Sherlock Holmes mất tích - Chương 10

Sherlock Holmes mất tích - Chương 10

Công việc chuẩn bị

Ngày đăng
Tổng cộng 24 hồi
Đánh giá 9/10 với 16787 lượt xem

Sherlock Holmes nôn nóng muốn lên đường ngay lập tức, nhưng Đại tá và tôi khuyên ông nên kiên nhẫn. Những ngọn đèo sẽ ngập trong băng tuyết cho đến cuối mùa xuân, và đoàn lái buôn(1) từ Leh đến Lhassa sẽ không dại dột lên đường trước thời điểm đó. Nhưng có lẽ sẽ khôn ngoan hơn nếu không nhập đoàn buôn tại Leh, vì ở đó có một cơ quan đại diện thương mại của Tây Tạng, chắc chắn nhân viên của tổ chức này, sẽ có mối quan tâm chính đáng đến tính chân thực trong chuyến buôn của chúng tôi.
Thay vào đó, chúng tôi sẽ đi con đường Hindu-Tây Tạng và băng qua Tây Tạng bằng ngả đèo Shipki, và nếu có nhân duyên may mắn, biết đâu chúng tôi lại không gặp đoàn buôn ở đâu đó xung quanh vùng lân cận Kailash - Núi Thiêng.
Trong khi chờ đợi, lại có quá nhiều việc cần chuẩn bị. Có nhiều lý do khiến tôi có thể tự hào về tài xoay sở của mình, hay bundobast như chúng tôi gọi bằng tiếng mẹ đẻ. Chắc độc giả cũng vui lòng bỏ quá cho tôi nếu như tôi có hơi sa đà vào các chi tiết trong công việc chuẩn bị kỹ càng nhiều thứ mà tôi phải tuần tự tiến hành để đảm bảo thành công cho chuyến đi.
Tính theo mức độ quan trọng, việc đầu tiên tôi phải làm là thuê người lãnh đạo đội thám hiểm. Chúng tôi may mắn chiêu nạp được Kintup, một vận động viên leo núi cự phách người Sikh, trước đó anh ta đã có vài dịp thực hiện nhiệm vụ Bộ giao(2) và cũng và người dẫn đường cho chuyến đi Tây Tạng không thành của tôi trước đây. Vào thời điểm hiện tại, anh đang sống ở Darjeeling và hành nghề thợ may để kiếm sống. Tôi đã gửi cho anh ta một bức điện tín cùng một món tiền TA (trợ cấp đi đường) và một tuần sau anh ta đã có mặt ở Simla, hăm hở trước viễn cảnh bắt đầu một chuyến phiêu lưu mới.
"Lần này chúng ta sẽ đến được Linh Thành, thưa ông,” anh cam đoan, đôi bàn tay chai sạn siết chặt tay tôi trong lúc tay bắt mặt mừng. Chúng ta sẽ không phạm sai lầm là ở lại quá lâu tại Shigatse như lần trước".
Vóc người lực lưỡng, bắp thịt chắc nịch nổi lên cuồn cuộn, Kintup là một chàng trai cả quyết, về gan lì lộ rõ trong dáng người vạm vỡ với nước đã sạm nắng. Ở anh chàng này có sự hoà quyện của tính canh giác cẩn trọng của một nhà leo núi chuyên nghiệp với sức mạnh của một con sư tử ấn chứa bên trong. Thật may Kintup và ông Holmes có thiện cảm với nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chúng tôi cũng thuê thêm hai người đàn ông khác. Để chăm sóc đàn súc vật thồ, chúng tôi thuê Shukkur Ali Gaffuru, có cha là người Yarkand còn mẹ là người Spiti theo Lạt Ma giáo những người pha trộn hai dòng máu như thế được gọi là Argon, nhìn chung họ có nét nổi bật là lòng dũng cảm và đực trung thành.
Để chăm lo cho cái bao tử chúng tôi có Jamspel, một thanh niên trẻ vui tính người Ladakh, tuy khả năng chế biến thức ăn có phần hạn chế nhưng bù lại thỉnh thoảng cũng chịu tắm một lần, lại rất rành trong việc nhóm lửa bằng phân bò yak rồi duy trì ngọn lửa trong mọi hoàn cảnh và thời tiết.
Kintup và tôi đến chợ gia súc vật nuôi ở gần Narkhanda để chọn mua mười hai con la thồ hành lý và lương thực. Còn súc vật để cưỡi, chúng tôi mua năm con ngựa nhỏ lông rậm, một giống ngựa miền núi chân lùn. Dù có kích thước khiêm tốn và những đám lông rậm trông rất tức cười, loại ngựa này rất khỏe, dai sức và hội đủ các tố chát giúp chúng vượt trội hầu hết các giống ngựa khác trong việc sống còn trên các cao nguyên Tây Tạng hoang vu, khắc nghiệt.
Tôi đã làm tốt việc mua sắm và chuẩn bị nhiều vật dụng khác nhau: lều bạt, yên ngựa, bộ yên thồ, sọt, yakdan (những chiếc hộp nhỏ bằng gỗ bên ngoài có bọc da được sử dụng ở một số nơi như ở Turkestan chẳng hạn), nồi niêu và dụng cụ làm bếp; chăn làm bằng vải len tuyết xoắn, tấm đắp bằng nhựa cây gutta- perchay giường gấp dã ngoại cho ông Holmes, súng trường, dao, sổ ghi chép, bút, talkan hay bột lúa mạch rang mà người Tây Tạng gọi là tsampa, thịt hộp, thuốc lá, v.v… Tôi hướng dẫn Jamspel nướng một lượng lớn khura một loại bánh quy cứng của người Ladakh có thể coi như lương khô cất giừ được rất lâu. Tôi rất thích loại bánh này vả chăng trên những chặng đường dằng dặc tẻ ngắt thì có nhưng chiếc bánh giòn này nhai côm cốp cũng đỡ buồn.
Tôi cũng đặt mua một tủ thuốc đi đường gồm đủ các loại thuốc từ hai nhà cung cấp Burroughs và Wellcome ở London. cùng tất cả nhưng loại biệt được địa phương dùng để đối phó với khí hậu lạnh giá ở một vùng địa hình được coi là nóc nhà thế giới. Tất cả thuốc men được gói trong những tờ báo khổ nhỏ tiện lợi, xếp có lớp lang trong chiếc rương gỗ được chạm khắc rất đẹp và chắc chắn.
Đến đây tôi nghĩ mình nên thông báo cho độc giả về những phần việc khác mà tôi đã tiến hành một cách bán chính thức vì một mục đích lớn lao cho khoa học và vì sự tiến bộ của đế chế.
Nhiệm vụ của những "người chặn bóng" chúng tôi không chỉ giới hạn trong việc thu thập những thông tin chính trị, như cuộc nói chuyện vừa rồi của tôi với Đại tá Creigton có thể khiến bạn đọc nghĩ thế. Trong thực tế, phần chính yếu trong nhiệm vụ của chúng tôi, cũng là những hoạt động chủ chốt của Bộ, là mối quan tâm đến các thông tin về địa lý và dân tộc học. Chính vì vậy đám "người chặn bóng” chúng tôi, hoặc chuyên viên đạc điền (chain-man) nếu dùng theo thuật ngữ thích hợp của Bộ, đã được huấn luyện và trang bị chu đáo dề thực hiện tốt những nhiệm vụ này.
Đầu tiên, chúng tôi được đào tạo rất bài bản trong việc khảo sát lộ trình và do thám. Chúng tôi được huấn luyện để sử dụng kính lục phân, compa và cách tính toán độ cao so với mực nước biển, bằng cách quan sát điểm sôi của nước. Nhưng bởi vì công việc chán chết này không thể tiến hành thuận tiện do mối đa nghi thái quá cũng như thái độ thù dịch của những cư dân lạc hậu sinh sống ở các vùng đất còn chưa được khai phá văn minh và vì trên thực tế, đôi khi cũng bất tiện nếu mang theo thước đo cùng nhiều dụng cụ lỉnh kỉnh dễ gây chú ý khác - Bộ đã nghĩ ra một số phương pháp rất tài tình cùng nhiều "chiêu” khác để xua tan sự nghi ngờ và thái độ thù địch đó. Đầu tiên, mỗi người trong chúng tôi đều phải tập bước đi - qua một quá trình rập luyện ròng rã bền bỉ - sao cho khoảng cách giữa hai bước chân bao giờ cũng bằng nhau bất kể bạn đang leo lên đỉnh núi, xuống đèo hay đi ở vùng đất bằng phẳng - trong trường hợp của tôi, một bước chân dài khoảng gần 80 cm.
Chúng tôi cũng phải biết làm thế nào để tính chính xác số bước chân mình đã đi trong một ngày hoặc giữa hai địa điểm bất kỳ nào đó. Hỗ trợ cho việc đo lường này đã có chuỗi tràng hạt của người theo đạo Phật, mà bạn chắc cũng biết rõ là thường có 108 hạt. Người ta bỏ bớt đi 8 hạt, giữ lại vừa chẵn 100 cho dễ tính toán, đỏng thời lại không bỏ bớt quá nhiều để tránh làm người khác chú ý. Cứ đi được 100 bước thì bạn lại lần qua một hạt.
Như vậy sau khi lần hết một tràng hạt bạn đi được 10.000 bước - trong trường hợp của tôi là năm dặm; như vậy, vôi tôi một dặm là 2.000 bước. Bởi vì tràng hạt của các Phật tử thường có thể hai vòng phụ, mỗi vòng gồm mười hạt nhỏ hơn nên có thể dùng vòng phụ để tính xem bạn đã lần tràng hạt được bao nhiêu vòng.
Không chỉ có tràng hạt Phật giáo được ứng dụng tài tình cho mục đích thám hiểm mà còn có cả bánh xe cầu nguyện (mani lag’ khor)(3) Những chiếc vòng này đã được điều chỉnh lại, bổ sung thêm một nắp bật bí mật cho phép bạn có thể mở cái ống hình trụ bằng đồng và nhét vào hay lấy ra những cuộn giấy bí mật ghi chép về lộ trình cùng các tin tức tình báo khác. Compa cũng được giấu bên trong các bánh xe. Những dụng cụ lớn hơn như kính thiên văn và đồng hồ bấm giờ được giấu trong các yakdan đã được thiết kế thêm một cái đáy đặc biệt, ngoài ra nhiều chiếc túi bí mật đã được may thêm vào quần áo chúng tôi. Nhiệt kế dùng đo độ cao thì được giấu trong những mảnh ván khoét rỗng, còn thuỷ ngân - cần thiết cho việc bố trí một đường chân trời giả khi lấy số đo của kính lục phân - được giấu trong nhưng đồng tiền vỏ ốc bí mật và được rót vào một cái bát hành hương, khi cần thiết.
Lurgan, vốn vô cùng mưu mẹo trong những chuyện lừa gạt, đã nghĩ ra hầu hết những phương pháp này và thường dân chúng tôi sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Chú thích:
(1) Đoàn người buôn bán này cũng là đoàn ngoại giao mang những vật triều cống của vua xứ Ladakh đến cho Đạt Lai Lạt Ma. Được biết việc triều cống hàng năm này được bắt đầu từ thế kỷ 17 vào thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh Ladakh-Tây Tạng- Mông Cổ. Xin tham khảo thêm trong "Nghĩa vụ cống nạp từ Ladakh đến Lhassa trong “Chính sách đối ngoại Anh-Ấn” John Bray, Tập san Tây Tạng, Vol. XV, No.4.
(2) Năm 1881, Kintup (hay K.P như trong hồ sơ của Bộ) đã được bí mật cử đến Bắc Tây Tạng để ném những khúc gỗ được đánh dấu xuống sông Tsangpo, hòng chứng minh dòng sông này thông dòng với Bhramaputra. Chàng điệp viên dũng cảm này đã tìm đường vượt qua những khu rừng hoang chưa được khai phá chỉ có thú hoang, những kẻ ăn thịt người và săn đầu người. Sau bốn năm phiêu lưu cùng những cuộc thoát hiểm ly ký trong đường tơ kẽ tóc, cuối cùng anh đã cố gắng ném những khúc gỗ được dành dấu xuống sông Tsangpo. Nhưng đáng tiếc, chẳng có ai chờ sẵn để đón những khúc gỗ này ở Assam, vì nhân viên phụ trách cuộc thí nghiệm đã chết. Để biết rõ hơn về những kỳ công của Kintup, xin xem "Thám hiểm trên sông Tsangpo năm 1880-1884, Tạp chí Địa lý XXXVIII (1911), Cuộc tìm hiểu những kỷ lục Ấn Độ IX, L.A, Waddel.
(3) Bánh xe cầu nguyện thật ra là một cái chuông bằng đồng hay gỗ, hoạt động giống như một cái thùng rỗng xoay quanh một trục đứng treo dọc quanh hành lang nhà chùa. Chuông không phải để gõ mà để xoay. Trên chuông có khắc sáu chữ Om mani podme hum, vì vậy còn được gọi là bánh xe mani hoặc chuông chuyển kinh cầu bình an.

Chương trước Chương sau