. Khi hai người đến bãi đậu xe nhà hàng, họ có thể thấy xe của Theo đã đậu ở đó rồi. Pippi để xe đậu kế chiếc xe đó. Rồi hắn tắt máy, tắt đèn và ngồi chờ trong bóng tối. Bên kia xa lộ bờ Thái Bình Dương là đại dương mờ ảo, với những vệt cát vàng rực do ánh trăng rọi xuống. Họ thấy một chiếc trong ê kíp của mình đang ở đầu phía kia của bãi dậu. Họ biết rằng còn hai chiếc nữa đang sẵn sàng ở vị trí trên xa lộ chờ hộ tống họ an toàn trở về nhà, sẵn sàng cắt đứt nhưng kẻ nào bám theo và chặn đứng bất kỳ những rắc rối nào trước mặt họ.
Cross nhìn đồng hồ mười hai giờ ba phút. Phải chờ thêm mười lăm phút nữa. Thình lình Pippi hất vai Cross nói: "Nó ra sớm, đi”.
Cross thấy bóng một người từ nhà hàng bước ra hiện rõ dưới ánh sáng đèn nơi cửa. Nó sửng sốt vì vẻ mặt trẻ con dáng mảnh dẻ thấp người, những lọn tóc xoăn trên khuôn mặt gầy nhợt nhạt. Trông Theo quá yếu ớt so với hình ảnh một tên sát nhân.
Cả hai đều ngạc nhiên, thay vì về phía xe, Theo tránh xe cộ qua lại, băng qua lộ bờ Thái Bình Dương, ở bên kia đường hắn chậm rãi tản bộ ra tận mép nước trên bờ biển. Hắn đứng đó ngắm biển, mặt trăng vàng đan đậm đường chân trời ở tít ngoài khơi. Rồi hắn quay lại, băng qua đường vào bãi đậu xe. Nó để cho nước biển trào đến chân. Đôi giày đúng mốt của nó ướt sũng.
Cross chầm chậm là khỏi xe. Theo đi thẳng về phía nó. Nó chờ Theo đi ngang qua mình, rồi mỉm cười lịch sự nhường chỗ cho Theo vào trong xe. Khi Theo
đẫ yên vị, Cross rút súng ra. Đang chuẩn bị nổ máy, đã hạng kiếng xuống, theo ngước mắt nhìn lên, canh giác trước bóng người. Vào đúng lúc đó, Cross bóp cò, hai đứa nhìn thẳng vào mắt nhau. Theo cứng người lại lúc viên đạn đập vào mặt nó, khuôn mặt ngay lập tức biến thành cái mặt nạ đẫm máu, hai mắt lồi ra. Cross giựt cửa xe ra và nã thêm một viên nữa ngay trên sọ của Theo. Máu xịt vào mặt nó, rồi nó ném một túi ma túy vào sàn xe của Theo. Nó đóng sầm cửa lại. Pippi đã nổ máy xe lúc Cross bóp cò. Pippi mở cửa xe và Cross nhảy vào. Theo kế hoạch nó không bỏ lại súng. Điều đó làm cho có vẻ một vụ được sắp đặt sẵn hơn là một vụ mua bán ma túy bị “thúi heo”.
Pippi lái xe ra khỏi bãi và chiếc xe bọc hậu nhanh chóng bám sau họ. Hai đứa dẫn đường cũng lao vào vị trí. Và năm phút sau, họ đã về tới ngôi của của Gia đình. Sau đó mười phút, Pippi và Cross đã ở trong xe của Pippi hướng về Vegas. Toán hành động sẽ lo phi tang chiếc xe ăn cắp và khẩu súng. Khi họ đi ngang nhà hàng thì vẫn chưa thấy có dấu hiệu gì cho thấy cảnh sát ra tay. Rõ ràng là xác Theo chưa được phát hiện. Pippi bật radio trên xe và nghe bản tin. Không có gì cả. “Tuyệt lắm:, Pippi nói, :Khi hoạch định đúng, mọi chuyện luôn hoàn hảo”. Lúc về đến Vegas thì mật trời đang lên. Cả sa mạc là một đại dương rực đỏ u sầu. Cross không bao giờ quên được chuyến xe băng ngang sa mạc đó, xuyên qua màn đêm, xuyên qua ánh trăng trải dài bất tận. Rồi mặt trời lên và một lúc sau những ánh sáng đèn néon của đường phố vegas rực sáng như một cái đèn pha báo hiệu an toàn, như chợt tỉnh khỏi một cơn ác mộng. Vegas không bao giờ có màn đêm.
Và ngay đúng thời điểm đó, người ta tìm thấy cái xác của Theo, với gương mặt ma quái dưới ánh bình minh nhợt nhạt. Lập tức công luận tập trung vào sự kiện. Theo đang sở hữu một lượng cô - ca - in trị giá nửa triệu đô la. Rõ ràng đây là một vụ buôn ma túy. Ngài thống đốc hoàn toàn “trong trắng”.
Cross đã học được nhiều thứ từ sự kiện này. Đó là vụ số ma túy hắn bỏ lại xe Theo trị giá không quá mười ngàn đô, nhưng chính quyền nâng lên tới nửa triệu, đo slaf việc ngài thống đốc được ca ngợi không tiếc lời, khi lão gởi lời chia buồn tới gia đình Theo, đó là chỉ trong một tuần các phương tiện truyền thông thôi không nhắc tới chuyện này một lần nào nữa.
Pippi và Cross được triệu tập về miền Đông để gặp Gia đình. Giorgio đã tuyên dương cả hai vì chiến dịch thông thinh và hoàn hảo, không hề đề cập đi việc Gia đình muốn chuyện đó phải trông có vẻ như là một tai nạn. Và Cross cũng ý thức được qua chuyến đi rằng Gia đình Clericuzio đối với nó với sự nể vì dành cho Cây Búa của Gia đình. Bằng chứng trước nhất cho điều này là Cross đước hưởng một khoảng phần trăm từ số lợi tức cờ bạc Tại Las Vegas, hợp pháp cũng như không hợp pháp. Ai cũng hiểu rằng giờ dây nó cũng là một thành viên chính thức trong Gia đình, và sẽ được gọi thi hành nhiệm vụ trong những vụ đặc biệt với khoản thưởng dựa trên mức độ nguy hiểm của kế hoạch.
Gronevelt cũng nhận được phần thưởng xứng đáng sau khi Wawen được bầu làm thượng nghị sĩ. Hắn lánh mặt một tuần ở khách sạn Xanadu. Gronevelt giao cho hắn một biệt thự và đến chúc mừng thắng lợi.
Thượng nghị sĩ Wawen lại ngựa quen đường cũ, hắn đánh bạc suốt và thắng lợi, lại thường tổ chức những bữa ăn tối nho nhỏ với bọn gái nhảy của khách sạn Xanadu. Dường như hắn hoàn toàn bình phục. Trước đó chỉ bị khủng hoảng chút xíu. Hắn nói với Gronevelt:
Alíred này, ông sẽ có một tấm ngân phiếu để trắng.
Gronevelt mỉm cười:
Thằng nào dám mang những tấm ngân phiếu trắng trong túi, nhưng dù sao cũng cảm ơn ông.
Lão không muốn những tờ ngân phiếu trả hết nợ của tay thượng nghị sĩ này. Lão chỉ cầu mong một tình bạn lâu dài, thứ tình bạn chăng bao giờ kết thúc.
Trong vòng năm năm sau, Cross đã trở thành chuyên viên cờ bạc và quản lý một khách sạn có sòng bài. Nó làm trợ lý cho Gronevelt, mặc dù công việc chính của nó vẫn là làm cho bố Pippi. Nó không những đang quản lý văn phòng đòi nợ mới được quyền thừa hưởng, nó còn là "Cây Búa" thứ hai của Gia đình Clericuzio.
Trước lúc hai mươi lăm tuổi, Cross được mệnh danh là "Cây Búa” nhỏ trong Gia đình Clericuzio. Bán thân nó cảm thấy lạ lùng cho sự lạnh lùng trong công việc của nó. Mục tiêu của nó không bao giờ là những người nó biết. Bọn họ chỉ là mớ thịt độn dưới làn da không có khả năng tự vệ; bộ xương bên dưới tạo cho những người đó có cái dáng dấp của con thú hoang dã mà nó và bố nó đã từng săn đuổi khi nó chỉ là một thằng nhóc. Hắn rất sợ nguy hiểm, nhưng chỉ trong tư tưởng chứ thể chất thì chăng hề gì. Có những lúc nó nghỉ ngơi thư giãn. Nhưng thỉnh thoảng khi choàng tỉnh vào buổi sáng, nó cảm thấy một nỗi lo sợ mơ hồ như thể nó vừa trải qua cơn ác mộng khủng khiếp nào đó. Rồi cũng có lúc nó rơi vào tuyệt vọng chán nản khi hồi tưởng lại ký ức về em và mẹ, những hình ảnh nho nhỏ của thời thơ ấu và những chuyến tham quan sau lần tan vỡ của gia đình.
Nó nhớ rõ đôi má của mẹ, thịt da nồng ấm, mịn màng như sa tin của mẹ, đến độ nó tưởng như có thể nghe được dòng máu đang chảy bên dưới của một gương mặt biết kiềm chế và tạo cảm giác an toàn kia. Nhưng trong giấc mà nó thấy làn da này vỡ vụn như tro tàn, máu tuôn ra trên những vết nứt gớm ghiếc và trào thành những thác máu đỏ tươi.
Những hình ảnh đó dẫn nó về bao kỷ niệm, những khi mẹ hôn nó bằng đôi môi lạnh lùng, hai tay bà ôm ghì lấy nó, trong khoanh khắc dịu dàng thoáng qua vì lịch sự, bà chẳng bao giờ nắm tay nó như bà đã từng làm với Claudia. Những lần nó ghé thăm và rời khỏi ngôi nhà thiếu hơi ấm của bà, ngực nó quặn đau như bị thâm tím lại. Nó không bao giờ cảm nhận được sự mất mát bà trong hiện tại, mà nó chỉ cảm nhận được nỗi mất mát đó trong quá khứ mà thôi.
Khi nghi đến con em Claudia, nó cũng không cảm nhận sự mất mát này. Quá khứ bên nhau của hai anh em vẫn tồn tại mãi và cô vẫn là một phần trong cuộc sống của nó, mặc dầu chúng chưa được vẹn toàn. Nó nhớ hai đứa thường đánh nhau như thế nào vào mùa đông. Chúng giấu nắm tay trong túi áo khoác ngoài và bất ngờ giơ ra đấm vào nhau. Một cuộc tranh chấp tay đôi vô hại. Và mọi thứ đều diễn ra đúng qui luật, Cross nghĩ vậy, ngoại trừ, đôi lúc nó nhớ thương mẹ và em. Tuy nhiên nó cảm thấy hạnh phúc khi sống với bố và gia đình Clericuzio.
Chính vì vậy, năm hai mươi lăm tuổi, Cross vướng một chiến dịch quyết định của “Tay Búa" số hai như hắn trong Gia đình. Mục tiêu lần này là một con người nó biết quá rõ...
Cuộc truy quét lớn của FBI đã tiêu diệt nhiều nam tước lừng danh Brugliones thực sự, trong số đó có Virginio Ballazzo, hiện là ông Trùm của gia đình lớn nhất ở Eastern Seaboard.
Virginio Ballazzo là một nam tước của gia đình Clericuzio hơn suốt hai mươi năm qua và là một trong những cái vòi bạch tuộc của ông Trùm Clericuzio. Đáp lại, nhà Clericuzio giúp hắn trở nên giàu sụ. Ballazzo đáng giá ngoài năm mươi triệu đô chứ chả chơi. Quả thật, hắn cùng vợ con đang hưởng một cuộc sống rất an nhàn. Điều không ngờ đã xảy ra, Virginio Ballazzo đã phản bội những kẻ đưa hắn đến địa vị quá cao. Hắn phạm luật omerta của mafia, luật im lặng, là cấm tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho chính quyền.
Trong những bản án kết tội hắn có tội sát nhân. Tuy nhiên, bản án tù giam không đáng sợ bằng tội phản bội. New York này đâu có ban án tử hình và cho dầu hắn bị giam bao lâu đi nữa, nếu thật sự hắn bị tuyên án, thì lão Clericuzio cũng kéo hắn ra trong vòng mười năm, hắn sẽ được yên
Hắn biết rõ trình tự kế hoạch. Trước phiên tòa xử án hắn, các nhân chứng sẽ khai man, để có lợi cho hắn, các thẩm phán bị mua chuộc để giải quyết vụ này theo thỏa thuận. Thậm chí sau khi hắn ở tù một vài năm, sẽ
CÓ một vụ kiện mới sắp đặt, đưa ra chứng cứ mới mẻ cho thấy hắn vô tội. Trước đây lão Clericuzio cũng đã làm được như vậy trong một vụ kiện cáo nổi tiếng, sau khi một thân chủ của bọn họ chỉ mới ngồi tù năm năm. Gã đàn ông đó đã ra khỏi tù mà còn được chính phủ bồi thường một triệu đô vì bỏ tù “nhầm”.
Không, Ballazzo đâu có sợ tù, điều khiến hắn trở thành kẻ phản bội là vì chính quyền liên bang đe dọa sẽ tịch thu toàn bộ tài sản của hắn theo luật RICO được quốc hội thông qua nhằm trấn áp tội phạm. Bạllazzo không sao chịu nổi việc hắn và con cái mất trắng tòa nhà nguy nga ở New Jersey, cửa hàng thời trang sang trọng ở Florida và cả nông trại nuôi ngựa đã từng cung cấp những con ngựa cho trường đua Derby ở Kentuckv. Nhưng điều luật bỉ ổi cho phép chính quyền tịch thu toàn bộ tài sản của những ai bị bắt vì âm mưu phạm tội, toàn bộ vốn liếng và hàng hóa, thậm chí nhữn chiếc xe cổ cũng bị tịch thu. Ngay chính bản thân lão Trùm Clericuzio cũng đã từng điên tiết lên vì thứ luật RICO này, những lão chỉ bình luận "Bọn nhà giàu sẽ hối tiếc vì chuyện này, rồi sẽ có lúc bọn chúng bắt hết toàn bộ phố Wall này theo luật RICO."
Không phải do may mắn mà là biết tiên đoán nên Clericuzio đã tống khứ ông bạn già Ballazzo không còn tin tưởng được cách đây một vài năm.
Hắn đã trở nên quá hào nhoáng. Tờ thời báo New York đã cho đăng một câu chuyện về bộ sưu tầm xe hơi của hắn. Virginio Ballazzo đang đứng tựa tay lái chiếc Rolls Royce 1935, đầu đội nón lưỡi trai rất phóng khoáng. Trên truyền hình cho chiếu về việc quản lý trưởng đua Derby ở Kentucky, Virginio Ballazzo, tay cầm roi da để nói về cái hay của môn thể thao dành cho vua chúa này. ỏ đó hắn được công nhận là một tay nhập thảm giàu có. Tất cả điều này quá đủ để Gia đình Clericuzio trở nên thận trọng với hắn.
Khi Virginio Ballazzo đang mở những cuộc điều đình với tòa án tối cao Hoa Kỳ, chính luật sư riêng của Ballazzo đã chỉ ra gia đình Clericuzio. ông Trùm, sửa soạn về hưu, ngay lập tức phải đảm nhận trách nhiệm của Giorgio. Đây là tình hình cần phải có bàn tay của người dân Sicily.
Hội nghị Gia đình được tổ chức ngay sau đó. ông Trùm Clericuzio, ba đứa con trai Giorgio, Vincent, Petie và Pippi De Lena. Sự thật là Ballazzo có thể làm hại tới sự tồn tại của gia đình, nhưng chỉ cần ở mức độ thấp hơn như vậy, cũng đủ trả giá đắt rồi.
Kẻ phản bội này có thể tiết lộ những thông tin có giá trị, nhưng không đưa được những bằng chứng hợp pháp. Giorgio đề nghị họ có thể lập tổng hành dinh ở ngoài nếu tình hình trở nên tệ hại nhất. Nhưng ông trùm giận dữ gạt phăng đi ý định này. Họ có thể sống đâu được ngoài nước Mỹ này. Hoa Kỳ đã giúp họ trở nên giàu có, hơn nữa Hoa Kỳ là cường quốc mạnh nhất trên thế giới có thể bao vệ được sự giàu có của nó. ông Trùm thường dẫn câu "Thà có một trăm kẻ có tội được trả tự do còn hơn có một người vô tội bị trừng phạt”. Quả là một đất nước tuyệt dẹp. vấn đề khó khăn là con người trở nén bị hoa mắt vì cuộc sống sung túc như thế nảy. ở Sicily, Ballazzo có lẽ sẽ chẳng đời nào trở thành phản bội, thậm chí cũng chẳng mơ đến việc vi phạm omerta - luật im lặng của mafia. Vì nếu vậy, chính những đứa con ruột của hắn sẽ giết chết hắn ngay.
Ta quá già rồi, không sống ở nước ngoài được. Ta sẽ chẳng đời nào bị một tên phản bội tống khứ ra khỏi nhà đâu. - ông Trùm bảo.
Đối với ông, đây chỉ là một chuyện nhỏ. Thằng Virginio Ballazzo là một triệu chứng bệnh truyền nhiễm. Còn có cả khối thằng không tuân theo những luật lệ cũ đã làm cho chúng nó có thế mạnh như ngày nay. Một tay Bruglione ở Louisana, tay khác ở Chicago và Tampa, bọn này phô trương sự giàu có và khoe mẽ quyền năng của chúng ra cho cả thế giới thấy. Rồi sau đó, tụi Caíoni này cũng có ngày bị bắt khi đang tìm cách trốn khỏi sự trừng phạt mà bọn chúng chuốc lấy chỉ vì những thói bất cần của chúng, do vi phạm luật im lặng của mafia hay phản bội lại bằng hữu. Ba cái thứ mục ruỗng này phải bị tẩy sạch. Đó là lập trường của ông Trùm. Nhưng giờ thì lão chịu lắng nghe người khác, mà nói cho cùng lão đã quá già, có lẽ còn những giải pháp khác hay hơn.
Giorgio vạch ra những gì đang xảy ra. Ballazzo đang mặc cả với bọn luật sư chính quyền là hắn sẽ sẵn sàng ngồi tù, đề chính quyền hứa sẽ không viện đến luật RICO, để vợ con có thể giữ được gia tài của hắn. Và đương nhiên hắn cũng đang mặc cả là sẽ đưa ra những bằng chứng trước tòa, chống lại những người mà hắn phản bội, để khỏi phải đi tù. Lúc đó hắn và vợ sẽ được đặt trong chương trình Bảo vệ nhân chứng và sẽ sống phần đời còn lại của cuộc đời. Họ sẽ tiến hành giải phẫu thẩm mỹ, và con cái của hắn sẽ sống trọn đời khá thoải mái. Đó là thỏa thuận giữa hắn và chính quyền.
Ballazzo cho dù đã phạm lỗi gì đi nữa, thì tất cẳ bọn họ đều công nhận hắn là một người cha tuyệt vời. Hắn có ba người con được giáo dục đàng hoàng. Một cậu con trai sắp tốt nghiệp đại học thương mại Harvard, cô con gái Ceil mở một cửa hiệu mỹ phẩm sang trọng trên đại lộ số Năm và một đứa con trai khác làm công tác điện thoán trong chương trình không gian. Tất cả đều xứng đáng với vận may của họ. Họ là những người Mỹ thực thụ và đang thực hiện hoài bão, khát vọng của người Mỹ.
“Vậy ta sẽ gởi một bức điện đến nói chuyện phải quấy với Virginio. Nó có thể đưa ra thông tin buộc tội kẻ khác. Nó có khả năng tống tất cả bọn chúng vào tù hay xuống đáy đại dương. Nhưng nếu nó hé răng đến gia đình Clericuzio, thì con cái hắn sẽ lãnh đủ” - ông Trùm bảo cả bọn.
Pippi De Lena lên tiếng:
Những lời đe dọa bây giờ dường như chẳng làm đứa nào ngán cả.
Những lời đe dọa này là của riêng ta. Nó phải tin ta. Hãy hứa với nó là chẳng có gì xảy ra với nó cả. Hắn sẽ hiểu thôi. - ông Trùm bảo.
Vincent lên tiếng:
Đời nào chúng ta bén mảng được đến gần hắn, một khi hắn nằm trong chương trình Bảo vệ nhân chứng.
Ông Trùm nói với Pippi De Lena:
Còn mi, Martello của ta, Cây Búa của ta, mi nói gì đi chứ.
Pippi De Lena nhún vai:
Sau khi hắn ra làm chứng, sau khi bọn họ cất giấu hắn trong Chương trình Bảo vệ nhân chứng, chúng ta có thể ra tay. Nhưng dư luận sẽ giận dữ và có nhiều tiếng xấu đấy. Có đáng phải vậy không? Có thay đổi được gì không?
Dư luận à, tiếng xấu à, có những thứ đó mới đáng làm thêm chuyện này. Chúng ta sẽ gửi bức thông điệp của chúng ta cho thế giới biết. Mà thực ra khi đã làm thì thì phải làm cho ra bella figuza, chơ nở mày nở mặt.
Giorgio nói:
Chúng ta cũng có thể cứ để mặc mọi biến cố xảy ra. Bất luận thằng Ballazzo nói gì cũng đâu có thể chôn sống bọn ta. Bố, câu tra lời của bố chỉ tạm thôi.
Ông Trùm cân nhắc câu nói này:
Mi nói đúng nhưng liệu có một lời giải đáp lâu dài để giải quyết mọi thứ sao? Cuộc đời này đầy dẫy mối nghi ngờ, đầy những câu trả lời tạm thời. Thế mi có nghi ngờ là sự trừng phạt sẽ chặn đứng được những kẻ bị dồn vào chân tường không? Chắc cũng ngăn cản được một số đứa chứ. Bản thân Chúa còn không thể tạo ra một thế giới không có sự trừng phạt. Ta sẽ nói chuyện riêng với luật sư của Ballazzo. Hắn sẽ chiều ta. Hắn sẽ là người chuyển bức thư này, lúc đó thằng Ballazzo sẽ tin - Lão ngừng một lát đoạn thở dài - Sau khi tòa xử xong, chúng ta sẽ ra tay.
Giorgio hỏi:
Thế còn vợ hắn?
Ông Trùm trả lời:
Một phụ nữ tốt bụng, nhưng cô ta đã trở thành người Mỹ. Chúng ta không cản được một phụ nữ mất chồng khóc lóc đau khổ và tiết lộ bí mật đâu.
Lần đầu tiên Petie mở miệng:
Vậy còn con gái Virginio?
Petie là một thằng sát nhân thực thụ.
Không động đến bọn nó, nếu không cần thiết. Chúng ta có phải là quái vật đâu - Ông Trùm nói - Vả lại, thằng Ballazzo chẳng bao giờ nói cho bọn trẻ nghe về công việc làm ăn của nó. Nó muốn cả thế giới tin rằng nó là một tay nài ngựa. Chính vì vậy cứ để nó cưỡi những con ngựa chì nó xuống âm phủ mà đua.
Tất cả bọn họ đều im lặng. Đoạn ông Trùm buồn bã nói: "Cứ để bọn nhỏ di. Mà nói cho cùng, chúng ta đang sống trên một đất nước không có vụ con cái trả thù cho cho mẹ chúng”.
Ngày hôm sau, bức điện đã được luật sư của Ballazzo chuyển đến tay hắn. Trong toàn bộ bức điện này, lời văn được dùng rất hoa mỹ. Khi nói chuyện với luật sư ông Trùm nhấn mạnh là ông hy vọng ông bạn già Ballazzo của ông chỉ nhớ lại những kỷ niệm đẹp nhất về gia đình Clericuzio, những người luôn chăm lo đến quyền lợi của ông bạn kém may mắn của họ. ông Trùm nói rằng Ballazzo khỏi phải lo sợ cho con cái của hắn trước mọi nguy hiểm đang rình rập, thậm chí ngay trên đại lộ số Năm, rằng đích thân ông sẽ bảo đảm an toàn cho chúng, rằng ông Trùm biết rõ Ballazzo đánh giá cao con cái hắn đến chừng nào, nên nhà tù, ghế điện và bọn đầu trâu mặt ngựa dưới địa ngục không làm cho bạn của ông Trùm sợ hãi bằng nỗi ám ảnh con cái hắn sẽ bị thảm hại. ông nói: “Hãy nói với ông ta rằng tôi, cá nhân tôi. Don Domenico Clericuzio cam đoan là sẽ chẳng có điều bất hạnh nào trút xuống chúng".
Tên luật sư trao bức điện bằng lời cho thân chủ hắn, nguyên văn từng lời, và nhận được trả lời như sau:
Hãy nói với ông bạn của tôi, ông bạn thân nhất đã trưởng thành cùng với cha tôi ở Sicily là: Tôi tin tưởng vào những lời bảo đảm của ông với tất cả lòng biết ơn sâu sắc. Hãy bảo ông là tôi chỉ nhớ đến những kỷ niệm đẹp nhất và toàn thể mọi người trong gia đình Clericuzio. Những kỷ niệm quá sâu sắc đến độ tôi không thể nào nói được. Tôi hôn tay ông Trùm.
Đoạn Ballazzo hát vang: “Tra la la...” trước mặt luậ sư của hắn. Hắn bảo:
Tôi nghĩ chúng ta nên xem xét kỹ những chứng cớ của chúng ta. Tôi không muốn liên lụy đến lão bạn tốt của tôi...
Vâng - Tên luật sư đáp và sau đó thuật lại toàn bộ cho ông Trùm nghe.
Mọi thứ đều diễn ra theo kế hoạch. Virginio Ballazzo phá luật omerta, luật im lặng của mafia, và ra làm chứng, tống vô số bọn thuộc hạ vào tù, thậm chí còn làm liên lụy đến phó thị trưởng thành phố New York. Nhưng không một lời nào động chạm đến gia đình Clericuzio. Sau đó gia đình Ballazzo, hắn cùng vợ, biến mất trong chương trình Bảo vệ Nhân chứng.
Giới báo chí và TV tỏ ra rất hân hoan, tập đoàn mafia to lớn đã sụp đổ, hàng trăm bức ảnh và các chương trình phá sóng trên TV đăng hình bọn côn đồ đang bị tống vào nhà gia. Vụ Ballazzo chiếm hết toàn bộ trang giữa của tờ nhật báo với hàng tít lớn: “TẬP ĐOÀN MAFIA sụp Đồ”. Báo đăng hình hắn đứng cạnh những chiếc xe cổ, những con ngựa của trường đua Derby ở Kentucky và tủ quần áo khổng lồ của hắn ở Luân Đôn. rõ là một sự kiện nổi đình nổi đám.
Khi ông Trùm giao nhiệm vụ cho Pippi theo dõi đôi vợ chồng Ballazzo và trừng trị chúng, ông bảo:
Cứ làm theo cách sao cho công chúng chú ý như chúng hiện đang làm vậy. Chúng ta không muốn dư luận quên đi Virginio của chúng ta.
Tuy nhiên “Cây Búa” phải mất hơn một năm trời mới hoàn thành nhiệm
Cross nhớ rõ Ballazzo và có những kỷ niệm lý thú về lão, một người vui tính, rộng rãi. Nó và Pippi đã từng ăn tối ở nhà Ballazzo vì bà Ballazzo nổi danh là người đầu bếp Ý tài ba, đặc biệt là món mì nấu cải bông ăn với tỏi, và thảo dược, món ăn mà Cross vẫn còn nhớ mãi. Nó cũng đã từng chơi với đám con gái lão khi còn là một đứa trẻ, thậm chí còn yêu cô con gái lão nữa khi hai đứa còn là trẻ con. Cô viết thư cho nó ở trường địa học sau ngày chủ nhật tuyệt diệu đó, nhưng nó chẳng bao giờ hồi âm. Giờ đang ở một mình với Pippi, nó nói:
Con không muốn làm vụ này.
Bố nó nhìn nó, cười buồn bã:
Cross, mấy phi vụ như vậy cũng thỉnh thoảng xảy ra, mà mày cũng quá quen thuộc rồi còn gì, nếu không thực hiện thì chẳng sống sót đâu con.
Cross lắc đầu: “Con không làm được”.
Pippi thở dài:
Thôi được rồi, tao sẽ bảo bọn họ là tao sẽ dùng mày lập kế hoạch. Tao yêu cầu đưa thằng Dante đi làm phi vụ này.
Pippi lập ra kế hoạch. Gia đình Clericuzio, bằng khoản tiền đút lót khổng lồ, đã nhìn lén thấy được màn hình của chương trình Bảo vệ Nhân chứng.
Vợ chông Ballazzo cảm thấy an toàn với mớ giấy căn cước mới, giấy khai sinh giả, mã số an ninh xã hội mới và giấy kết hôn giả của họ. Cuộc giải phẫu thâm mỹ đã thay đổi khuôn mặt bọn họ để họ trông trẻ hơn mười tuổi. Tuy nhiên, hình ảnh, cử chỉ, giọng nói của họ vẫn khiến dễ bị nhận dạng hơn bọn họ tưởng.
Những thói quen cũ rất khó bỏ. Một tối thứ bảy, Vilginio Ballazzo cùng vợ lái xe đến một thị trấn nhỏ ở phía Nam Dakota gần ngôi nhà mới của họ để đánh bài trong một sòng bạc nhỏ, được chính quyền địa phương đồng ý, nhưng trên đường về nhà, Pippi De Lena và Dante Clericuzio cùng với toán quân sáu tên đã chặn đường họ. Dante đã vi phạm kế hoạch, nó để lộ tung tích trước khi rút súng ra khỏi bao.
Không thủ tiêu xác, tư trang quí giá còn nguyên vẹn. Họ muốn dư luận biết đây là hành động trả đũa và gởi một bức điện cho cả thế giới biết. Giới báo chí và TV trở nên phẫn nộ. Nhà cầm quyền hứa sẽ thực thi công lý. Quả thật chỉ một lần phản ứng cũng đủ khiến cho gia đình Clericuzio suýt lâm nguy.
Pippi buộc phải lấn trốn ở Sicily trong vòng hai năm. Dante trở thành “Cây Búa” số một của gia đình. Cross được phong làm Bruglinones miền Tây của Đế chế Clericuzio. Việc nó từ chối không dính vào vụ xử lão Ballazzo bị mọi người lưu ý. Nó không đủ khí chất để trở thành “Cây Búa" thật sự.
Trước lúc Pippi biến sang Sicily trong hai năm, hắn đã có một buổi họp mặt cuối cùng và bữa cơm chia tay với ông trùm Clercuzio và con trai lão, Giorgio.
Cháu phải xin lỗi vì thằng Cross - Pippi nói - Nó còn trẻ mà tuổi trẻ thì rất đa cảm. Nó thật sự rất mến gia đình Ballazzo.
Chúng ta cũng quí lão, ta chưa bao giờ thích ai hơn lão - ông Trùm bảo.
Giorgio hỏi:
Vậy thì sao lại giết lão. Vụ này gây nhiều rắc rối hơn có lợi.
Ông Trùm Clericuzio nhìn hắn nghiêm nghị:
Mi không thể sống trên cõi đời vô trật tự. Nếu mi có quyền lực thì phải biết dùng đến nó mà xét xử nghiêm khắc chứ. Lão Ballazzo đã phạm một sai lầm lớn. Mi có hiểu điều này không Pippi?
Dĩ nhiên là hiểu, thưa cậu, nhưng cậu cháu ta đều theo trường lớp xưa, nên con cháu chúng ta không thể hiểu được - Hắn ngừng một lát - Cháu muốn cam ơn cậu đã cho thằng Cross làm Brugliones ở miên Tây, trong khi cháu đi vắng. Nó sẽ không làm cho cậu thất vọng đâu.
Ta biết, ta tin tưởng nó như tin tưởng mi. Nó rất thông minh và tính dễ xúc động của nó âu cũng là cái tính của bọn trẻ. Thời gian sẽ làm tim nó sắt đá hơn.
Họ đang dùng bữa cơm chiều do một phụ nữ có chồng làm việc trong lãnh địa nấu và phục vụ. Chị quên khuấy cái tô phô mai nghiền bột theo kiểu Parmesan cho ông Trùm. Vì thế Pippi đi vào bếp lấy máy xay và mang tô bột lên cho ông. Hắn chăm chú nghiền phô mai và nhìn ông nhúng cái muỗng bạc không tô vào mớ bột vàng vàng, đưa lên miệng rồi sau đó hớp một ngụm rượu mạnh tự cất. Pippi thầm nhủ, ông ta còn khỏe thật. Dầu đã ngoài tám mươi, nhưng ông vẫn còn có thể ra lệnh thủ tiêu một tên tội phạm và còn ăn được thứ phô mai cứng và rượu mạnh này. Pippi hỏi rụt
Rose Marie có nhà không, cháu muốn chào tạm biệt nó.
NÓ đang làm ba cái trò vớ vẩn - Giorgio nói - Tự nhốt mình trong phòng, cám ơn Chúa, nếu không chúng ta chẳng đời nào thưởng thức được món ăn.
ồ, tôi tưởng cô ấy khá hơn rồi chứ?
Nó nghĩ ngợi quá nhiều - ông Trùm nói - Nó thương yêu thằng Dante, thằng con trai nó, quá nhiều. Nó từ chối không chịu hiểu. Thế giới là thế giới, mà con người cứ vẫn là con người chứ.
Giorgio hỏi nhẹ nhàng:
Pippi, anh đánh giá thằng Dante sao, sau vụ này? Nó có động não tí nào không?
Mi cứ việc nói thẳng, thằng Giorgio là cậu nó, còn ta là ông ngoại nó. Tất cả chúng ta đều có chung một dòng máu và được phép phán xét nhau.
Pippi ngưng ăn và nhìn thẳng vào mặt ông 'I rùm và Giorgio, hắn gần như ân hận, nói:
Thằng Dante có cái miệng ngậm máu.
Trong thế giới của bọn họ, đây là thành ngữ để ám chỉ một người đàn ông đi xa hơn sự dã man. Đó là dấu hiệu thú tính khi thực hiện một công việc cần thiết nào đó, điều này bị cấm tuyệt trong gia đình Clericuzio
Giorgio dựa lưng vào ghế, kêu lên:
Giê su ma!
Ông trùm ném cho Giorgio một cái nhìn và ra hiệu cho Pippi tiếp tục, dường như lão chăng mảy may ngạc nhiễn gì.
Pippi nói:
Nó là một học trò giỏi có tính khí và sức mạnh thể chất. Hơn nữa nó rất nhanh nhạy và thông minh. Tuy nhiên nó quá phấn khích trong công việc của nó. Nó đã nói chuyện quá lâu với gia đình Ballazzo. Nó đã nói chuyện với bọn họ suốt mười phút trước khi bắn vợ lão. Sau đó đợi thêm năm phút nữa mới hạ lão. Tôi không ưa kiểu đó. Nhưng quan trọng hơn là điều đó sẽ dẫn đến hiểm nguy có thể ập tới bất cứ lúc nào. Ngoài ra ở những vụ khác, nó lại tỏ ra quá độc ác không cần thiết, cứ như kiểu hành hình thời cổ, cái thời người ta cho rằng treo một gã trên móc thịt là khôn ngoan. Tôi không muốn kể chi tiết.
Giorgio giận dữ nói:
Đó là vì nó là một thằng cháu quá lùn, một thằng nhỏ thô tục đến phát ghét. Nó lại còn đội mấy cái nón chết tiệt đó nữa chứ. Mà nó lượm đâu ra những cái nón quái quỉ vậy?
Ông Trùm nói pha chút hài hước:
Thì cũng ở cái chỗ mà bọn da đen mua nón của chúng vậy. Hồi ở Sicily, khi ta mới lớn, ai cũng đội một cái nón ngộ nghĩnh như thế. Có trời mới biết được tại sao. Hơi đâu mà quan tâm. Thôi không nói nhảm nhí nữa, ta cũng thường đội mấy cái nón ba trợn đó vậy Mà có lẽ cả nhà đều có tật đó. Chính mẹ nó là người mớm ba cái thứ tầm phào vào đầu nó, thậm chí từ khi nó còn nhỏ xíu. Mẹ nó nên tái giá đi. Mấy mụ góa cũng giống như lũ nhện cái vậy, kể chuyện quá nhiều như nhện giăng tơ.
Giorgio nói mạnh mẽ:
Nhưng nó làm việc được lắm.
Pippi trả lời có tính xã giao:
Tốt hơn thằng Cross nhiều, nhưng nhiều lúc tôi nghĩ nó điên như mẹ nó vậy - Hắn ngưng lại - Nhiều lúc nó làm tôi phát sợ.
Ông Trùm ngốn một miếng phô mai và rượu mạnh nói:
Giorgio hãy hướng dẫn thằng cháu của mầy sửa chữa lỗi lầm của nó. Nó có thể nguy hiểm cho toàn bộ chúng ta trong gia đình một ngày nào đó. Nhưng đừng để nó biết ta nói điều này. Nó còn quá trẻ, còn ta thì quá già rồi. Ta sẽ chẳng ép phê gì với nó đâu.
Pippi và Giorgio biết rõ đây là lời nói dối, nhưng cùng thừa hiểu nếu ông muốn ném đá giấu tay, ông phải có một lý do rất đúng. Vừa lúc đó bọn họ nghe tiếng bước chân trên lầu và rồi có ai đó bước xuống cầu thang. Rose Marie vào phòng ăn.
Cả ba người cảm thấy thất vọng là chị ta đang lên cơn: tóc bù xù, mớ phấn son trên mặt trang điểm hết sức kỳ quái, và quần áo thì nhăn nhúm. Nghiêm trọng hơn hết, là miệng cố mở há hốc nhưng chẳng lời nào tuôn ra cả. Chị ta dùng cơ thể và tay múa máy thay lời nói, những cử chỉ sống động hơn cả lời nói. Chị thù ghét tất cả bọn họ, chị muốn bọn họ chết, linh hồn họ bị thiêu đốt dưới địa ngục kiếp kiếp đời đời và muốn quên mấy cái của quí của bọn họ bị xìu đi chẳng được tích sự gì khi ăn nằm với mấy mụ vợ. Rồi chị chụp lấy chiếc đĩa của Giorgio và Pippi đập vỡ tan trên nền nhà.
Tất cả điều này giờ được cho phép. Nhưng cách đây vài năm, lần đầu tiên khi chị ta bị lên cơn tâm thần, chị cũng "xử" cái đĩa ông Trùm bằng cách này. Thế là lão ra lệnh nhốt chị trong phòng và sau đó tống khứ vào dưỡng đường đặc biệt ba tháng trời. Nhưng bây giờ, ông Trùm vội vã đậy nắp lên tô phô mai của ông: chị phun nước bọt tứ tung. Thế rồi bỗng cơn điên chấm dứt, chị nói với Pippi:
Em muốn chào tạm biệt. Em mong mỏi anh chết mất xác ở Sicily.
Pippi cảm thấy một niềm thương cảm trào dâng trong lòng. Hắn đứng
dậy và nắm lấy tay chị, chị không phản ứng. Hắn hôn lên má chị và nói:
Anh thà chết ở Sicily còn hơn về nhà mà thấy em như thế này.
Chị vùng ra khỏi tay hắn, và chạy trở lại lên lầu.
"Mùi quá”, Giorgio nói hầu như chế nhạo: "Nhưng anh đâu phải chịu đựng nó mỗi tháng". Hắn liếc mắt nhìn đều cáng. Nhưng tất cả bọn họ đều biết Rose Marie đã mãn kinh từ lâu vậy mà bà vẫn lên cơn mỗi tháng một
Ông Trùm dường như là người ít bực mình trước sự lên cơn của con gái nhất, ông nói:
Hoặc là nó đỡ hơn hoặc là nó chết. Nếu không ta sẽ tống khứ nó đi đấy.
Đoạn ông nói với Pippi:
Ta sẽ báo cho mi biết chừng nào mi có thể quay về từ Sicily. Cứ nghỉ khỏe đi, cậu cháu ta già cả rồi. Nhưng nhớ gióng mắt lên mà tìm lính mới cho nhà mình. Chuyện này quan trọng lắm đấy. Chúng ta cần loại người có omerta từ xương tủy, chứ còn cái lũ ăn hại trên đất này chỉ khoái đớp hít mà chẳng muốn làm gì sất.
Ngày hôm sau Pippi trên đường sang Sicily, Dante được triệu tập đến tòa nhà Quogue để nghỉ cuối tuần. Ngày đầu tiên Giorgio để Dante hoàn toàn dành thời giờ cho mẹ nó, Rose Marie. Thấy mẹ con nó lo cho nhau mà cảm động. Đối với mẹ, Dante là một người hoàn toàn khác hẳn. Nó chẳng bao giờ đội một trong những cái mũ kỳ dị của nó cả. Nó dẫn mẹ đi dạo quanh nhà như một chàng trai Pháp galăng thế kỷ 18. Khi bà bật khóc thảm thiết, nó ôm mẹ vào lòng, vỗ về và rồi chẳng bao giờ bà bị động kinh nữa. Hai mẹ con thường nói chuyện với nhau, thầm thì, bí mật.
Vào giờ ăn tối, Dante giúp Rose Marie dọn bàn, xay bột phô mai cho ông Trùm, và làm bạn với mẹ trong nhà bếp. Chị nấu món đậu với bơ mà nó rất thích và sau đó là món cừu rô - ti muối và bột tỏi.
Giorgio luôn cảm thấy ấn tượng trước sự quấn quít giữa ông Trùm và Dante. Dante tỏ ra rất quan tâm, nó dùng muỗng múc món đậu chiên bơ vào đĩa của lão và lau rồi đóng bóng một cách khoa trương cái muỗng bằng bạc lớn hắn dùng để nhúng vào món bột nghiền. Dante chòng nghẹo ông:
Ông ngoại, nếu ông trồng răng mới, thì chúng ta khỏi nghiền mớ phô mai này. Nha sĩ bây giờ hay lắm, họ có thể trồng răng thép lên cho ông y như một phép lạ vậy.
Ông Trùm đùa lại:
Ông muốn những cái răng này chết theo ông. Vả lại, ông cũng quá già để được hưởng phép lạ. Sao Chúa lại lãng phí một phép màu cho một lão già cổ lỗ như ông nhỉ?
Rose Marie làm đẹp vì con trai, và những dấu tích sắc đẹp thời xuân sắc vẫn còn biểu hiện. Dường như hcij chỉ cảm thấy hạnh phúc khi thấy bố và con trai chị có được một mối quan hệ thân thuộc như vậy. Nó xóa đi cảm giác sợ hãi cố hữu trong lòng chị.
Giorgio cũng rất hài lòng. Hắn thấy vui vì dường như cô em Marie của hắn hạnh phúc. Lúc này, chị ta không quá suy sụp tinh thần, chị là một đầu bếp giỏi. Chị không nhìn trân trân hắn bằng cặp mắt tố cáo và cũng chẳng có dấu hiệu của những cơn điên.
Khi ông Trùm và Rose Marie đi ngủ, Giorgio đưa Dante vào căn phòng làm việc nhỏ. Căn phòng chẳng có cái điện thoại nào, không TV và chẳng có đường dây thông tin nào nối vào các phòng khác trong căn nhà. Nó có một cái cưa rất dày. Đồ đạc thì có hai chiếc ghế trường kỷ bọc da đen. Trong phòng, tuy nhiên, có một cái kệ đựng rượu vvhisky và một quầy rượu nhỏ trang bị bằng một tủ lạnh xinh xinh và một kệ đựng ly tách. Trên bàn đặt một gói thuốc Havana. Tuy nhiên, căn phòng không có lấy một cửa sô, trông giống như một cái hang.
Gương mặt quá ma mãnh, hả hệ đối với một gã trẻ như nó luôn khiến Giorgio bối rối khó chịu. Cặp mắt nó quá sắc đến độ tàn ác nhưng có một điều Giorgio không thích là nó lùn tè.
Giorgio pha rượu cho cả hai rồi đốt một điếu thuốc Havana:
Đội ơn Chúa, mày không đội những cái nón quái gở khi gần mẹ mày. Nhưng vì cớ gì mày phải đội chúng kia chứ?
Dante nói:
Cháu thích chúng, và để cho cậu, cậu Petie, cậu Vincent chú ý đến cháu - Hắn ngừng lại một lúc đoạn cười láu lỉnh: "Chúng làm cho cháu trông cao hơn". Quả thật cái nón khiến cho nó trông bảnh trai hơn, Giorgio nghĩ vậy. Chúng đóng khung cho gương mặt giống như con chồn đèn của nó với một vẻ xun xoe. Nét mặt của nó trông mất cân đối lạ lùng khi nhìn không có nón.
Mày không nên đội nón khi làm nhiệm vụ. Rất dễ nhận diện. Giorgio
Dante trả lời:
Chết ngắc mà nói được quái gì. Cháu giết sạch đứa nào thấy cháu hành động.
Thôi, nghe mậy, đừng có cãi lý với tao. Chẳng hay ho gì đâu. Nguy hiểm thì có. Mà gia đình ta không muốn nguy hiểm. Còn một điều nữa. Người ta đồn mày có cái miệng ngậm máu đấy.
Lần đầu tiên, Dante phản ứng giận dữ. Bỗng nhiên trông nó như người chết. Nó đặt ly xuống và nói:
Ông ngoại có biết điều này không? Có phải chính ngoại nói điều này không?
Ông ngoại chẳng biết gì về chuyện này - Giorgio nói dối, hắn là chuyên gia nói dối - Mà tao không nói cho ông nghe đâu, mày là cục cưng của ông mà, điều này sẽ làm ông đau lòng. Tuyệt đối không đội nón nữa khi "làm ăn" và giữ mồm mày cho sạch sẽ đấy. Bây giờ mày đã là "Cây Búa" số một của gia đình và mày lại quá,”hứng thú”' trong công việc. Điều đó rất nguy hiểm và vi phạm luật lệ "Gia đình".
Dante dường như không nghe. Nó đang bận suy nghĩ, rồi nó mỉm cười, nói rất dễ thương:
Chắc chắn cậu Pippi nói cho cậu điều này.
Đúng vậy - Giorgio nói cộc lốc - Mà Pippi là số dách. Tụi tao giao mày cho Pippi là để cho mày có thể học hỏi cách làm ăn cho đàng hoàng. Mà mày có biết tại sao cậu Pippi số dách không? Vì cậu ấy có trái tim rộng lượng. Không bao giờ hành sự vì hứng thú kiểu mày.
Dante chào thua. Nó cười như điên, lăn lộn trên trường kỷ rồi trên sàn nhà. Giorgio nhìn nó cay đắng và nghĩ rằng nó cũng điên như mẹ nó. Cuối cùng Dante đứng lên nốc một hớp rượu, nói bằng một giọng hết sức hài hước:
Nào, cậu nói là cháu không có trái tim nhân hậu, phải không?
Đúng vậy - Giorgio nói - Dù mày là cháu tao nhưng tao hiệu rõ mày. Mày đã hạ hai thằng trong vụ cãi cọ cá nhân nào đó mà không được gia đình chấp thuận, ông ngoại không bao giờ tố cáo mày, thậm chí còn không khiển trách mày nữa. Sau đó mày lại thu tiêu một con nhỏ trong bản hợp ca, mà lại còn cho con nhỏ một buổi lễ ban thánh thể, để trọn cớm không sao tìm được xác nó. Mà quả thật không tìm được. Mày cứ tưởng mày là thằng lùn thông minh, nhưng gia đình đã thu nhập được chứng cớ mày có tội, mặc dầu mày chẳng đời nào có thể bị kết tội trước tòa cả.
Giờ thì Dante im lặng, không phai vì sự mà nó đang tính toán.
Thế ông ngoại có biết chuyện lôi thôi này không?
Biết chứ - Giorgio nói - Nhưng mày vẫn là cục cưng của ông. ông nói sẽ bỏ qua chuyện này, vì mày còn trẻ. Vì vậy mày phải biết là tao không muốn mang cái chuyện miệng máu gì đó kể cho ông nghe, ông đã quá già rồi. Mày là cháu của ông, mẹ mày là con gái của ông. Điều này chỉ làm lòng ông tan nát mà thôi.
Dante lại cười rộ:
Ông ngoại có trái tim, Pippi De Lena cũng có trái tim, thằng Cross thì có trái tim gà tồ, mẹ cháu có trái tim đau khổ. Nhưng cháu thì khôgn sao? Thé còn cậu, cậu Giorgio, cậu có trái tim không?
Có chứ, nhưng tao vẫn nhịn mày.
Ái chà, cháu là người duy nhất không có trái tim chết tiệt? Cháu yêu thương mẹ cháu và ông ngoại nhưng cả hai lại căm thù nhau. Cháu càng lớn lên, ông ngoại càng bớt thương cháu. Cậu, cậu Vincent và cả Petie thậm chí còn không thích cháu, mặc dầu chúng ta có chung một dòng máu Clericuzio. Cậu tưởng cháu không biết những điều này sao? Nhưng dẫu sao, cháu vần yêu thương tất cẳ mọi người. Mặc dầu cậu đánh giá cháu thấp hơn cậu Pippi De Lena chết bằm kia. Chắc cậu tưởng cháu không có tí não chết tiệt nào sao? Giorgio sửng sốt trước sự bùng nổ của nó. Hắn cũng phải dè dặt trước sự thật trong lời thằng Dante.
Mày đã nghĩ sai về ông ngoại rồi. ông vẫn chăm sóc cho mày rất nhiều. Cậu Petie và Vincent, tao cũng vậy. Thế tụi tao chưa bao giờ đối xử bằng lòng tôn trọng trong gia đình sao? Chắc chắn ông có hơi xa cách, nhưng ông già khú đế rồi còn gì. Còn phần tao, tao vừa mới lưu ý cho sự an toàn bản thân mày thì sao? Mày đang dính vào chuyện làm ăn quá là nguy hiểm. Mày phải thận trọng đấy và không được để tình cảm cá nhân xen vào nghe chưa. Đó là một thảm họa.
Còn cậu Vincent và cậu Petie có biết chuyện lằng nhằng này không - Dante hỏi.
Không - Giorgio lại nói dối. Trước đó Vincent đã nói cho Giorgio về thằng Dante, còn thằng Petie thì không, nhưng Petie được sanh ra đã trở thành một tay sát nhân. Tuy nhiên, nó cũng tỏ ra ác cảm với sự có mặt của thằng Dante.
Còn ai phàn nàn về công chuyện của cháu nữa không? - Dante hỏi.
Không và đừng bận tâm về điều này. Là một người cậu, tao khuyên mày đấy. Nhưng với cương vị của tao trong gia đình, tao nói cho mày biết mày không được ban thánh thể hay lễ thêm sức cho bất kỳ người nào mà không được sự đồng ý của gia đình, nghe chưa. Nghe rõ không?
Được rồi nhưng cháu vẫn là "Cây Búa" số một trong gia đình phải không? - Dante hỏi.
Giorgio nói: "Cho đến khi Pippi đi nghỉ ngắn hạn trở về. Ngoài ra còn tùy vào công việc của mày".
Cháu kềm bớt hứng thú trong công việc, nếu cậu muốn vậy. ô Kê? - Dante nói và vỗ vai Giorgio thân thiết.
Giorgio nói: "Tuyệt, tối mai hãy đưa mẹ ra ngoài ăn tối. Dante, ông ngoại thích cháu gắn bó với mẹ.
Dante: "Được".
Cậu Vincent có một nhà hàng gần đông Hampton, mày có thể đưa mẹ đến đó.
Bỗng nhiên Dante nói: "Có phải bệnh mẹ cháu đang trầm trọng hơn không?".
Giorgio nhún vai: "Mẹ cháu không sao quên được quá khứ, những câu chuyện cũ, mà lẽ ra nên quên đi. ông ngoại luôn nói “Thế giới là thế giới, mà con người là con người” nhưng mẹ mày không chịu nghe".
Giorgio ôm Dante trìu mến: "Nào, giờ chúng ta quên cuộc nói chuyện nhỏ nhặt này đi. Cậu ghét dính dáng đến chuyện lằng nhằng này lắm” - Hắn hành động như thể không phải ông Trùm chỉ đạo tỉ mỉ trước cho hắn vậy.
Sáng hôm sau khi Dante đi khỏi, Giorgio thuật toàn bộ câu chuyện cho ông Trùm nghe ông thở dài thườn thượt:
Nó quả đã từng là thằng bé dễ thương. Điều gì có thể xảy ra đây?
Giorgio có một đức tính tuyệt vời. Hắn luôn nói thẳng những điều hắn
nghĩ khi hắn thực sự muốn thậm chí với cha hắn, ông Trùm vi đại:
Nó nói quá nhiều về mẹ nó. Và nó là thằng có dòng máu xấu - Cả hai đều im lặng sau câu nói này.
Giorgio nói:
Chúng ta sẽ làm gì thằng cháu của bố sau khi Pippi trở về.
Bất chấp chuyện gì. Tao nghĩ Pippi nên về hưu - ông Trùm nói - Lúc này thằng Dante chắc chắn có cơ hội đứng đầu. Nói cho cùng nó là người thuộc dòng dõi Clericuzio. Pippi sẽ trở thành cố vấn cho con trai nó, thằng
Brugliones ở miền Tây. Nếu cần, nó có thể cố vấn cho thằng Dante. Chẳng có ai kinh nghiệm hơn nó trong những vấn đề này, như nó đã chứng tỏ trong vụ nhà Santadio. Tuy nhiên, nó nên kết thúc những năm tháng của nó trong sự bình yên.
Giorgio lẩm bẩm mỉa mai: "Một Cây Búa về hưu trong danh dự”. Nhưng ông Trùm tảng lờ như không hiểu câu nói đùa.
Ông cau mày nói với Giorgio: "Chẳng bao lâu mi sẽ đảm nhận trách nhiệm của ta. Hãy luôn nhớ rằng nhiệm vụ của chúng ta là một ngày nào đó gia đình Clericuzio phải đứng vững trong xã hội. Và nhớ rằng Gia đình này không bao giờ chết cả, cho dù sự lựa chọn có khó khăn đến đầu đi nữa".
Và họ chia tay. Nhưng chính trong khoảng hai năm trước khi Pippi từ Sicily trở về, bản án giết lão Pallazzo đã lùi xa và chìm vào lớp sương mù của chủ nghĩa quan liêu bè phái, một lớp sương mù do chính Gia đình Clericuzio dựng lên.