Sherlock Holmes mất tích - Chương 08

Sherlock Holmes mất tích - Chương 08

Dưới những cây thông tuyết

Ngày đăng
Tổng cộng 24 hồi
Đánh giá 8.4/10 với 16808 lượt xem

Tonga là một kiểu xe hai bánh rất chắc chắn được kéo bởi một hay hai con ngựa, giống như kiểu xe song mã hai bánh, trong thùng xe bố trí những chỗ ngồi đấu lưng vào nhau dành cho bốn hay sáu người và hành khách ngồi tách khỏi người xà ích. Vì chúng tôi thuê bao cả chiếc xe này nên chỗ ngồi rất thoải mái với hai hành khách và một ít hành lý. Đánh xe là một ông lão già cả, mặt mũi nhăn nheo dễ sợ, một chiếc khăn xếp màu đỏ dơ bẩn quấn quanh chiếc đầu có khung xương rất to; tuy vậy ông biết cách điều khiển đôi ngựa lùn gióng Kathiawar, dưới bàn tay ông chúng gõ nhịp dèu đều vững vàng trên đường đi Kalka, trong không khí trong lành của buổi bình minh mưa.
Cỗ xe lọc cộc chạy dọc theo con đường gồ ghề, lỏi lõm trong nhiều giở, chỉ có đôi lần dừng lại một parao bên đường, một nơi dựng tạm cho du khách đường xa duỗi dài đôi chân hai đi đi lại lại cho đỡ tê chân, cũng là nơi cho lũ ngựa nghỉ xả hơi một lúc. Chúng tôi tận dụng cơ hội để duỗi chân và uống loại trà nâu pha đường thốt nốt màu gỗ gụ, vốn là thức uống duy nhất có sẵn tại nhưng khu vực đơn sơ như thế này.
Đi khỏi thành phố Umballa được khoảng ba mươi lăm dặm, tôi bắt đầu nhìn thấy nhưng dãy núi xanh ngắt như vết mực lam trôi dần về phía chân trời phương Bắc xa xăm. Trận mưa nhẹ hồi sáng sớm quả có tác dụng gột rửa không gian bụi bặm nên các chóp núi như vừa được tắm gội sáng lên lấp lánh và mới mẻ, in đậm trên nền trời xanh tươi vui.
"Nhìn kìa, ông Holmes, dãy Himalaya đấy! Nơi ở của các vị thần, hoặc như điều chúng ta được biết trong Skanda Puranas”.
Sherlock Holmes ngẩng đầu nhìn lên. Khuôn mặt với những đường nét sắc sảo hơi nhòn nhọn của ông như đang trải qua một sự chuyển biến từ bên trong, trở nên mềm dịu hằn đi, đôi mắt ông như được thắp lên ánh lửa lung linh toả sáng như hai vì sao lớn. Hầu như tất cả mọi người đều xúc động khi lần đầu tiên nhìn thấy rặng Himalaya lùng vĩ còn trong trường hợp của Sherlock Holmes thì có vẻ như tất cả những thận trọng và lo âu vẫn đè nặng trong ông ít ra là vào lúc này đã được cất khỏi đôi vai kia, cứ như thể ông đã thực hiện một cuộc hành trình mệt mỏi và dài đằng đẵng, những cuối cùng ông cũng đã về đến nhà.
Holmes ngây người im lặng ngắm nhìn nhưng chóp núi xa xăm hồi lâu.
"Nhưng thứ này đã thẩm thấu vào Beethoven như thế nào ấy nhỉ?” ông lẩm bẩm một mình. “Trên những đỉnh cao ngự trị sự yên bình - yên bình để phụng sự. “Tra la la… la… la… la… la la… lirra… lay”.
Holmes cúi xuống chiếc hộp vĩ cầm để bên cạnh, mở hộp lấy ra một cây đàn cũ kỹ có vẻ như đã cùng ông dãi dầu mưa nắng.
Đặt cây vĩ cầm dưới chiếc cằm nhọn ông chỉnh lại dây đàn rồi bắt đầu chơi. Đôi mắt ông đượm một vẻ xa xăm mơ màng trong khi những hợp âm đày ám ảnh thoát ra từ tiếng đàn của ông.
Chắc hẳn ông đang chơi một bản nhạc của Beethoven. Chỉ có điều tôi không biết đó là bản đàn nào. Thú thật tôi chẳng biết gì nhiều về lĩnh vực âm nhạc.
Dù vậy đi nữa, ngón đàn của Holmes có sức lay động cảm xúc của kẻ phàm phu tục tử chai sạn nhất. Tôi thật sự mê mẩn.
Ông lão đánh xe cất tiếng cười thơ thời hạnh phúc, cả đến hai con ngựa mệt mói dường như cũng hoạt bát hẳn lên.
Thực vậy trong không trung còn có sự hoà quyện của nhiều âm thanh khác: tiếng vòng xoay đều đặn của bánh xe, tiếng vó ngựa lộp cộp nhịp nhàng, tiếng rì rào êm dịu của triền sông Gugger xa xa, khúc hát của những chú bồ câu và chim cu rộc trên nhưng hàng cây Jamun râm mát hai bên đường… một bản giao hưởng kỳ lạ, say đắm ngọt ngào của tự nhiên, mà trong tưởng tượng của tôi đang được trình diễn trước những dải đồi thấp dưới chân rặng Himalaya hùng vĩ mỗi lúc một tiến lại gần.
Bản nhạc kết thúc, những lốt nhạc cuối cùng vương trong không trung rồi cũng lịm dần và tắt hẳn. Tôi ngồi bất động một lúc rồi bất giác vỗ tay hoan hô nồng nhiệt:
"Trời đất ơi! Ông Sherlock Holmes, trên cả tuyệt vời ông còn tài năng hơn cả thần Shiva(1) nhiều tay nữa”.
Sherlock Holmes mỉm cười, khẽ cúi đầu chào. Vị thám tử vĩ đại, mặc cho bộ óc khoa học siêu việt lạnh lùng và cung cách bậc thần vẫn cảm động như thường trước một lời tán thưởng chân thành về tài năng của mình.
Đêm hôm đó chúng tôi nghỉ đêm tại Kalka. Sáng sớm hôm sau, khi trời vẫn còn mờ mờ chúng tôi đã ở trên đường đi Simla.
Vượt qua Công viên Pinjore gần đó, con dường như mộc dài lụa uốn lượn lên xuống qua những ngọn núi trập trùng mỗi lúc một lớn dần lên. Khắp nơi ta nghe tiếng róc rách rì rào của những dòng suối lớn nhỏ chảy từ trên núi xuống cùng với tiếng eng éc ồn ào của loài khi đầy rẫy trong những khu rừng phong tuyết phủ kín các ngọn đồi. Càng đi xa càng gặp nhiều loại phương tiện di chuyển xuất hiện trên đường đi hơn. Đám sĩ quan người Anh trên những con chiến mã giống Badakshani, các tay lái ngựa người Pathan ngồi giạng chân tè he trên nhưng chú ngựa lùn Cabuli hăng hái, các gia đình thổ dân chất đầy đồ đạc trên những cỗ xe bò di chuyển ì ạch, du khách như chúng tôi thì sử dụng những chiếc tonga hai bánh, thậm chí còn bắt gặp cả cảnh một tay quản tượng đầu quấn khăn đóng, oai vệ ngự trên một con voi công vụ của nhà nước, tất cả toả đi những hướng khác nhau, với những tốc độ khác nhau, trên những con đường núi quanh co uốn lượn này.
Càng đi không khí càng trở nên mát lạnh hơn tinh khiết hơn, cây cối sum suê hơn và con đường càng tăng dần độ cao.
Chúng tôi đã đến gần Simla.
Sherlock Holmes thì hài lòng rít từng hơi thuốc từ một trong nhiều chiếc tẩu mà hình như bao giờ ông cũng mang theo bên mình, miệng khe khe ngâm nga một giai điệu nào đó trong cổ và nhẹ nhàng đánh nhịp bằng không ngón tay thon dài trong khi hát. Những nỗi sợ hãi, đề phòng ở Bombay dường như đã lùi đi rất xa: Đại tá Moran hung ác, tên do thám có khuôn mặt chồn sương, cái xác chết đẫm máu, viên đạn trong ngực của viên thư ký người Bồ Đào Nha, Những kẻ sát nhân hoạt động về đêm.… tất cả dường như chỉ xuất hiện một cơn ác mộng không thực xa xăm và đã bị lãng quên đến một nữa.
Nhưng tôi thì luôn phải nhắc nhở mình rằng tôi nắm trọng trách đảm bảo an toàn cho một trong những con người vĩ đại nhất thế giới, và mặc dù cho đến nay tôi chưa làm được gì nhiều để xứng đáng với sự tin tưởng lớn lao này vì danh dự của Bộ, tôi tuyệt đối không được lơ là. Vì vậy tôi tỏ ra rất cảnh giác, khi cuối cùng chúng tôi cũng xuống xe tại Simla và luôn mở to mắt đề phòng bất cứ tội ác nào có thể do bọn lâu la của Đại tá Moran gây ra.
Simla, thủ phủ mùa hè của Chính quyền Ấn Độ từ 1864, là thành phố cao nguyên tuyệt đẹp, nên thơ và tân tiến nhất. Các khu vực của người châu Âu trong thành phố - nhà thờ, toà thị chính, trung tâm thương mại Nhà hát Gaiety, dinh thự của phó vương và tất cả những toà nhà cao tầng, cùng nhà cửa và các cửa tiệm sang trọng - toạ lạc tại những vị trí cao nhất trên đồi và các doi đất hẹp giữa những ngọn đồi. Nằm thấp hơn ở phía dưới là khu chợ của người bản xứ, một mớ lộn xộn chen chúc những ngói nhà băng gỗ và thiếc gỉ sét nằm san sát bên nhau trên các sườn dốc. Từ trên nhìn xuống, dù muốn hai không, chúng vẫn gây ra một ấn tượng đảo lộn về thị giác, có cảm giác các ngôi nhà nhỏ xếp chồng lên nhau, nhà này mọc lên trên nóc nhà khác.
Sau khi ăn trưa tại Paleti và đăng ký cho khách quý của mình nghỉ ở khách sạn Doveli, tôi tìm đến một khu vực chợ ở thấp hơn, nơi tôi tạm trú trong một ngôi nhà nhỏ khiêm tốn nhất trên đồi Nikku. Người hầu trung thành của tôi, rót trà và trao cho tôi một bản báo cho về tất cả các sự kiện lớn nhỏ của Simla. Sau đó tôi sắp xếp thời gian để gặp mặt một số người: người giũ rơm, nài ngựa, chủ tiệm tạp hoá, nhân viên thư ký văn phòng, nhân viên khách sạn, đám ăn mày và một người đàn bà Hồi giáo nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng thuộc hạng đàn bà lăng lơ - tất cả những người này không ngần ngại cung cấp thông tin cho tôi hoặc thực hiện những nhiệm vụ nho nhỏ được tôi giao phó để đổi lấy chút tiền công ad valorem(2). Như vậy tôi có thể yên tâm rằng không một ai, kể cả Đại tá Moran, tên do thám có khuôn mặt chồn sương, hay bất cứ tên đâm thuê chém mướn nào có thể thực hiện nhưng hành động xấu xa của chúng được, mà dù chúng có đến Simla thì tôi phải là người biết đầu tiên - chính tôi, Hurree Chunder Mookerjee M.A.
Hai ngày sau, tôi xoay xở thuê được một ngôi nhà nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi cho Sherlock Holmes ở Runnymeade, gần Choa Simla. Chủ cũ của ngôi nhà này là một anh chàng nổi tiếng về thành tích chim chuột đàn bà và một kẻ có thâm niên trong việc gây ra những vụ xì căng đan tại Simla, nếu chỉ căn cứ vào số vụ việc mà anh ta gây ra, bao gồm cà việc say rượu, ngã ngựa và rơi xuống một khe núi tử độ cao hơn ba trăm mét làm mất toi một vạt bắp của một người Ấn.
Tôi e là bất chấp mọi nỗ lực của mình ông Holmes không có vẻ comme il faut(3) cho lắm theo cách nghĩ đời thường. Bạn có thể cho rằng sau tất cả những khó khăn và nguy hiểm mà ông vừa trải qua, ít nhất ông sẽ thư giãn một chút và tận hưởng cơ hội nghỉ ngơi tại nơi an dưỡng tuyệt vời này cùng những người châu Âu khác.
Nhưng Holmes không phải loại người như vậy.
Ông không đến thăm dinh Phó vương hoặc đăng ký vào danh sách các khách danh dự tại Dinh thống đốc, thậm chí cũng không gửi danh thiếp đến tư dinh những sĩ quan cao cấp và các yếu nhân trong xa hội quý tộc nơi đây. Trên thực tế ông còn không chịu cho in danh thiếp nữa. Kết quả thì bạn có thể hình dung được, ông không được mời đến dự các bữa tiệc và những buổi khiêu vũ trọng thể, cả một lời mời ăn tối cũng không và ông cứ tiếp tục duy trì lối sống như thế, vì nó "hoàn toàn thích hợp” với ông. Những cuộc thi đấu của Hội những người thích bắn cung Simla, cả những trận polo lay đua ngựa tại Annadale ông cũng hờ hững nốt.
Thật sự tôi đã vận dụng tất cả trí tuệ của mình vào việc làm ông vui vẻ hơn. Nhưng đó cũng là thời điểm mà người ta phải hết sức thận trọng nếu có y định thuyết phục ông làm bất cứ điều gì ông không muốn. Có cái gì đó trong khí chất lạnh lùng, lãnh đạm của ông khiến người ta khó lòng tự tiện muốn cư xử thế nào cũng được. Biết ông đặc biệt say mê âm nhạc, tôi nghĩ không có gì thích hợp hơn là đề nghị cùng ông đến Nhà hát Gaiety vào lúc ấy đang công diễn một nhạc kịch hài vui nhộn có sự tham gia của các diễn viên tên tuổi như các ông Gilbert và Sullivan. Chỉ sau đó tôi mới biết sở thích âm nhạc của ông nghiêng về các buổi hoà tấu violon, nhạc giao hưởng và opera hơn.
"Nhạc kịch hài hước ư. Gọi là nhạc kịch vui nhộn ấy à?”
Sherlock Holmes kêu lên khi nghe tôi đề nghị, trong giọng ông có cái gì như khiếp đảm lắm.
"Đúng, ông Holmes à," tôi trả lời, có phần e dè, “Chỉ là một vơ hài kịch nhẹ nhàng, thuần tuý để giải trí, ấy là tôi nghe nói vậy. Cả cái thành phố Simla này chỉ bàn tán về nó. Còn nữa, ngài phó vương đã xem những hai lần cơ đấy!".
“À ra vậy và cũng không có gì phải nghi ngờ, đó là lý do tại sao tôi được khuyến cáo hay khuyến khích là cũng nên làm như thế. Ồ, không, tôi xin kiếu. Hãy để Ngài phó vương làm những gì mà ông ta muốn làm. Về phần mình, tôi odi profanum vulgus at arceo(4). Các quan điểm của Horace có thể không hoàn toàn là dân chủ, nhưng ít nhất chúng cũng phản ánh được cách nghĩ của tôi vào lúc này”, ông đưa cho tôi một bản danh sách dài. “Nào Hurree, nếu ông thật sự muốn biến mình thành kẻ có ích, ông có thể xuống cửa hàng dược phẩm và lấy những thứ thuốc thử này cho tôi".
Đây lại là một chuyện khác làm cho tôi cảm thấy có phần khó khăn trong quan hệ với Sherlock Holmes. Như độc giả đến lúc này cũng nhận ra được, tôi là một nhà khoa học, nhưng tôi không bao giờ đi quá giới hạn mà tiến hành những thí nghiệm nặng mùi ở ngay trong phòng khách. Nhưng với Holmes thì không có chuyện đó. Ngay từ ngày đầu tiên đến sống tại Runnymeade, ông đã nhờ tôi tìm cho ông một bộ sưu tập các loại ly cốc dùng trong phòng thí nghiệm, bình chưng cất than đá bằng khí đốt, ống nghiệm, ống hút, đèn bunsen và các hoá chất (một số thứ không có sẵn ở Simla). Sau đó ông vui vẻ và hồn nhiên sắp đặt một vài cái kệ ở góc phòng khách, làm a-xít và những thứ tương tự tràn cả ra chiếc bàn kiểu Georgia xinh đẹp mà ông sử dụng làm bàn thí nghiệm.
Tôi rùng mình lo sợ khi nghĩ đến cái ngày tôi sẽ phải quay lại ngôi nhà này cùng tất cả đồ đạc đã bị tổn hại của nó để thương lượng với cái “mặt sắt đen xì” của Oswal Jain, nhân viên nhà đất, không chỉ phải bồi thường cho chiếc bàn mà còn cả những vết rạch sâu trên bệ lò sưởi bằng gỗ tếch, nơi ông Holmes trong những lúc đau đầu với những câu hỏi chưa có lời giải của mình đã rạch những nhát rất sâu lên đó bằng con dao găm quái quỷ của Tây Tạng mà ông đã mua từ một tay buôn đồ cổ ở chợ. Bệ lò sưởi bao giờ cũng là một đống lộn xộn gồm tàn thuốc từ ống tẩu, bao thuốc lá, ống tiêm, dao nhíp, đạn súng lục và nhiều mảnh vỡ rải rác khác.
Nhưng tất cả chuyện này chưa thấm vào đâu. Một ngày nọ, anh người hầu quê mùa thật thà như đếm mà tôi đã thuê cho Sherlock Holmes chạy hộc tốc đến chỗ tôi, thở không ra hơi, hào hển gào lên rằng có tiếng súng nổ và người chết tại nhà quý ông người Anh. Tim đập như trống trận, tôi lao đến ngôi nhà gỗ nhưng kìa ông Holmes vẫn mạnh khoẻ và vui như tết đang ngồi chễm chện trên chiếc ghế bành trong một căn phòng mù mịt khói cô đặc. Bên cạnh ông là khẩu súng lục cùng với một hộp đạn và phía bức tường đối diện, trước nỗi kinh hoàng của tôi được tô điểm bằng một chữ OM bí ẩn, được hình thành bởi những vết đạn.
Có một điệu mà tôi thật sự không thể có ý kiến ý cò gì là niềm đam mê sách vở gần như có xu hướng cưỡng bức của ông. Bởi vì chính tôi cũng có khuynh hướng này, mặc dù tôi chưa bao giờ có đầy đủ phương tiện để thoả mãn nó ở mức độ như ông.
Sherlock Holmes không mua sách một cách tằn tiện tính toán mà mua từng chồng lên và để lung tung khắp nhà khiến anh người hầu nhiều phen khốn đốn. Trong thực tế, ông Holmes và tôi chưa bao giờ đi dạo một vòng quanh khu buôn bán mà cuối cùng lại không dừng chân đọc các tựa sách tại quầy sách báo, hay tại Kho sách Higginbotham.
Nhưng nơi yêu thích nhất của Sherlock Holmes là cửa hàng đồ cổ của ông Lurgan. Hàng chồng sách, tài liệu, bản đồ, báo… nhưng món hiếm và lạ lùng nhất phủ dày từng lớp bụi xám xịt nằm lọt giữa một đống nhưng loại hàng hoá kỳ lạ.
Thôi thì đủ loại trên đời, những chiếc vòng cổ bằng ngọc lam, đồ trang sức bằng ngọc bích, những chiếc kèn trumpet bằng xương đùi người và những bánh xe cầu nguyện bằng bạc đến từ Tây Tạng, các tượng Phạt và Bồ Tát mạ vàng, mặt nạ quý sứ và nhưng bộ giáp Nhật Ban, nhiều loại thương, kiếm khanda và dao găm kuttar, bình đựng nước Ba Tư, lư hương bằng đồng đen, những chiếc thắt lưng bằng bạc mờ xỉn nối mấu trông như làm bằng da sống, những chiếc kẹp tóc bằng ngà voi và đá thạch anh, cùng hàng nghìn những vật linh tinh khác được đóng thùng, cho vào bao, chất thành đống hay nằm rải rác khắp phòng, chỉ để lại duy nhất một không gian trống cực hẹp quanh chiếc bàn ọp ẹp nơi Lurgan làm việc.
Lurgan cũng là một nhân viên trong Bộ chúng tôi, cực kỳ tài giỏi trong việc huấn luyện và phát triển người cho tổ chức cũng như rất tháo vát trong việc chuẩn bị tung họ vào những chuyến đi quy mô, dài hơi đến những nơi họ chưa từng biết. Ông là người thông kim bác cổ, một nhà ngôn ngữ học kỳ tài, nói được tiếng Anh, tiếng Ấn, Ba Tư, A rập, Trung quốc, Pháp và Nga trôi chảy. Tôi và ông thường chia sẻ nhưng mối quan tâm giống nhau về những tín ngưỡng xa lạ và các phong tục địa phương, mặc dù tôi phải thừa nhận bản thân mình không được thoải mái và vui vẻ cho lắm trong mối giao hảo với ông. Lurgan có khả năng kỳ lạ ông có thể làm giãn nở đồng tử trong mắt và thu nhỏ lại thành một vết rất nhỏ, bất cứ lúc nào ông muốn. Ông cũng có khá năng thôi miên lạ lùng, bản thân tôi đã hơn một lần chứng kiến ông trổ tài sử dụng năng lực ấy đối với người khác; vì thế mà có lời đồn là ông cũng tập tành làm ma thuật! Lurgan chắc chắn là nhân vật bí ẩn nhất từng làm việc tại Cục Đo đạc trắc địa Ấn Độ. Lurgan lúc nào cũng kín kín hở hở hoặc cố tình ỡm ở về lai lịch của mình, ông cho là trong mình có một phần ba dòng máu Hungary, một phần ba dòng máu Pháp và phần còn lại của người Ba Tư, thỉnh thoảng thành phần máu của ông lại thay đổi từ nước này sang nước khác cho phù hợp với những câu chuyện cười kỳ lạ của ông. Chỉ có Đại tá Creighton mới là người biết 100% sự thật về ông; mà Đại tá thì lại vốn là một quý ông kín miệng đến mức không thể chịu nổi và tôi có thể chắc như đinh đóng cột rằng ông ta sẽ mang những thông tin đó xuống mồ.
Lurgan đặc biệt thích làm bạn với người bạn mới của tôi - mặc dù tôi không nói cho ông biết nhà thám hiểm Na Uy thực ra là ai - và trong những cuộc đàm luận rông dài về tự nhiên, siêu hình học và sự thất thường trong ngành kinh doanh sách báo ở Simla, ông chu đáo phục vụ chúng tôi bánh bích quy nhân quả hạch, uống kèm với trà xanh Trung quốc đựng trong những chiếc tách hình vỏ trứng mỏng mảnh tao nhã.
Một tối nọ, trong lúc từ tiệm đồ cổ của Lurgan quay về căn nhà gỗ ở Runnymeade, Sherlock Holmes quay sang tôi, bảo:
"Lurgan tiết lộ rằng ông nói được tiếng Tây Tạng”.
"Ồ, khả năng của tôi về mặt này cũng hạn chế lắm".
“Hạn chế ư?”, Holmes nói giọng lạnh nhạt. "Ông là tác giả của cuốn sách rất có uy tín về ngữ pháp tiếng Tây Tạng và cũng là người biên soạn cuốn từ điển Tây Tạng - Anh đầu tiên cơ mà".
“Không, không," tôi rối rít phần đối. "Thật ra tôi không phải là người đầu tiên đâu, ông Holmes ạ. Ồ, không, danh dự này thuộc về người thầy đáng kính của tôi, nhà Đông phương học vĩ đại người Hungary tên là Alexander Csoma de Koros, ông không những là người biên soạn cuốn từ điển Tây Tạng - Anh đầu tiên, mà còn là người đi tiên phong trong ngành nghiên cứu hiện đại về ngôn ngữ và văn minh Tây Tạng".
"Thoạt đầu làm thế nào mà sự quan tâm của ông lại đi theo hướng này?”
“Và, thưa ông đó là cả một câu chuyện dài, nhưng tôi sẽ tóm tắt những ý chính. Tôi hoàn thành bậc cao học ở đại học Calcutta vào năm 1862, hồi tôi còn là cậu thanh niên tròn hai mươi tư tuổi. Nhờ may mắn quen biết với nam tước Afred Croft vị giám đốc của Viện giáo dục Công chúng ở Bengal - người đối với tôi bao giờ cũng là người bạn tốt và người thầy phong thái ân cần mà tôi được cử vào chân hiệu trưởng Trường Nội trú Bhutia tại Darjeeling. Tại nơi an dưỡng thú vị này nơi giáp gianh với lãnh địa của người Sikh, tôi đã có dịp gặp gỡ Csoma de Koros.
"Ông ấy là một người phi thường và là một học giả vĩ đại, thực sự là một trong những người vĩ đại nhất. Ông rời Hungary khi còn trẻ và đến thị trấn Himalaya này để học mọi thứ có thể học được về Tây Tạng. Ông tin rằng người Hungary, người Magyar, cách đây nhiều thế kỷ đã di cư từ Tây Tạng đến; và tất cả những điều lớn nhỏ về đất nước kỳ lạ này đều có sức cuốn hút ông. Lúc tôi được hân hạnh gặp giáo sư thì ông đã lớn tuổi lắm rồi và đó là điều vô cùng đáng tiếc vì tôi không có đủ thời gian tiếp thu được trọn vẹn nguồn kiến thức uyên thâm từ giáo sư, vì ông đã qua đời chỉ một năm sau đó. Tuy thời gian ngắn ngủi là vậy, nhưng ông đã làm cháy lên trong tôi nguồn cảm hứng lớn trong cuộc hành trình khám phá Tây Tạng.
"Như ông cũng biết đấy, sau khi nghiên cứu chuẩn sâu về ngôn ngữ và các bản kinh của người Tây Tạng, de Koros đã đi đến chỗ bị thuyết phục rằng Tây Tạng là mắt xích cuối cùng còn lại có tác dụng liên kết chúng ta với nền văn minh của một thời xa xưa. Trong khi hệ thống thờ cúng bí ẩn của Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, người Hy Lạp, của người Inca và Magyar đã bị chôn vùi cùng với sự huỷ diệt nền văn minh của họ và vì vậy khép lại mãi mãi đối với hiểu biết của chúng ta, duy chỉ có Tây Tạng, nhờ sự cách ly về mặt tự nhiên và việc khó tiếp cận từ bên ngoài, không những bầo tồn được mà còn giữ nguyên sức sống của những truyền thống quá khứ xa xưa nhất, trong đó có hiểu biết về những năng lượng còn ẩn giấu trong tâm linh con người cùng những thành tựu cao nhất và những lời giáo huấn bí truyền của các vị thánh nhân và hiền triết Ấn Độ.
"Tôi đã nỗ lực học tiếng Tây Tạng và thiết lập mối quan hệ thân thiết với một vị Vương công người Sikh (người thuộc dòng dõi Tây Tạng thuần khiết) và nhiều vị Lạt Ma là lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, nhờ thế tôi không chỉ thạo ngôn ngữ mà còn có thể đọc và hiểu nhiều cuốn sách cổ. Các vị lanh đạo nhà nước dần dần biết được khầ năng của tôi trong lĩnh vực bí mật này và cho rằng tôi sẽ phụng sự tốt hơn cho lợi ích của chính phủ Ấn Độ nêu tôi rời khỏi lĩnh vực giáo dục mà gia nhập một bộ chủ quản khác, nơi các kỹ năng của tôi có thể sẽ được sử dụng hữu ích… và đúng chỗ hơn. Phải, đó là lý do bây giờ tôi có mặt ở đây, ông Holmes ạ, để phục vụ ông".
"Và sẽ là một sự phục vụ đáng giá nhất đối với tôi, ông Hurree ạ, nếu ông chịu dạy tôi tiếng Tây Tạng".
"Ông đã ban một vinh dự lớn cho cái tài mọn của tôi, thưa ông Holmes, tất nhiên vốn tiến thức khiêm tốn của tôi là tuỳ ông sử dụng. Nhưng tôi phải báo cho ông biết trước rằng chỉ hiểu biết về ngôn ngữ không thôi thì chưa đủ để giúp ông đặt chân vào Tây Tạng".
"Ông nói thế là có ý gì, Hurree?”
“Vâng, thưa ông Holmes, có thể ông đã nghe nói rằng Tây Tạng được xem như là “Vùng đất cấm”; đó là một cụm từ hoàn toàn chính xác đối với những người ngoại quốc, đặc biệt là người gốc Âu. Giới tăng lư cầm quyền ở đất nước này ra sức bảo vệ quyền lực, tài sản và bí mật của họ. Từ lâu họ sợ rằng người da trắng có thể đem những thứ này ra khỏi biên giới Tây Tạng. Bởi vậy, người châu Âu và những người làm việc cho người phương Tây hoặc dại diện cho người phương Tây đều bị ngăn cản không được phép vào Tây Tạng, thậm chí còn bị xử tử nếu cả gan chống lại lệnh cấm. Gần đây tình hình còn trở nên tồi tệ hơn, bởi vì đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tối cao của Phật giáo Tây Tạng và là người đứng đầu đất nước này đang thất thế; trong khi đại diện của triều đình Mãn Thanh tại Lhassa thì càng ngày càng có thêm nhiều quyền lực".
"Người Mãn Thanh đã làm gì với Tây Tạng?”
"Từ lúc quân đội của Hoàng đế Ung Chính tràn vào Tây Tạng từ đầu thế ký vừa qua, triều đình Mãn Thanh đã tuyên bố một số quyền bá chủ ở Tây Tạng và lập ra hai đại diện cho triều đình Mãn Thanh gọi là những Amban đóng đô ngay tại Lhassa, thủ đô xứ Tây Tạng. Việc áp đặt đặc quyền nước lớn tại Tây Tạng đã trải qua một lịch sử lắm thẳng trầm gây ảnh hưởng đến vị thế của những người mong muốn được du lịch đến Tây Tạng. Vào thời điểm này thật không may là vị Amban Mãn Thanh, Đề đốc O-erh-t ai, không chỉ có quyền lực cao hơn cả Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Tây Tạng mà còn nuôi lòng căm thù sâu sắc và độc địa đối với tất cả người châu Âu, đặc biệt là người Anh".
“Hừm… tôi hiểu. Nhưng ông đã có cố gắng vào Tây Tạng lần nào chưa?”
“Rồi, ông Holmes ạ. Người bản xứ có một số thuận lợi hơn về mặt này. Đó cũng là lý do tại sao Bộ tuyển người bản xứ đề thực hiện công việc thám hiểm và điều tra những vùng như Tây Tạng; đặc biệt là giữa những dòng tộc sống gần biên giới Tây Tạng. Bản thân tôi đã đến Tây Tạng, trong vỏ bọc một học giả về Ấn Độ đồng thời là một người sùng đạo nhưng thật không may đã làm dấy lên sự nghi ngờ từ các nhà chức trách lúc mới đi được nửa đường đến Lhassa, tại thị trấn Shigatse, nơi toạ lạc tu viện lớn của Ban Thiền Lạt Ma(5). Viên quan Mãn Thanh tại một đơn vị đồn trú nhỏ miền biên ải Trung quốc là một trong những tên đại diện khó chịu nhất của đế chế Trung Hoa mà tôi từng có dịp chạm trán. Thằng cha trời đánh đó đã ra lệnh chặt đầu tôi chỉ vì một nghi ngờ nho nhỏ - khiếp cái cặp mắt chó chết của hắn!
"Trời ơi, ông Holmes ạ, chắc chắn ông sẽ danh giá cao việc tôi kiên quyết không thay đổi lập trường của mình, may sao đúng mười một giờ tôi được cứu thoát khỏi thanh đao của đao phủ. Phúc tinh của tôi là bà mẹ quý hoá của Ban Thiền Lạt Ma, người mà trước đó tôi đã có dịp trổ tài chữa khỏi chứng đầy bụng với một liều thuốc sủi bọt mang theo người. Người đàn bà ngoan đạo này đã phải hối lộ cho tên quan phụ trách chết tiệt kia, và số tiền đó đã ngâu nhiên giải phóng hắn khỏi những mối nghi ngờ về địa vị cũng như hành động của tôi. Nhưng tôi buộc phải rút ngắn chuyến thám hiểm và lui về nghỉ tạm ở Darjeeling. Vì vậy ông biết đấy, một chuyến đi đến Tây Tạng tuyệt đối không phải là một cuộc du hí như người đời vẫn nói đâu. Đó là chưa kể vô số chuyện có thể xảy ra trên một độ cao vài nghìn mét so với mặt nước biển, bão tuyết, thú dữ, bọn lâm tặc và còn những gì gì nữa. Phải, tất cả đều đòi hỏi một nỗ lực đặc biệt".
“Tốt lắm, Hurree, rõ ràng là ông đã đương đầu với những nguy hiểm trong cuộc hành trình đến Tây Tạng. Nhưng ai mà chẳng phải vượt qua những cây cầu trên đường để đến được cái đích. Còn bây giờ, dưới sự chỉ dẫn vô giá của ông, tôi cũng chỉ nên hạn chế những khám phá của mình trong sự phức tạp của ngôn từ Tây Tạng mà thôi".
Thế là ngày ngày tôi dạy ông những bài học về tiếng Tây Tạng. Holmes là một học trò lý tưởng mà bất cứ người thầy nào cũng mơ ước, ông có đôi tai mẫn cảm khác thường đối với những biến ảm vô cùng tinh tế trong thứ tiếng này một đặc điểm khiến đa số người phương Tây tuyệt vọng khi học tiếng Tây Tạng.
Chẳng hạn, trong tiếng Tât Tạng thì từ “la” có nghĩa là một ngọn đèo, đồng thời “la” cũng là một hậu tố tôn xưng được thêm vào sau một tên người, một vị thần, một con hươu xạ, đồng lương, việc để mất đi một thứ gì đó kể cả mất đi linh hồn, tất cả những ý nghĩa này đều phụ thuộc vào nhưng biến âm vô cùng nhỏ trong âm điệu khi người ta dùng để phát âm từ gốc đi kèm với nó.
Sherlock Holmes cũng không gặp khó lăn gì trong việc sừ dụng cách nói tôn xưng, đề cao vì tiếng Tây Tạng không phải là có một lối nói mà có đến ba lối nói thông thường, lối nói tôn xưng và lời nói tôn xưng cao nhất. Lối nói đầu tiên là để dùng với những người bình dân; lối nói thứ hai là để dùng với các quý ông sang trọng; và lối nói cuối cùng chỉ dùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bạn có thể nghĩ rằng sự phân biệt này chỉ thuần tuý có vấn đề với các tiền tố và hậu tố. Nhưng vấn đề không đơn giản như thế: thậm chí cả gốc từ của những tử tương ứng với mỗi loại cũng không có dây mơ rễ má gì với nhau.
Nhưng tôi sẽ không làm cho bạn đọc của mình phải rối trí thêm khi sa vào những tiểu tiết về sự tinh tế và phức tạp của ngôn ngữ Tây Tạng, vì một đề tài như thế chỉ có thể khiến một chuyên gia ngôn ngữ có hứng thú. Ngoài ra, với những độc giả muốn biết thêm về tiếng Tây Tạng, tôi có thể giới thiệu cuốn Tiếng Tây Tạng cho người bắt đầu một ấn bản của Bengal Secretariat Book Depot và cuốn Ngữ pháp tiếng Tây Tạng thông dụng (giá 2.4 annas) của tôi, cũng của nhà xuất bản nói trên.

Chú thích:
(1) Shiva là một trong ba ngôi tối linh của Ấn Độ giáo vừa là thần Huỷ diệt, vừa là thần Sáng tạo, bởi theo quan điểm Ấn Độ giáo huỷ diệt là hành động tất yếu để đem đến sáng tạo. Nếu sáng tạo là thiêng liêng thì huỷ diệt cũng phải là một phương diện thiêng liêng khác. Shiva là vị thần bán nam bán nữ, tự phân thành chết và sống; một nguyên lý âm, một nguyên lý dương Trong mỹ thuật, hình ảnh Shiva thường có ba con mắt (tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và ngọn lửa thế gian) bốn tay chỉ bốn phương; phổ biến hơn cả là hình ảnh Shiva đang múa, chân giẫm lên một người lùn.
(2) ad valorem(tiếng Latinh): theo giá hàng
(3) comme il faut (tiếng Pháp) như nó phải vậy
(4) odi profanum vulgus at arceo (tiếng Latinh) - thơ của thi sĩ vĩ đại Horace): ghét sự nhàm tục hoá của quần chúng và tránh xa nó.
(5) Nguyên văn; Lạt Ma Teshoo Tu viện Tash -thunpo, nơi tu hành của Ban Thiền (panchen) Lạt Ma. Trong thời kỳ đầu mới đến Tây Tạng, các du khách châu Âu và các nhà văn đã mắc sai lầm khi gọi Ban Thiền Lạt Ma là Lạt Ma "Teshoo” hay Lạt Ma "Tashi” trong khi từ sau là chi tu viện.

Chương trước Chương sau