Cạm bẫy mong manh - Chương 23

Cạm bẫy mong manh - Chương 23

Cạm bẫy mong manh
Chương 23

Ngày đăng
Tổng cộng 24 hồi
Đánh giá 9.9/10 với 21429 lượt xem

Ngày hôm sau, sau khi nghe những kết quả nghèo nàn trong điều tra của chúng tôi về vụ St. Patrick, cảnh sát trưởng chỉ đáp lại vắn tắt: Làm lại. Làm cho tốt hơn.Trước hết, đội Phản ứng nhanh trở lại thánh đường và làm lại những việc đã làm để xác định hiện trường tội ác.
Họ còn tìm lại các bẫy treo và các vật liệu nguy hiểm.Các thám tử của NYPD cùng với CSU 1 không tìm ra chứng cứ nào như vân tay và sợi vải. Mọi thứ được lau lần thứ hai để tìm ADN. Kiểm tra lại, xem các thánh tích có bị làm nhơ bẩn không, tìm mọi thứ có thể cung cấp một manh mối về tâm lý hoặc hành xử.
Mọi thứ đã kiểm tra đều được xem xét lại lần thứ hai.Những vết máu.Tóc, sợi vải, sợi chỉ.Thủy tinh rơi từ các cửa sổ, chai lọ, mắt kính.Các khẩu súng.Nhãn hiệu dụng cụ, dấu vết của các dung dịch dễ cháy.Kiểm tra các chất tìm thấy ở khắp mọi nơi, đặc biệt trong hầm mộ của Tổng Giám mục, nơi bọn cướp ẩn náu trước khi tấn công.
Cảm thấy ngồi trong phòng của đội quá bức bối, nên tôi quyết định rong ruổi một buổi sáng. Tôi mỉm cười, ngắm xe cộ ầm ĩ chen lấn, hối hả và những người đi bộ còn ồn ào hơn, tràn khắp St. Patrick lúc tôi đỗ xe ở đại lộ Năm, trước cửa thánh đường. Thành phố của chúng ta đã trải qua nhiều cuộc náo động, nhiều vụ che giấu, vụ ngày Mười một tháng Chín, thị trưởng Dickins và bây giờ là vụ này, tôi nghĩ lúc trèo lên bậc thềm thánh đường.
Với công chúng, nhà thờ đóng cửa để sửa chữa. Các cảnh sát Bắc Midtown gác cửa tránh ra lúc tôi giơ phù hiệu của mình.Tôi bước vào lối đi giữa các hàng ghế và quỳ gối, trước khi ngồi vào hàng ghế trước.Tôi ngồi đó, nhìn khắp ngôi nhà thờ trang nghiêm, khắc khổ, vắng vẻ.
Bạn có thể cho rằng tôi chán ghét các nhà thờ, nhưng không hiểu sao, lúc ở đó, trong bóng tối thoảng mùi nến thơm, tôi lại thấy dễ chịu. Tôi cảm thấy được an ủi lạ lùng.Buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Regis của tôi diễn ra ở đây. Tôi cười ngớ ngẩn, nhớ lại mình đã khốn khổ vì môn tiếng Hy Lạp và La tinh biết chừng nào.
Tuy vậy, có một điều, có lẽ điều duy nhất tôi tiếp thu được từ các giáo sĩ dòng Tên dạy chúng tôi là họ đã nhấn mạnh vào ý nghĩa của lý trí. Thỉnh thoảng, họ giảng về sự cần thiết khi dùng Đức Chúa Trời sẵn có của chúng tôi cho hợp lý, để mổ xẻ bản chất của sự vật.
Tôi cho rằng, chính vì lý trí mà tôi chọn triết học là chuyên nghành khi vào Đại học Manhattan, một trường nhỏ, rất đẹp ở Bronx. Và đó là lý do cơ bản để tôi thành một thám tử. Sự cần thiết để đạt tới sự thật.Tôi nhìn đăm đăm lên ban thờ chính, nghĩ đến hoàn cảnh.Tôi đã hiểu khi nào, ở đâu, cái gì, tại sao và như thế nào.
Điều duy nhất còn lại là ai.Ai đã làm chuyện này? Ai có thể tài giỏi và tàn bạo đến thế? Trước hết, đó là những con người rất nhiều ham muốn; những con người không sợ dùng bạo lực quá mức làm phương tiện đạt tới một kết cục ích kỷ.Trong cuộc vây hãm, chúng đã giết chết năm người.
Một sĩ quan cảnh sát Phản ứng nhanh và một đặc vụ FBI bị bắn chết trong cuộc đọ súng ở đường hầm. Một linh mục bị bắn vào bên đầu "vì tai nạn", theo lời Jack. John Rooney bị giết bằng một phát súng trực diện. Phỏng vấn các con tin chứng kiến vụ này đã khẳng định điều đó.
Cuối cùng, tôi nghĩ đến ngài thị trưởng. Tại sao chúng đâm Andrew Thurman đến chết? Những vết bỏng thuốc lá trên cánh tay ông cho thấy ông đã bị tra tấn. Những kẻ này chẳng làm gì nếu không có hiệu lực. Tại sao lại thay đổi cách giết người với thị trưởng? Hình như bắn chết một người tuy không thể chấp nhận được, song vẫn còn hơn là đâm chết? Tại sao lại làm thế với chính ông thị trưởng?Tôi chống hai bàn tay vào lớp gỗ đánh bóng trước mặt, lúc tôi xiết chặt chấn song.
Phải có một lý do. Tôi chỉ chưa biết là gì thôi. Vẫn chưa biết.Trước khi rời đi, tôi dừng lại cạnh dãy nến cúng ở Điện thờ Đức Mẹ. Tôi châm một ngọn cho những người đã bỏ mạng tại đây, và thêm ngọn nữa cho vợ tôi. Những tờ đô la tạo thành tiếng loạt soạt trong im lặng lúc thả vào hộp quyên góp.
Những đôi cánh thiên thần, tôi nghĩ, cố nén nước mắt. Tôi khom người trên cái gối quỳ bằng nhung, nhắm mắt và áp vào nắm tay bóp chặt của tôi.Maeve yêu quý, tôi cầu nguyện. Anh yêu em. Anh nhớ em biết chừng nào.Tôi vẫn đợi Lonnie trả lời về các vân tay, và lúc tôi trở về bàn làm việc, anh vẫn chưa gọi lại.
Tôi rót một tách cà phê và nhìn ra ngoài cửa sổ ở Đông Harlem trong lúc chờ đợi.Trong lô đất trống bên kia phân khu cảnh sát, bọn trẻ đang vứt các cây thông Nôen vào lửa, thân cây cháy thành than giống như một đống xương đen sì.Còn nhiều công việc điều tra phải làm lắm. Chúng tôi đã biết cấu tạo của các khẩu súng bọn cướp để lại, và biết đâu sẽ tìm ra cái gì đó.
Chúng tôi đã tìm thấycác vỏ đạn. Sáu khẩu súng bắn đạn cao su. Đó là một sự ngoắt ngoéo thú vị với tôi. Chúng đã nghĩ đến các vũ khí khống chế đám đông. Chúng tôi cần hình dungchính xác chúng cất giữ các thùng ôxy trong lòng sông bằng cách nào. Đó là một vấn đề thực sự quan trọng.
Hai giờ sau, tôi đang vùi đầu vào các bản tường trình phỏng vấn con tin thì điện thoại trên bàn tôi réo chuông.- Xin lỗi Mike, - Lonnie liên tiếng với vẻ thất vọng. - Chẳng làm được gì. Không hề có dấu vân tay. Tên đã chết không có trong hồ sơ tội phạm.Lúc đặt máy lên giá, tôi ngắm những cái lỗ đen ngòm nhỏ xíu trên tai nghe và nghĩ như vừa bắt gặp tiếng cười tự mãn của Jack.
Sáng hôm sau, lúc tôi vừa bước vào thì chuông điện thoại trên bàn reo.Cầm máy lên, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc, và chắc chắn là không phải giọng tôi đang mong.- Cathy Calvin của tờ Times đây. Tôi có thể nói chuyện với thám tử Bennett được không?Tôi phân vân giữa việc nói cho qua, hay gác máy luôn.
- Có việc liên quan đến vụ bắt cóc, - cô ta nói.- Bennett đây. Tôi thực sự chán ngấy các trò chơi rồi, Calvin, - rốt cuộc, tôi trả lời cộc cằn. - Nhất là với cô.- Mike, - cô phóng viên nhanh nhảu nói. - Anh hãy cho tôi xin lỗi vì bài báo đó. Tôi biết nó điên rồ lắm lắm. Tổng biên tập của tôi đã quạt cho tôi một trận và... Tôi đang nói gì nhỉ? Không cho bào chữa.
Tôi xin lỗi vì đã xử lý tình huống quá kém, và tôi nợ anh.Thật đấy. Tôi đã nghe tin chị nhà vừa mất. Xin chân thành chia buồn với anh và các cháu.Tôi lặng im, tự hỏi liệu cô phóng viên của Times có giỡn mình không. Nghe cô ta nói có vẻ thành thật, nhưng tôi vẫn cảnh giác, và nên thế.
Cô ta đã làm cho tôi và đồng đội của tôi trông như lũ ngốc. Nhưng ngược lại, có một phóng viên Times nợ mình chắc chắn là có ích.- Anh hãy nhận lời xin lỗi của tôi, Mike, - Calvin cố nói lần nữa. - Tôi cảm thấy mình như một kẻ ngố.- Thôi được, ít nhất cô cũng tự hiểu được mình.
- Tôi biết rốt cuộc chúng ta sẽ là bạn mà, - Calvin nói nhanh. - Lý do tôi gọi cho anh vì tôi đã phỏng vấn các nạn nhân là người nổi tiếng. Tôi phải nói là rất vất vả vì không thể tiếp cận được qua luật sư và đại diện của họ. Nhưng tôi đã nói chuyện với Đức cha Solstice, một nhà hoạt động nhân quyền, và anh có biết ông ấy bảo gì không?Tôi biết ông Solstice luôn ra vẻ chính khách, chúa hay đem bả chủng tộc ra nhử, và về cơ bản, có một thói quen nổi tiếng.
Đó là ghét cảnh sát.- Tôi đang nín thở đây.- Ông ấy bảo ông ấy cho rằng bọn cướp chính là cảnh sát, - Calvin nói tiếp. - Tôi chỉ muốn gọi điện kể với anh thôi. Tôi cũng xin thông báo với anh rằng tôi từ chối in các lời nhảm nhí ấy. Được không? Anh thấy chưa, tôi không đến nỗi quá tệ đâu.
- Được. - Tôi đánh giá cao cuộc gọi.Sau khi gác máy, tôi ngả lưng vào ghế, nghĩ đến những lời buộc tội của cha Solstice. Tuy có tiếng là hay tranh thủ luận chiến, song ông ta đủ hiểu biết để nhận thức được mình cần gì - tuy quá quắt - để dự phòng và thu hút được chú ý.
Vậy Solstice đã biết gì chăng? Nó có gì quan trọng không? Vì sao ông ta biết?Tôi gọi lại cho Calvin và hỏi số của đức cha. Solstice trả lời ngay sau tiếng chuông đầu tiên.- Chào Đức cha. Tôi là thám tử Michael Bennett của NYPD. Tôi đang điều tra vụ bắt cóc ở thánh đường. Tôi nghe nói đức cha hiểu biết sâu sắc vụ này.
Tôi rất muốn được nghe ý kiến của cha.- Chà! - Solstice nói, giọng mạnh mẽ. - Hiểu biết là cái đích của tôi. Tôi biết anh đang làm gì. Biết anh đang cố gắng những gì. Đáng giật mình đấy.- Vậy theo ngài, chính xác thì tôi đang chú ý đến những gì, thưa Đức Cha?- Anh là người chơi giỏi nhất.
Biết che đậy nhất. Anh đang quét sạch sự thật dưới tấm thảm. Nghe này, anh bạn, tôi biết. Tôi đã ở trong đó. Tôi hiểu cảnh sát lắm. Chỉ những tay nhà nghề như anh mới có thể xử lý chúng tôi theo kiểu anh đã làm. Ờ, phải, lúc đó mọi người chỉ muốn ra cho yên thân. Tôi đánh cược là hiểu họ.
Cảnh sát các anh đã làm chuyện này, và bây giờ anh đang che giấu sự thật. Bao giờ mà chẳng thế.Có lẽ đó là thật chăng? Tôi ngờ lắm.Nhưng Solstice nêu ra hai câu hỏi đáng sợ: Làm sao bọn cướp hiểu biết nhiều đến thế về các chiến thuật bao vây? Hình như lúc nào chúng cũng biết chúng tôi sắp làm việc gì tiếp theo?.
Đảo Rikers ở Bronx có tới mười nhà tù, giam giữ mười bảy ngàn tù nhân. Rikers gần như là một thị trấn nhỏ, có trường học, bệnh viện, sân điền kinh, nhà thờ và nhà thờ Hồi giáo, hiệu tạp phẩm, hiệu cắt tóc, một bến xe buýt, có cả một nơi rửa ôtô.Lúc tới đó vào sáng sớm hôm sau, lòng tôi lại tràn đầy hy vọng.
Suốt đêm tôi nung nấu một ý tưởng, và lúc này tôi có cơ hội để thực hiện.Quá tám giờ một chút, tôi đi qua Amnesty Box, nơi các khách thăm nhà tù được phép gửi lại ma túy hoặc vũ khí mà không lo sợ gì. Tôi chẳng có gì, nên vàothẳng bên trong và được hộ tống tới một phòng gặp nhỏ, bên trong Đội Cách ly Trừng phạt của Trung tâm Rikers, được gọi là "The Bing".
Khoảng một phần tư số tù nhân là người nghèo, không thể trang trải khoản bảo lãnh năm trăm đô la hoặc ít hơn, nhưng tôi quan tâm đến các vụ hóc búa hơn. Suốt bốn giờ sau, tôi ngồi trong phòng và gặp gỡ hàng chục tù nhân.Tôi bật cho họ nghe băng gồm các trích đoạn giọng nói của Jack trong cuộc thương lượng.
Biết đâu có người nhận ra "Jack" đã từng ở Rikers trước kia hoặc một trong các nhà tù khác quanh New York.Nhưng không phải Angelo, tên trộm đêm có một bên vai cuồn cuộn quá mức như một võ sĩ quyền Anh lúc nào cũng sẵn sàng ra đòn.Không phải Hector, tay cờ bạc sừng sỏ, xăm hai giọt nước ở khoé mắt bên phải, hàm ý cho đến nay mới hai mươi mốt tuổi đã giết hai người.
Không phải J.T, một gã da trắng ở Westchester nghiện ma túy nặng, là một cẩm nang sống về các loại thuốc dạng viên và thuốc chích.Hoặc Jesse của phố 131 ở Harlem, mặt mũi thản nhiên với một con mắt lờ đờ, một miếng vá dưới môi, bị giam trong Rikers vì tội hành hung tàn bạo.Trên thực tế, không người nào trong số bảy mươi chín tù nhân tôi gặp trong căn phòng chật chội đem lại cho tôi tí ti manh mối.
Làm sao không ngã lòng đây?Đến vị khách thứ tám mươi, Tremaine, một gã "già hơn", gày giơ xương, có lẽ trạc bốn mươi tuy nom như ít nhất là năm mươi. Gã nói hình như trước kia gã đã nghe thấy giọng nói này, giọng của Jack. "Tôi không dám chắc, nhưng có thể".Từ Rikers trở về, tôi gọi Trung tâm cảnh sát Một và bảo Lonnie gửi dấu vân tay của tên cướp đã chết khắp thành phố, khắp bang và cho các nhân viên thuộc lực lượng hành pháp của nhà nước.
Một giờ sau, máy fax trong phòng tôi reo chuông. Tờ giấy cho tôi biết Lonnie gửi kết quả tới.Tờ giấy từ từ chạy khỏi máy, chỉ mất một giây mà tôi thấy lâu như một tháng.Tôi cẩn thận cầm lên, thận trọng để không làm hoen mực.Không phải ảnh căn cước tươi cười của tên cướp đã chết làm tôi không thể rời mắt khỏi thông tin đề bên dưới.
Sự sửng sốt trộn với cảm giác kinh tởm, tội lỗi nạo khắp dạ dày tôi như một thứ axit mạnh. Không thể tin nổi, tôi nghĩ. Tôi rút điện thoại di động ra và bấm nhanh để gọi văn phòng chỉ huy Will Matthews.- Bennett đây, - tôi nói lúc anh cầm máy. - Tôi nghĩ chúng ta tóm được chúng rồi.
CHƯƠNG 112
Tuyết bắt đầu rơi lúc chúng tôi lao qua thành phố, lên phía bắc ở đại lộ Saw Mill River. Xe tôi và tám xe hộ tống gồm các xe mui kín của FBI và xe tải của NYPD đã băng qua sông Harlem, lúc này xe tăng tốc qua cánh rừng Westchester, nhưng chúng tôi không tới nhà bà ngoại.Ra khỏi rừng, chúng tôi tới Pleasantville và rẽ hướng Tây xuống Hudson.
Đến đầu nguồn, dọc dòng sông lộng gió, chúng tôi dừng lại trước những bức tường bê tông xám, xù xì, trang trí bằng hàng rào dây thép gai nhọn hoắt. Một tấm biển bạc vì nắng gió chỉ đủ đọc được, gắn chốt vào đá.Tấm biển ghi: NHÀ TÙ TRỪNG GIỚI SING SING.Không, không phải nhà của bà, tôi nghĩ.
Một nhà tù khổ sai.Nhà tù Sing Sing khét tiếng.Ở thượng nguồn dòng sông.Một cơn ớn lạnh khác biệt trong không khí lúc tôi xuống xe và đứng cạnh bức tường nhà tù. Dường như sự lạnh lẽo tỏa ra từ nơi này. Tôi càng cảm thấy lạnhhơn khi thấy một lính gác vũ trang ở trong một thứ trông như tháp điều khiển sân bay thu nhỏ bên trên hàng rào dây thép gai, quay cặp kính râm về phía tôi.
Nòng khẩu M16 đeo chéo ngực anh ta hình như là vật duy nhất lấp lánh trong nhiều dặm.Trong suốt thời gian này, chúng tôi đã hối hả ngược xuôi cố tống bọn chúng vào tù, tôi nghĩ lúc nhìn trừng trừng qua bãi đỗ xe trải sỏi vào nhà tù với an ninh tuyệt đối. Vậy mà chẳng ai biết chúng ở đây.
Vân tay của tên cướp đã chết trong cửa hàng bán ôtô là của Jose Alvarez, cảnh sát trại trừng giới, làm việc ở Sing Sing cho đến sáu tháng trước.Một cú gọi đến văn phòng cai ngục tiết lộ rằng có mười hai người trong phiên gác từ ba đến mười một giờ đã bày trò nghỉ ốm, đúng tuần lễ có vụ bắt cóc.
Bỗng nhiên, nhiều sự việc trở nên có ý nghĩa với tôi. Hơi cay, đạn cao su, còng tay, biệt ngữ đường phố hòa trộn với thuật ngữ đậm chất quân sự. Lời giải hiện ra trước mắt chúng tôi, nhưng chỉ hiểu được khi có sự nghi ngờ của Đức cha Solstice và hồi ức của một tù nhân ở Rikers tên là Tremaine Jefferson, trước kia đã có thời ở ngục Sing Sing, trong thời gian chờ được thả.
Lính gác nhà tù cũng như cảnh sát, rất giỏi xử lý các đám đông và ngăn chặn mọi người rất thành thạo, và có thể trở thành những kẻ vô cùng hung bạo.- Sẵn sàng chưa, Mike? - Steve Reno hỏi lúc bước vào hàng trước của mười hai cảnh sát SWAT.- Tôi đã sẵn sàng từ phút tôi đến St.
Pat sáng hôm đó.Các nghi phạm của chúng tôi đang làm nhiệm vụ ở bên trong nhà tù. Muốn bắt giam chúng, chúng tôi phải vào trong, lọt vào hang cọp. Mặc dù nhà tù là nơi ít thú vị nhất mà cảnh sát muốn thấy, song tôi đang mong đợi được tới nơi này. Tôi đặc biệt mong mặt đối mặt với Jack cùng miệng lưỡi khôn ngoan của hắn.
Chúng tôi phải băng qua một cây cầu rồi mới tới cổng chính của ngục Sing Sing. Dẫu không người nào quá vui vì việc này, vì các loại súng cầm tay dù trong bấtcứ hoàn cảnh nào cũng không được phép dùng trong các nhà tù tuyệt đối an toàn, cả tá cảnh sát và đặc vụ chúng tôi phải gửi vũ khí ở cửa kho trước khi vào trong.
- Những người xin nghỉ ốm đã được triệu tập vào phòng họp, - Warden Clark nói lúc chúng tôi tới hành lang buồn tẻ bên ngoài văn phòng của ông.Một tiếng thét thất thanh vọng ra từ radio của Warden Clark lúc chúng tôi xuống được một đợt cầu thang trên đường tới phòng họp. Người cai ngục lắng nghe chăm chú.
- Có chuyện gì thế? - Tôi hỏi.- Khu A, - cai ngục nói. - Đang xảy ra chuyện gì đó. Rất nhiều tiếng la hét, thét lác. Chắc không có gì đâu. Các vị khách của chúng tôi luôn phàn nàn về sự phục vụ.- Ông có chắc tất cả những người của ca đó đã ở đấy rồi không? - Tôi nói lúc chúng tôi tới cánh cửa có khung căng mắt lưới của phòng họp.
- Tôi nghĩ thế. Đợi đã. Không, - cai ngục nói. - Trung úy Rhodes và trung úy Williams. Hai người đứng đầu ca. Họ vẫn chưa ở đây. Họ ở chỗ quái nào nhỉ?Hai người đứng đầu ca, tôi nghĩ. Tôi thấy nghe có vẻ là những tên đầu sỏ. Tôi nghĩ đến tin nhắn mà viên cai ngục vừa nhận được trên radio.
Giống như chính cuộc điều tra, mọi thứ ở Sing Sing đang vận động. Đi sau Warden Clark và sáu cảnh sát trừng giới đáng tin cậy nhất của ông, tôi trèo lên vô số bậc bê tông và vài hành lang tróc sơn trước khi tới một cánh cửa thép, dẫn đến cái cổng có vạch kẻ dọc.Cánh cổng rít lên, và có tiếng cách của kim loại như tiếng lẩy cò súng trong một căn phòng vắng lặng.
Rồi cánh cửa mở rộng.Tôi có thể cảm thấy âm thanh của nhà tù đập vào ngực lúc đi qua gian buồng khổng lồ gồm vô số xà lim. Tiếng radio, tiếng hét của các tù nhân, sự gay gắt không ngừng và tiếng vang nối tiếng vang của thép lên thép. Âm thanh như một dạng tra tấn, vọng lên từ một cái giếng kim loại không đáy.
Tù nhân trong các xà lim chật chội nhỏm ngay dậy, gào thét những lời tục tĩu từ sau song sắt dày gấp đôi bình thường lúc chúng tôi đi qua. Suốt chiều dài tòa nhà, dài gấp đôi sân bóng đá, tôi có thể nhìn thấy tia sáng lóe của những tấm gương giữa cả rừng những chấn song xà lim bằng thép.
Tôi mong chúng tôi không "chết ngạt", một thứ mây mù tởm lợm của nước tiểu và phân của tù nhân cứ ùa xuống.- Chúng ta hãy kiểm tra phòng tập thể dục trước khi lên gác xem các gian khác, - viên cai ngục quát to để át tiếng huyên náo vây quanh chúng tôi.Chúng tôi lao qua một cánh cửa khóa chặt nữa ở đầu kia tòa nhà.
Không có một ai trên các ghế dài của phòng tập tạ hoặc các nơi khác. Không có ai trên sân bóng rổ. Không có ai nấp sau các giá. Vậy họ ở chỗ quái nào vậy? Jack và John Bé lại thoát lần nữa chăng? Họ đi trước chúng tôi bằng cách nào vậy?Tôi đang dẫn cả nhóm trở lại từ tầng dưới cùng của khu A thì bị xô từ phía sau.
Tôi ngã quỵ! Cánh cửa thép của phòng tập tạ đóng sầm lại, âm vang, lúc tôitrượt tay và đầu gối trên sàn bê tông.Quay lại, tôi thấy hai cảnh sát trừng giới tin cậy nhất của cai ngục đang cười nhạo tôi, còn Steve Reno và các cảnh sát khác đều đã bị nhốt trong phòng thể dục phía sau, bắt đầu đấm thình thình vào cánh cửa bằng thép.
Tôi nhận ra một cảnh sát to lớn lạ thường, tên kia thấp người và chắc nịch. Đây rồi, giáo sư Bennett ơi. Bọn chúng rất khớp với miêu tả về ngoại hình của Jack và John Bé. Vì chúng chính là Jack và John Bé.Chỉ tên Jack có cái dùi cui đen trong tay. Hắn dễ dàng quay tít nó giữa các ngón tay.
Hắn có mái tóc màu nâu, quăn, cắt rất sát và nụ cười khẩy thường trực. Một kẻ hung bạo cho một công việc khắc nghiệt.- Này Mikey, - hắn lên tiếng. - Lâu quá rồi không nói chuyện.Sao tôi có thể không nhận ra giọng nói ấy nhỉ? Chẳng có gì lạ với Tremaine Jefferson.- Sao anh không bao giờ gọi nữa? - Jack nói.
- Tôi tưởng chúng ta là bạn kia mà.- Này Jack, - tôi ra vẻ can đảm dù thực ra tôi chẳng cảm thấy thế tí nào. - Ngộ thật, anh chẳng giống với chàng lùn trên điện thoại.Câu đó khiến Jack cười khoái trá. Vẫn là một tay bình tĩnh. Nếu có lo lắng, hắn cũng che giấu rất cừ.- Anh lại mắc một sai lầm nữa rồi, Mike, - hắn nói.
- Có điều lần này hầu như một sai lầm chí tử. Anh vào nhà người khác mà không được mời. Anh tưởng tôi không nghĩ đến việc anh có thể tìm ra chúng tôi ư? Cứt thật, kể cả chiếc đồng hồ vỡ cũng đánh chuông hai lần một ngày. Anh tưởng thằng khốn béo ị Clark kia chịu trách nhiệm ở đây sao? Đây là nhà tù của tôi.
Đất đai của tôi, người của tôi, tất cả là của tôi.- Hết rồi, Jack ạ, - tôi nói.- Tôi không nghĩ thế, Mike. Hãy nghĩ đến việc này. Chúng tôi đã ra khỏi được một pháo đài thì chúng tôi có thể thoát khỏi những cái khác. Nhất là hiện giờ, chúng tôi đã có các con tin. Này Mike, có lẽ tôi sẽ bắt đầu để anh thương lượng cho cuộc giải thoát của chính mình.
Bây giờ thế nào đây?- Có vẻ hay đấy, - tôi nói và lùi lại nửa bước. Gót chân tôi đập phải cánh cửa thép cứng và phẳng. Chẳng chạy đi đâu được.Chiếc radio nặng mà viên cai ngục đưa cho tôi là thứ duy nhất có thể coi là vũ khí. Tôi nhấc nó lên lúc John Bé rút dùi cui ra và cười khả ố.
Thằng khốn có bộ mặt kinh tởm như một con bọ hung.- Sao chúng ta không nói chuyện này lấy một giây nhỉ? - Tôi nói lúc xoay lưng rồi ném mạnh cái radio. Roger Clemens 1 sẽ tự hào lắm đây. Cái radio và mũi John Bé cùng nổ tung. Hắn hét lên; hắn và Jack cùng tấn công tôi và tôi bị nhấc bổng khỏi sàn.
Chú thích
1.Đội Điều tra Hiện trường tội ác.
2.Roger Clemens: Sinh năm 1962, cầu thủ bóng chày nhà nghề của Mỹ, bảy lần giành giải Cy Young Award, nổi tiếng vì những cú ném bóng cực nhanh và chính xác.

Chương trước Chương sau