Cạm bẫy mong manh - Chương 01

Cạm bẫy mong manh - Chương 01

Cạm bẫy mong manh
Chương 01

Ngày đăng
Tổng cộng 24 hồi
Đánh giá 9.9/10 với 21425 lượt xem

Cạm Bẫy Mong Manh là một trong những truyện trinh thám hay nhất của nhà văn James Patterson
Thám tử lừng danh Michael Bennet phải đảm nhận một nhiệm vụ gay cấn nhất trong sự nghiệp của anh. Cả đất nuớc chìm trong đau thương khi cựu Đệ Nhất Phu Nhân rất được dân chúng ngưỡng mộ và yêu quý đột ngột qua đời; các nhân vật quyền lực, nổi tiếng nhất đều có mặt tại tang lễ của bà. Rồi xảy ra một sự kiện không thể tưởng tượng nổi: Các chính khách, tỷ phú, siêu sao thuộc nhiều lĩnh vực bị kẹt vào một vụ bắt cóc tập thể vô cùng thông minh và tàn bạo.
Thám tử lừng danh Michael Bennet - có vợ hấp hối vì bệnh ung thư, phải một mình trông mười đứa con nhỏ - nay lại phải chịu trách nhịêm giải cứu 34 con tin; Ngày tiếp ngày, Bennet phải đối mặt với một kẻ hung ác nhất, giết người không cần do dự, và tính toán mọi sự kín kẽ đến mức né tránh mọi trừng phạt. Khi toàn thế giới hồi hộp theo dõi, và sự căng thằng lên đến đỉnh điểm Benet phải tìm ra một lối thoát hoặc đối mặt với trách nhệm một vụ sụp đổ lớn nhất trong lịch sử.
Viên đại úy mặc dạ phục màu kem vừa quay lưng khỏi bàn, Stephen Hopkins đã nhoài người hôn vợ trong một ngăn ở góc khuất. Caroline nhắm mắt, thưởng thức vị champagne lạnh Stephen vừa nhấp, và giật mình khi bàn tay ông chạm vào một trong những dây lụa trên chiếc áo khoác Chanel của bà.
- Anh không thấy thực ra chẳng cần những gã hợm này có mặt trong ngày lễ này sao, - bà nói lúc ngẩng lên hít thở. - Phí cả thời gian, mà chúng mình đang ăn vận nghiêm chỉnh đấy nhé. Anh thấy son môi của em thế nào?- Ngon lắm, - Stephen nói và mỉm cười như một ngôi sao điện ảnh.
Rồi ông sờ vào đùi bà.- Anh ngoài năm mươi rồi, - Caroline nói. - Chứ không phải mười lăm nữa đâu!Caroline vừa trêu chồng vừa gạt bàn tay Stephen ra, làm như đây là việc bất hợp pháp. Cuộc hẹn hò "Giáng sinh ở New York" hàng năm của họ ngày càngthắm thiết hơn, ngoài sức tưởng tượng của bà.
Bữa tối ở L’Arène, nhà hàng Pháp thuộc loại thanh lịch nhất, quyến rũ nhất ở thành phố New York; dạo chơi bằng xe ngựa đúng kiểu cổ xưa qua Công viên Trung tâm; rồi sau đó trở về dãy phòng Tổng thống ở khách sạn Pierre. Suốt bốn năm nay, đây là món quà Giáng sinh họ tự thưởng cho mình.
Hóa ra năm sau lại lãng mạn, tinh tế và thắm đượm hơn năm trước.Dường như đúng lúc đó, bên ngoài các cửa sổ nẹp đồng của nhà hàng, tuyết bắt đầu rơi, những bông tuyết lớn màu trắng bạc mắc vào chóp hình nón của các cột đèn cổ điển bằng sắt màu đen.- Nếu anh có một điều ước cho Giáng sinh này, thì là gì vậy? - Caroline bất chợt hỏi.
Stephen giơ cốc Laurent- Perrier Grand Siècle nguyên chất ánh vàng lên, cố làm ra vẻ đùa cợt:- Anh ước... Ước gì...Nỗi buồn lặng lẽ làm tan vẻ hài hước trên mặt lúc ông nhìn đăm đăm vào ly rượu.- Anh ước nó là một cốc sôcôla nóng.Caroline cảm thấy choáng váng lúc bà há miệng và hơi thở của bà lặng đi.
Nhiều năm trước, khi còn là sinh viên năm thứ nhất được học bổng ở Harvard, Caroline và Stephen đã rất nhớ nhà vì không đủ tiền về nghỉ lễ Giáng sinh.Một buổi sáng, ở nhà ăn Annenberg vắng vẻ chỉ cóhai suất điểm tâm của họ, Stephen đến ngồi cùng bàn với Caroline.- Chỉ để ấm hơn một chút thôi, - Stephen nói.
Chẳng mấy lúc, họ biết rằng cả hai đều mong ướctrở thành nhà hoạch định chính sách, và họ cảm thấytâm đầu ý hợp ngay lập tức. Ở sân đằng trước Hollis Hall bằng gạch đỏ, Caroline sốt sắng quỳ xuống đất và đắp một thiên thần bằng tuyết. Mặt họ gần như chạm vào nhau lúc Stephen tới giúp.
Rồi Caroline uống vội một ngụm sôcôla nóng lén mang ra từ nhà ăn, để không hôn anh chàng vừa gặp mà không hiểu vì sao đã thấy có cảm tình.Caroline như vẫn nhìn thấy hình ảnh Stephen ngày nào, tươi cười trong ánh sáng mùa đông sáng loáng như mạ kền. Chàng trai đáng yêu đó đứng trước mặt cô trên sân trường Harvard, không hề hay biết rằng anh sẽ cưới cô.
Cho cô một đứa con gái xinh đẹp. Rồi tiếp đó là trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.Câu ông hỏi bà ba chục năm trước, lúc bà đặt cốc sôcôla xuống, lúc này lại vang vọng thấm thía trong tai bà như thủy tinh gõ vào bạc sáng ngời:- Em có muốn nếm champagne không?Từ sôcôla nóng đến champagne, Caroline nghĩ và nâng ly rượu đang sủi bọt.
Lúc này là champagne đến sôcôla nóng. Cuộc hôn nhân hai thập kỷ rưỡi của họ là một vòng tròn đầy đặn.Họ đã có cả cuộc đời, may mắn, đáng giá và... bà nghĩ, thấm thía khoảnh khắc này.- Tôi xin lỗi, thưa Tổng thống... - một giọng thì thầm. - Tôi xin lỗi. Xin ngài tha lỗi.
Một người đàn ông trông xanh xao, tóc vàng hoe, mặc bộ complê màu xám như kim loại đứng trước ngăn của họ khoảng ba mét. Anh ta vẫy tờ thực đơn và cây bút. Henri, bồi trưởng, vừa tới. Ông vội giúp Steve Beplar, đặc vụ của gia đình Hopkins, cố kín đáo đưa người vừa đột nhập ra khỏi tầm nhìn.
- Ồ, tôi xin lỗi, - người đàn ông nói với đặc vụ bằng giọng nhún nhường. - Tôi chỉ tưởng Tổng thống ra hiệu đòi thực đơn.- Không sao, Steve, - Stephen Hopkins nói và khẽ phẩy tay. Ông nhún vai với vợ, vẻ áy náy.Danh tiếng, Caroline nghĩ và đặt ly champagne lên tấm khăn bàn bằng lanh nõn trắng muốt.
Chẳng phải là thứ phản trắc sao?- Ngài có thể ký tên cho vợ tôi được không? Carla... - người đàn ông xanh xao nói với qua bờ vai rộng của viên đặc vụ.- Carla là vợ tôi! - Anh ta nói lớn. - Ôi lạy Chúa! Tôi chỉ nói có thế thôi mà! Tôi may mắn đến phát cuồng vì được gặp vị Tổng thống vĩ đại nhất của thế kỷ qua, và tôi còn biết làm gì nữa đây? Lạy Chúa, lúc này tôithật xấu hổ.
Tôi phải nói rằng, tối nay trông cả hai người tuyệt quá. Nhất là bà, phu nhân Hopkins ạ.- Chúc ông Giáng sinh vui vẻ, - Stephen Hopkins nói, ông cố mỉm cười hòa nhã hết mức.- Tôi hy vọng không làm phiền, - người đó nói, bộ complê của anh ta lấp lánh lúc lùi lại và cúi chào.- Làm phiền ư? - Stephen Hopkins nói, ông toét miệng cười với vợ lúc người đàn ông kia đã đi khỏi.
- Làm sao chồng của Carla lại cho rằng làm hỏng khoảnh khắc lãng mạn nhất trong đời chúng ta là làm phiền nhỉ?Họ vẫn đang cười lúc một người hầu bàn tươi tắn xuất hiện, đặt đĩa xuống và rút lui. Caroline mỉm cười nhìn cái liễn sành đựng gan ngỗng béo bày biện rất đẹp mắt lúc chồng bà bật nút chai champagne.
Trông đẹp quá, ăn mà tiếc, Caroline nghĩ và cầm dao, dĩa lên. Gần như là thế.Miếng đầu tiên ngon tuyệt trần, ngon đến mức phải thưởng thức thêm vài miếng nữa.Và lúc đó đã quá muộn.Một thứ giống như luồng khí sôi sùng sục, ngay lập tức bơm phồng phổi, cổ họng và mặt Caroline Hopkins.
Lạy Chúa, không. Xin Người đừng để chuyện này xảy ra. Không! Stephen Hopkins nghĩ lúc ông loạng choạng đứng dậy. Ông vừa kêu đến lần thứ hai, Steve Beplar đã kịp chạy đến, túm lấy mép bàn ăn, quẳng sang một bên.Đồ thủy tinh và đồ sứ rơi xuống sàn gỗ bóng loáng kêu loảng xoảng lúc đặc vụ Susan Wu, người thân cận tiếp theo trong nhóm bốn nhân viên an ninh đặc nhiệm, kéo bà Hopkins khỏi ghế.
Ngay lập tức, nữ đặc vụ thò ngón tay vào miệng Caroline, móc thức ăn ra. Rồi cô ra phía sau Caroline và bắt đầu ấn nắm tay vào cơ hoành của bà, cấp cứu cho khỏi ngạt.Dường như có một bàn tay lạnh giá luồn vào trong lồng ngực Stephen. Ông nhìn một cách vô vọng khuôn mặt vợ ông từ màu đỏ biến dần thành màu tím đen.
- Dừng lại! Đợi đã! - Ông nói. - Bà ấy không bị ngạt! Bà ấy bị dị ứng thức ăn! Bà ấy dị ứng với lạc.Adrenaline, nhanh lên! Bà ấy mang cái bút nhỏ. Xắc của bà ấy đâu?- Trong ôtô ở đằng trước! - Đặc vụ Wu nói. Cô lao như tên bắn qua phòng ăn và chạy về ngay. Cô đã có xắc của Caroline!Stephen Hopkins đổ các thứ trong xắc của vợ lên lớp satanh bọc mặt ghế.
- Không có ở đây! - Ông nói và gạt bay đồ trang điểm cùng lọ nước hoa.Steve Beplar quát vào micro gắn ở cánh tay áo, rồi anh bế xốc cựu Đệ nhất phu nhân lên tay như thể bà là một đứa trẻ mệt lả.- Phải đến ngay bệnh viện, thưa ngài, - anh nói lúc tiến thẳng đến lối ra, trong lúc những người còn lại trong nhà hàng nhìn trân trân, kinh hãi.
Lát sau, trên ghế sau của xe Cảnh sát đặc nhiệm, Stephen Hopkins ôm đầu vợ vào lòng. Hơi thở yếu ớt từ họng bà rít lên như hút qua cuộng rơm. Ông đau đớn khi thấy mắt bà nhắm nghiền trong cơn đau tột cùng.Bác sĩ và cáng đã đợi sẵn trên hè khi chiếc ôtô vừa đỗ trước lối vào phòng cấp cứu của bệnh viện St.
Vincent ở phố Năm mươi hai.- Ngài nghĩ đây là một phản xạ dị ứng thức ăn? - Một trong các bác sĩ vừa hỏi vừa bắt mạch Caroline lúc hai người phụ tá đẩy cáng qua cửa kính.- Bà ấy dị ứng rất mạnh với lạc. Ngay từ hồi còn bé, - Stephen nói, ông run run đi bên Caroline. - Chúng tôi đã dặn nhà bếp ở L’Arène.
Chắc hẳn có sự nhầm lẫn gì đây.- Bà ấy bị choáng, thưa ngài, - bác sĩ nói. Ông ngăn cựu Tổng thống lại lúc bà Caroline được đẩy qua cửa ngách đề DÀNH RIÊNG CHO NHN VIÊN BỆNH VIỆN. - Chúng tôi sẽ cố gắng làm bà ấy hồi lại. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ...Stephen Hopkins đột ngột gạt bác sĩ sang một bên.
- Tôi không rời nhà tôi đâu, - ông nói. - Cho qua đi. Đây là mệnh lệnh.Khi ông vào phòng cấp cứu, người ta đã gắn một ống truyền vào cánh tay Caroline và úp mặt nạ thở ôxy lên mặt bà. Ông nhăn mặt lúc họ rạch chiếc áo tuyệt đẹp của bà tới tận rốn để gắn các dây dẫn của máy điện tim.
Cái máy phát ra một tiếng bíp dễ sợ và cứ bíp bíp không ngừng lúc họ bấm tiếp. Rồi một đường thẳng màu đen xuất hiện trên màn hình. Một y tá lập tức bắt đầu sốc tim.- Hết mức, - bác sĩ hét và đặt các tấm điện cực lên ngực Caroline.Stephen theo dõi bộ ngực Caroline nảy bật lên một nhịp, rồi tiếng blúp- blúp mới, yếu ớt bắt đầu xuất hiện trên màn hình.
Một đỉnh nhọn sắc nét, nhô lên trên màn hình. Rồi cái nữa.Mỗi cái là một nhịp đập kỳ diệu của trái timCaroline Hopkins.Những giọt nước mắt cảm kích vừa long lanh trong mắt Stephen, thì tiếng bí- í- í- í- í- í- íp đáng sợ quay trở lại.Bác sĩ cố sốc tim vài lần nữa nhưng màn hình rít lên, không thay đổi âm thanh đơn điệu.
Việc cuối cùng mà cựu Tổng thống chứng kiến là hành động nhân từ nữa của người đặc vụ trung thành.Mắt đầy lệ, Steve Beplar lao tới và rút phắt ổ cắm ra khỏi bức tường ốp gạch màu vàng, tắt tiếng rít quái gở của cỗ máy.- Tôi rất tiếc, thưa ngài. Bà ấy đi rồi..
Người đàn ông xanh xao, tóc vàng hoe xin chữ ký ở L’Arène bảo người lái xe da đen đỗ ở đại lộ Chín, một đường phố lớn ở phía bắc bệnh viện St. Vincent. Gã nhét đồng mười xu vào cái khe bản lề đầy bụi, rồi dùng khuỷu tay huých cái then nhờn nhờn mở cửa, tránh chạm vào nó.
Có nhiều lý do thích đáng để gọi gã là Gã Ngăn nắp.Một chiếc ôtô lấy tin của Kênh 12 phanh kít lại bên cạnh, lúc gã rẽ vào góc phố. Gã dừng lại khi thấy NYPD 1 chặn đám phóng viên và những tay chụp ảnh, quay phim đông dần ở lối vào phòng cấp cứu bệnh viện.Không, gã nghĩ.
Không thể nào! Trò chơi đã kết thúc rồi ư?Gã băng qua đường Năm mươi hai khi phát hiện ra một nữ nhân viên cấp cứu trông mệt lả đang lách qua đám đông.- Cô ơi, - gã nói và bước đến gần cô ta. - Cô có thể cho tôi biết không? Đây có phải là nơi người ta đưa Đệ nhất phu nhân Caroline đến không?Người phụ nữ Hispanic 2 có thân hình đầy đặn gật đầu, và bỗng rên rỉ.
Những giọt nước mắt bắt đầu lăn xuống má cô ta. Bàn tay cô run run đưa lên che miệng.- Bà ấy vừa mất rồi, - cô ta nói. - Caroline Hopkins vừa qua đời.Gã Ngăn nắp thấy choáng váng giây lát. Giống như có một ngọn gió quật gã ngã. Gã lắc đầu và chớp lia lịa, vừa sững sờ vừa hân hoan.
- Không, - gã nói. - Cô chắc chứ?Cô y tá mệt rã rời nức nở và bỗng nhiên ôm lấy gã.- Ay Dios Mio 3! Bà ấy là một vị thánh. Bà ấy đã làm rất nhiều việc vì người nghèo và chống lại bệnh AIDS. Có một lần, bà ấy đến thăm dự án của mẹ tôi ở Bronx,và chúng tôi đã bắt tay bà ấy như thể bà ấy là Nữ hoàng Anh vậy.
Cuộc vận động Phục vụ nước Mỹ của bà ấy là một trong những lý do thôi thúc tôi trở thành y tá. Sao bà ấy có thể chết được?- Chỉ có Chúa mới biết, - gã Ngăn nắp nói dịu dàng.- Bây giờ bà ấy ở trong tay Chúa, đúng không nào?Trên thực tế, gã đang cảm thấy hàng tỉ con vi trùng trên người cô ta.
Gã nhún vai, mơ hồ nghĩ đến sự bẩn thỉu của thành phố New York mà một y tá phải tiếp xúc hàng ngày, và nghĩ đến sự tồn tại đáng thương của cô ta. Làm nhân viên bệnh viện là như thế!- Chúa ơi, tôi làm gì thế này? - Cô y tá nói và buông gã ra. - Tin tức. Sự bàng hoàng. Có lẽ chúng làm tôi rất bối rối.
Tôi đang nghĩ đến nến, hoa hoặc cái gì đó. Nó có vẻ như không thật. Tôi... à mà tôi là Yolanda.- Yolanda ư? Ờ. Mà tôi... ờ... tôi phải đi thôi, - gãNgăn nắp nói, lướt qua cô ta để đi vào phố. Lúc đến phía đông đại lộ Chín, tay gã đã cầm chiếc điện thoại di động. Gã có thể nghe thấy tiếng bát đĩa lách cách rất to, đầu bếp hô bằng tiếng Pháp lúc cuộc gọi của gã nối với nhà hàng L’Arène.
- Xong rồi, Julio, - gã nói. - Mụ ta ngoẻo rồi. Bây giờ chắc đang trên đường từ đó tới địa ngục. Cậu đã khử được Caroline Hopkins. Xin chúc mừng.Gã Ngăn nắp định lắc đầu, ngạc nhiên vì vận may của mình nhưng gã dừng lại. Vận may chẳng là cái quái gì trong vụ này. Ba năm dàn dựng kế hoạch, gã đăm chiêu nghĩ lúc vòng qua góc phố Bốn mươi chín và rẽ về hướng Đông.
Giờ chúng chỉ còn ba ngày để làm nốt phần việc còn lại.Một lúc sau, gã đã ngồi trên ghế sau của chiếc taxi nhằm hướng Bắc lên phố Tám. Gã lấy vài ngụm rượu lau sạch ví, chà xát bàn tay và mặt. Gã vuốt phẳng veáo và khoanh tay trước ngực lúc gã lao qua ánh sáng rực rỡ, thoát khỏi thành phố ô trọc này.
Tôi sẽ kể với bạn điều này, ngay trên các đường phố gọi là trung bình của New York, nơi thứ duy nhất khó kiếm là một chiếc taxi giữa trời mưa, chúng tôi đang cố quay đầu xe trong một buổi chiều tháng Chạp tàn nhẫn và ảm đạm.Nếu như thứ gì có thể tác động đến tình cảm sâu sắc nhất, rắn như thép cuộn của cư dân thành phố New York, tôi chắc là cảnh tượng huy động cả gia đìnhBennett - Chrissy ba tuổi, Shawna lên bốn, Trent lên năm, cặp song sinh Fiona và Bridget lên bảy, Eddie lên tám, Ricky lên chín, Jame lên mười, Brian mười mộtvà Juliana mười hai tuổi; tất cả vận quần áo Chủ nhật tươm tất và lần lượt đi sau tôi, như một thói quen.
Tôi cho rằng lẽ ra mình nên cảm thấy may mắn khi hiểu được rằng tính bản thiện của loài người chưa hoàn toàn khô cạn trong cái thành phố chán ngấy này.Lúc cha con tôi nhận được những cái gật đầu nhẹ và nụ cười ấm áp của những người tản bộ, đẩy xe nôi,những công nhân xây dựng và người bán bánh mì kẹp xúc xích từ lối ra của xe điện ngầm cạnh Bloomingdale trên đường đến đại lộ Một, tôi đã hoàn toàn lẫn lộn.
Đầu tôi bộn bề nhiều thứ quá.Người New York duy nhất có vẻ không giống như đang đến một bữa tiệc linh đình là ông già mặc áo khoác của bệnh viện đang say sưa hút thuốc và đẩy cái xe truyền dịch, tránh đường cho chúng tôi tới lối vào cánh cuối của Trung tâm Ung thư trong Bệnh viện New York.
Tôi cho rằng ông ta cũng có nhiều điều bận bịu trong tâm trí như tôi vậy.Tôi không biết Bệnh viện New York tuyển nhân viên mới cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối từ đâu, nhưng theo phỏng đoán của tôi, phòng nhânsự đã may mắn được thánh thần ban cho những người vô cùng nhân hậu.
Lòng trắc ẩn của họ thật bền bỉ, họ đối xử với tôi và gia đình tôi tử tế đến mức kinh ngạc.Lúc đi qua chỗ Kevin luôn tươi cười ở bàn tiếp tân và Sally Hitchens như thiên thần, chủ nhiệm Khoa Điều dưỡng, tôi phải ngẩng đầu và cố gật một cái yếu ớt đáp lại họ.Phải nói rằng, tôi không cảm thấy tỏ ra dễ gần gũi sẽ làm sự việc nhẹ nhàng hơn.
- Ồ, anh nhìn này, Tom, - một phụ nữ trung niên, rõ ràng là khách, nói với chồng trong thang máy. - Một giáoviên đưa học sinh vào hát mừng Giáng sinh. Dễ thương không kia chứ? Chúc các cháu Giáng sinh vui vẻ!Chúng tôi hiểu ngay. Tôi là người Mỹ gốc Ireland, nhưng tất cả bọn trẻ đều là con nuôi.
Trent và Shawna là người Mỹ gốc Phi; Ricky và Julia là dân Hispanic;Jane là người Triều Tiên. Chương trình ưa thích của đứa bé nhất là Chuyến xe đến trường kỳ diệu. Khi chúng tôi mang DVD về nhà, nó kêu toáng lên:- Bố ơi, đây là chương trình nói về nhà mình!Cho tôi một bộ tóc giả bù xù, đỏ rực, tôi sẽ thành ông Frizzle cao một mét tám mươi nhăm, nặng chín mươi ký.
Chắc chắn chẳng giống tôi tí nào, một thám tử lâu năm trong Đội Điều tra các vụ giết người của NYPD, là người dàn xếp, thương lượng, làm mọi việc cần thiết khi có người cần đến.- Các cô bé, cậu bé có biết bài It Came Upon a Midnight Clear không? - Người đàn bà bám theo chúng tôi dai dẳng.
Tôi định nói toạc ra sự ngu dốt của bà ta thì Brian, con trai cả của tôi liếc nhìn thấy tôi bực bội và vội nói ngay:- Thưa bà, không ạ. Cháu xin lỗi. Chúng cháu không biết ạ. Nhưng chúng cháu biết bài Jingle Bells.Suốt đường lên tầng Năm kinh khủng, mười đứa trẻ của tôi say sưa hát Jingle Bells, và lúc chúng ào ra khỏi thang máy, tôi thấy những giọt nước mắt hạnh phúc long lanh trong mắt người đàn bà.
Tôi hiểu rằng bà ta không ở đây vào kỳ nghỉ lễ, rằng con trai tôi đãcứu vãn tình thế cừ hơn cả một nhà ngoại giao LiênHiệp Quốc, và chắc chắn là giỏi hơn tôi rất nhiều.Tôi muốn hôn lên trán nó, nhưng những đứa trẻ mười một tuổi thà chết còn hơn bị hôn, vì thế tôi chỉ vỗ nhẹ vào lưng nó theo kiểu đàn ông, lúc chúng tôi xuống một hành lang im lìm, trắng muốt.
Chrissy vòng tay ôm Shawna, "người bạn tốt nhất" như nó vẫn gọi, hát đoạn thứ hai bài Rudolph the Red- Nosed Reindeer lúc chúng tôi đi qua chỗ các điều dưỡng viên.Có lẽ bọn trẻ là những khoảnh khắc quý giá sống động, những thân hình nhỏ bé mặc quần áo, tóc buộc đuôi ngựa nhờ sự chăm chút quá ư tỉ mỉ của các chị lớn, Juliana và Jane.
Các con tôi thật đáng yêu. Thực sự là đáng ngạc nhiên. Giống nhiều người khác, gần đây chúng đã tiến bộ vượt bậc, đôi khi khó mà tin nổi.Tôi đoán điều đó chỉ khiến tôi làm vướng chúng thôi. Chúng tôi rẽ ở cuối hành lang thứ hai và thấy mộtphụ nữ mặc bộ váy áo hoa phủ kín thân hình chỉ cònkhoảng bốn mươi ký, chiếc mũ Yankees che kín mái đầu không một sợi tóc, ngồi trên xe đẩy ở cửa phòng số 513 mở sẵn.
Chú thích
1.Sở Cảnh sát New York. (Các chú thích của người dịch).
2.Người Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha.
3.Lạy Chúa tôi! (Tiếng Tây Ban Nha).

Chương sau