Điệp viên giữa sa mạc lữa - Chương 17

Điệp viên giữa sa mạc lữa - Chương 17

Điệp viên giữa sa mạc lữa
Chương 17

Ngày đăng
Tổng cộng 25 hồi
Đánh giá 8.8/10 với 55334 lượt xem

Thiếu phụ ngước mắt nhìn Vũ lộ vẻ lo sợ. Đôi mắt thật đẹp tôn thêm nét thanh tú của khuôn mặt trông nghiêng. Trưởng đoàn công tác đặc biệt miền Trung, hôm nay đã là phó tổng giám đốc Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn, giới thiệu với Vũ:
- Đây là vợ Phan Phụng Tiên.
Vũ chợt nghĩ, nhiều cô gái đẹp ở Sài Gòn đã một thời thần tượng hóa phi công người Việt để mơ mộng, tìm đến cầu thân, rồi làm vợ. Sĩ quan không quân mặc sức chọn lựa người đẹp, hầu hết vợ dân lái máy bay đều sắc nước. Vợ Phan Phụng Tiên cũng không ngoại lệ.
Dương Văn Hiếu vẫn tỏ ra khinh khi, nét mặt không cảm xúc:
- Lệnh của ông cố vấn, tôi đã tạm giữ vợ đại úy Phan Phụng Tiên từ sáng 12.11.1960. Trong mấy ngày ở đây, tôi chỉ hỏi vài vấn đề về chồng cô ta, nay giao lại ông phụ tá, nguyên vẹn như tôi đã cam kết với bác sĩ Trần Kim Tuyến....
Hướng về phía thiếu phụ, Hiếu trâng tráo?
- Đúng vậy chứ bà đại úy?
Thiếu phụ ấp úng:
- Thưa vâng?
Vũ cười nhẹ, cố ý nheo mắt nhìn thẳng vào mặt Hiếu:
- Tôi làm chứng cho ông phó tổng giám đốc.
Chỉ sau hai ngày xảy ra vụ đảo chính, đại tá Nguyễn Văn Y được cố vấn Ngô Đình Nhu cử giữ chức tổng giám đốc Tổng nha Cảnh sát thay thế đại tá Nguyễn Văn Là, đồng thời Dương Văn Hiếu cũng nhảy một bước khá cao lên Phó Tổng giám đốc phụ trách lực lượng Cảnh sát đặc biệt. Việc cả hai lên nắm giữ cơ quan an ninh cao nhất, đã làm cho Sài Gòn run lên bần bật. Hàng chục nhân vật đảng phái chính trị quốc gia, hàng trăm sĩ quan quân lực Việt Nam cộng hòa, kể cả cha mẹ, vợ con số thành viên tham gia đảo chính bị bắt cóc về đêm, hiện giam giữ ở đâu, sống chết ra sao, không ai được biết, không ai được hỏi. Số đông còn lại, loại cao cấp quân chính của chế độ, loại ít nhiều đã bộc lộ đón gió chờ thời, tuy chưa bị cố vấn Ngô Đình Nhu rờ đầu, cũng đang mất ăn mất ngủ. Vợ Phan Phụng Tiên chắc thấm thía hơn ai hết, dù chỉ ít ngày lọt vào tay bọn mật vụ miền Trung của Ngô Đình Cẩn. Ánh mắt cầu cứu của thiếu phụ hướng về Vũ khi nghe Hiếu tuyên bố giao lại cho anh, dù chưa biết anh là ai, vẫn hy vọng như người sắp chết đuối nhìn thấy chiếc phao cấp cứu. Bớt hẳn vẻ khúm núm ban đầu, bà ta bước nhanh theo chân Vũ. Dương Văn Hiếu tỏ ra biết điều hơn, tiễn Vũ ra tận góc sân ngoài căn biệt thự nơi đặt văn phòng bí ẩn của đoàn công tác đặc biệt đã ba năm mà nếu đích thân Trần Kim Tuyến không nói thì Vũ cũng không biết.
Phía sau biệt thự là vòng rào kẽm gai giăng mắc trên tường cao, bên trong là nhà máy xay lúa của một Hoa Kiều bị trưng thu vì liên can trong vụ Bình Xuyên Bảy Viễn, nay trở thành một trại tù huyền bí. Những nạn nhân vào đó may mắn được ra, đã đặt cho nó cái tên khủng khiếp "Nhà máy xay thịt" của cậu Cẩn ở miên Nam, phần nào đó không hẳn là cường điệu..
Ra dấu cho vợ đại úy Phan Phụng Tiên ngồi ghế trước, cạnh anh, Vũ cho xe rời khỏi quãng đường nhỏ hẹp ra đường lớn dọc bờ sông Bến Vân Đồn. Theo lời căn dặn của bác sĩ Tuyến, Vũ chỉ đến một mình, vì đây là "trường hợp đặc biệt dành riêng cho Phụ tá Tổng Nha An ninh quân đội", mà có thể đó cũng là điều kiện của Hiếu.
Lúc này mới hơn chín giờ sáng, mùa đông Sài Gòn chỉ hơi se lạnh, mặc dầu nắng rực rỡ phủ xuống mặt sông, phố phường rộn rịp, không khí mùa Noel đã cận kề. Dấu vết cuộc đảo chính chỉ đọng lại ở vài ba mảng tường cao tầng ám đen, lở loét do sự bắn giết diễn ra giữa hai lực lượng con cưng của Ngô Đình Diệm; hơn sáu ngàn lính thuộc Lữ đoàn dù và Lữ đoàn liên binh phòng vệ Tổng thống phủ. Khẩu hiệu phải thuộc lòng "huynh đệ chi binh", lời dạy tâm đắc nhất của ông Diệm, lính chẳng thèm nhớ khi sát phạt nhau tận lực.
Cuộc chiến chỉ diễn ra một đêm ngắn ngủi, nhưng hàng trăm vành khăn tang đã xuất hiện ở các khu gia binh, nơi đây các bà vợ lính vốn đang còn liền bếp liền phòng, từng tắt lửa tối đèn có nhau, vậy mà hận thù đã nhen mau, ngay trong lửa bếp. Vũ cảm nhận được ánh mắt căm hờn trong số những người có mặt đến đưa tang thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng. Hôm đó đại tá Mậu rủ anh cùng đi tới chỗ lễ tang, ông ta kể rằng, thiếu tá Hồng vừa là bạn tri kỷ, vừa là ân nhân, hồi cả hai từng sát vai chiến đấu chống Việt minh ở Hưng Yên, Nam Định trong những năm phục vụ cho quân đội Pháp. Mậu cẩn trọng thắp nén nhang vái vái trước quan tài. Vũ liếc qua nhìn nét mặt, anh cảm thấy sự xót xa đang gặm nhấm trong ông ta. Anh hiểu tâm trạng của đại tá Mậu, cái chết vô lý của viên sĩ quan tận trung với tổng thống Diệm, chẳng phải do chính ông ta gây nên sao?
Vũ cho xe chạy chậm giữa khu phố đông người, rõ ràng dân Sài Gòn đã quên rồi biến cố.
Mọi người bình thản sinh hoạt như thường ngày, cuộc sống hối hả đã đẩy cảnh bắn giết lẫn nhau vào quá khứ. Cuộc đảo chính thành bại hầu như không liên can gì đến dân Sài Gòn. Còn nhớ chăng, còn nhức nhối, chắc chỉ trong thâm tâm Nhu, Diệm tự biết quyền lực đã lung lay. Chỉ còn trong lòng nhóm Thi, Đông phải đắng cay chạy trốn khi tổng thống Diệm quên nhanh lời cam kết, hoặc chỉ còn trong đầu đại sứ Durbrow, đại tá CIA Colby, tổn hao công sức vận động, mua chuộc số tướng lãnh. Chắc chắn cũng ý thức được mức độ trung thành của đa số tướng tá đánh thuê, nên cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu vẫn tại vị vững vàng.
Quả tình ông Nhu tinh khôn hơn, đã kịp thời phản kích, mạnh tay trừng trị số tên phản bội như kiểu sét đánh ngang mày, không để cho người Mỹ kịp trở tay can thiệp. Thêm vào đó, hai sư đoàn của Trần Thiện Khiêm, Huỳnh Văn Cao dù nhận lệnh riêng của CIA trước khi được lệnh của ông Diệm, đã kéo về ổn định tình hình thủ đô, tác động đến số tên cơ hội đón gió, nhanh nhạy hồi tỉnh quay đầu trở lại với Nhu. Điều này, càng làm cho người Mỹ bất ngờ, rõ ràng họ không đánh giá chính xác mọi diễn biến khi ông Diệm sống chết để bảo vệ ông Nhu. Đại sứ Durbrow và Colby, kể cả phái đoàn Kennedy đang còn ở lại Sài Gòn, tin chắc ông Diệm phải đầu hàng, phải cam kết và giữ lời cam kết đuổi vợ chồng ông Nhu ra khỏi nước, dành cho họ nắm trọn quyền qua hàng chục tướng lãnh trung thành, để phải sững sờ, ý đồ thất bại!
Trung tá Conein còn thêm vất vả cứu vớt số tay sai tâm phúc như Hoàng Cơ Thụy, Đặng Văn Lý v.v... lén lút giấu họ vào thùng xe mang biển số ngoại giao đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất, vượt qua ba vòng vây của Nguyễn Văn Y, của Dương Văn Hiếu, và của Lê Quang Tung nhận lệnh ông Nhu đang siết chặt. May thay, họ trốn thoát! Hàng chục kẻ tôn thờ Mỹ còn lại chịu chung số phận của Đảng dân chủ Phan Quang Đán, nhóm Caravelle Trần Văn Hương, đều là chính trị gia đối lập đã nằm gọn trong lưới của Nhu, đành trả giá! Trung tá không quân Nguyễn Cao Kỳ nhanh chân chạy đến đại tá Mậu cầu cứu. Kỳ không dám nại ra chứng cớ đã nhận lệnh của đại tá Colby để cấp máy bay đưa Thi, Đông chạy trốn. Khi nghe cố vấn Ngô Đình Nhu ban lệnh "bắt trừng trị bất cứ thằng nào có quan hệ với CIA", ông ta rất căm khi quyết đoán chính bọn CIA, cả tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, đã đạo diễn cuộc chơi. Đại tá Mậu không tránh khỏi lúng túng về trường hợp của Kỳ, bị Lê Quang Tung lùng bắt chạy tới cầu cứu. Vũ bày kế, Mậu cho là hợp lý, cấp tốc vào báo cáo với ông Diệm, rằng Kỳ phải nhận điều kiện cấp máy bay cho bọn Thi, Đông trốn chạy để cứu mạng tướng Thái Quang Hoàng bị phe đảo chính bắt làm con tin. Tướng Hoàng là loại con cưng thân tín nhất của ông Diệm, vừa giao cho chức vụ tư lệnh Quân khu Thủ Đô. Ông Diệm thấy Mậu can thiệp là đúng, lệnh cho Nguyễn Đình Thuần phụ tá Bộ trưởng quốc phòng báo đại tá Y và Lê Quang Tung không được làm khó Nguyễn Cao Kỳ. Cũng nhân cơ hội này, Mậu đề nghị tổng thống Diệm chỉ thị ngay cho bên mật vụ, cảnh sát chuyển giao tất cả những sĩ quan, binh sĩ, cha mẹ vợ con các sĩ quan liên can vụ đảo chính, bị họ bắt giữ, qua Tổng nha An ninh quân đội giải quyết. Mậu nhắc khéo ông Diệm, mọi việc đều phải qua luật pháp, nếu bọn Tung, Hiếu làm bậy, sẽ gây bất bình cho phía quân lực Việt Nam cộng hòa, rất nguy hiểm. Diệm nghe ra, chấp thuận.
Trung tá Kỳ thoát nạn, nhưng tự nhận mình có trách nhiệm với Phan Phụng Tiên. Chính Kỳ ra lệnh cho Tiên lái chiếc máy bay đưa bọn Thi, Đông qua Nam Vang. Vợ Tiên vẫn bị Dương Văn Hiếu bắt, phần nghi Tiên, phần không bắt được Kỳ. Kỳ không rõ số phận vợ Tiên sống chết ra sao, anh ta chạy khắp nơi thăm hỏi. Cũng như tình trạng bất cứ người nào bị Hiếu bắt, chẳng cơ quan nào nhận bắt. Tất cả đều bị bắt cóc. Kỳ năn nỉ nhờ Vũ cứu, anh nhận lời và được Trần Kim Tuyến giúp.
Vũ còn góp ý để đại tá Mậu trực tiếp chỉ đạo số sĩ quan tin cẩn mớm cung cho các sĩ quan bị bắt liên can vụ Đảo chính khai rằng họ giữ quân kỷ nghiêm minh, làm theo lệnh chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi hành quân chống đảo chính cứu nguy cho tổng thống... để sau đó Mậu ra lệnh trả tất cả về đơn vị. Còn riêng vợ đại úy Tiên, chính Vũ đã đích thân đến Tuyến, và chỉ có tiếng nói của anh ta mới đủ trọng lượng chỉ thị cho Dương Văn Hiếu giao chuyển vợ Tiên cho Tổng nha An ninh quân đội.
- Thưa ông phụ tá, ông đưa em đi đâu đây?
Vợ Phan Phụng Tiên lúc này đột nhiên lên tiếng. Vì đã nghe trưởng đoàn công tác đặc biệt miền Trung gọi Vũ là "ông phụ tá", vợ Tiên theo đó mà xưng hô, chắc bà ta vẫn lo cho số phận mình đang trôi dạt trong dòng quyền lực mà thôi.
Đến lúc này Vũ mới chú ý kỹ hơn đến người thiếu phụ, chỉ bận nguyên bộ bà ba màu xanh đắt giá đã nhàu nát, vẻ sợ sệt khúm núm vẫn còn, có lẽ khi bị bắt bà ta còn trong giấc ngủ, không kịp thay đồ. Vũ thương hại:
- Bà yên tâm, tôi sẽ đưa bà về Tổng nha An ninh quân đội, trung tá đang đợi bà tại đó. Bà đã được trả tự do, về nhà thôi. Đại úy Tiên không có tội. Ông ta chỉ làm theo lệnh của chỉ huy, phần ông Tiên cũng sẽ trở về, vì còn chờ chính phủ ta can thiệp với Nam Vang trao trả người và cả máy bay.
Ánh mắt thiếu phụ chợt sáng lên, thoáng chốc thiếu phụ nghẹn ngào xúc động:
- Em biết ơn ông phụ tá đã cứu giúp. Nhà em một lòng trung thành với Tổng thống, em cam kết ảnh không liên can gì đến đảo chính, không hề quen biết đại tá Nguyễn Chánh Thi, mấy năm, rồi ảnh tận tụy công tác với anh Kỳ... Họ bắt em, chẳng nghĩ tình đòng đội, tình người... làm nhục em...
Không ngăn được tủi nhục, thiếu phụ gục đầu ôm mặt khóc tức tưởi. Vũ im lặng giây lát, rồi cất lời an ủi:
- Thôi, bà cứ coi đó là tai nạn, tai nạn rồi sẽ qua, quên đi... Tôi nhắc lại lời của Dương Văn Hiếu, tôi làm chứng nhân, bà nguyên vẹn trở về, tôi sẽ giữ lời. Mọi người không biết, kể cả chồng bà. Bà có quyền bảo vệ hạnh phúc của chồng con, tốt nhất là vậy. Họ sẽ chẳng dám khoe ra hành động bất lương của họ, phần chúng ta chẳng làm gì được họ. Bà hiểu chứ?
Thiếu phụ nhẹ gật đầu, nhưng không ngửng đầu lên:
- Em vâng lời ông... Chẳng biết lấy gì đáp đền ơn ông. Khi anh Tiên về, em nhắc nhở, vợ chồng em ghi ơn trọn đời. Em mong được biết tên ông...
Chân tình của thiếu phụ làm cho Vũ cảm động, anh nhỏ nhẹ tự giới thiệu:
- Tôi là Lê Nguyên Vũ, phụ tá đại tá tổng giám đốc An ninh quân đội. Bà nên coi việc làm của tôi chỉ là tình cảm bạn bè với đại tá Mậu, trung tá Kỳ, và nay với chồng bà.
Nguyễn Cao Kỳ vẫn chờ ở phòng khách Tổng nha An ninh quân đội. Vẻ nôn nóng lộ trên nét mặt. Vừa thấy xe Vũ vào, ông ta lao ra, siết chặt tay Vũ. Khi thấy vợ Phan Phụng Tiên mệt mỏi xuống xe, ông ta không nén nổi xúc động:
- Tôi coi Phan Phụng Tiên như đứa em ruột, có bổn phận với vợ con nó, anh Vũ hiểu không? Tôi thành thực biết ơn anh đã cứu vợ nó còn sống trở về, cũng như anh cứu tôi vậy.
Vợ Phan Phụng Tiên gục đầu vào vai Nguyễn Cao Kỳ khóc thành tiếng. Kỳ vỗ về lên đầu thiếu phụ thấp giọng, thì thầm:
- Được rồi em, qua rồi, chờ Tiên về sẽ tính sổ với họ?
Vũ nghe rõ nhưng lờ đi. Kỳ cao giọng với anh:
- Đại tá dặn tôi chuyển lời, Bộ quốc phòng mời họp, ổng không thể đi đón đoàn Hội khổng học thăm Đài Loan trở về, ổng nhờ anh đại diện đi đón giúp. Tối nay sẽ gặp mặt tại nhà cụ Hà Huy Liêm.
- Cám ơn anh, xin giao bà đại úy cho anh nhé.
Vũ từ giã Kỳ và vợ Tiên, hôm nay anh hẹn đến với Huỳnh Văn Trọng, ăn trưa tại đó.
2.
Đồng chí Thành Minh chấp thuận cho Lê Nguyên Vũ đăng cai tổ chức kỷ niệm ngày Bộ đội Bác Hồ, ngày toàn quốc kháng chiến, và để chào mừng ngày ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Buổi liên hoan tập trung chỉ một tối 22-12-1960, dành riêng cho hai người tại nhà Vũ.
Lúc đầu Vũ dự tính, để cho long trọng phải đặt bữa tiệc trong một phòng cách biệt tại nhà hàng Soái Kình Lâm Chợ Lớn. Lấy danh nghĩa phụ tá tổng nha An ninh quân đội chắc chắn chủ nhà hàng, là một Hoa Kiều, sẽ lấy làm vinh hạnh được đón tiếp, có đủ "nem công chả phượng" mà không đặt vấn đề tiền bạc. Vẫn giọng nhẹ nhàng cố hữu, Thành Minh phản đối ngay:
- Cậu đừng tạo bất ngờ nào, đừng ghi hình riêng hai chúng mình, lỡ sau này dù lọt vào mắt ai, cũng rất nguy hiểm.
Vũ hiểu, không bàn cãi lại. Vũ phải nhờ cô em nuôi chọn cho một bữa ăn thịnh soạn, đặt nhà hàng quen, đưa đến nhà đúng hẹn. Phù Ninh Đa cũng đòi dự, nhưng vẫn ngoan ngoãn cười khi Vũ không cho phép. Đã vài ba lần. xảy ra tương tự, nàng chưa hề gây khó. Nhà hàng mang đồ ăn đến đúng giờ, đồng chí Thành Minh càng chính xác hơn, giữ đúng qui định gặp gỡ. Có điều khác, Thành Minh bận đồ trang trọng như đi đám cưới, Vũ yên tâm về phần mình, cũng tươm tất khác ngày thường.
Cả hai vào bàn, bữa tiệc đã sẵn sàng, Vũ trịnh trọng rót bia, đồng chí Thành Minh đứng đối diện với anh, cất giọng nghiêm túc:
- Tôi được phép đại diện Đảng ủy, Trung tâm, truyền đạt đến đồng chí lời tuyên dương:
Đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, và được giao nhiệm vụ mới. Toàn Đảng, toàn dân đã đấu tranh đẩy chế độ Mỹ-Diệm đến sát bờ vực thẳm. Tiếp tục phát triển thành quả tiến tới chôn vùi chế độ thực dân mới của Mỹ-Diệm xuống đáy vực. Lấy tinh thần mừng những ngày lễ lớn, chúng ta và riêng đồng chí, hãy hạ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới.
Suốt bữa ăn, đòng chí Thành Minh chăm chú lắng nghe báo cáo của Vũ về tình hình diễn biến sau vụ đảo chính thất bại. Nhu quyết liệt trả đũa lực lượng đối lập không nương tay, thanh lý nội bộ quân chính "trừng trị những thằng có liên can với CIA", sắp xếp nhân sự đưa những tay chân thân tín lên nắm các chức vụ chủ chốt, gạt bọn theo chân Mỹ chơi gác Nhu ra khỏi vị trí quan trọng. Và đúng như lời cam kết, Diệm cũng cải tổ chính phủ, nhưng không phải để dân chủ hóa, ngược lại để củng cố thêm chế độ gia đình trị. Phần Mỹ, nhận định ảnh hưởng Đồng khởi Bến Tre nay đã loang rộng ra toàn miền Nam trở nên bất ổn. Tòa Bạch Ốc không dám bỏ Diệm vào lúc Kennedy mới tại vị, Diệm lại quyết sống chết giữ Nhu. Tổng thống Mỹ ra lệnh giữ Diệm, bọn Durbrow-Colby chỉ còn biết trợn mắt nhìn Nhu hoành hành. Ngoài miền Trung, Ngô Đình Cẩn, tàn bạo hơn, bắt cóc, thủ tiêu, diệt hết phe nhóm chính trị đối lập, cả sĩ quan cao cấp, bất cứ ai Cẩn phát hiện được tín hiệu thiếu trung thành, không nương tay.
Thành Minh chậm rãi:
- Kennedy trước ngày nhậm chức, đã phái nhiều đoàn qua Sài Gòn điều nghiên kỹ, có được kết luận: Phong trào Cách mạng miền Nam không bị ngăn chặn, trái lại phát triển mạnh khắp nông thôn, đúng thời kỳ ổn định đã qua rồi, báo hiệu chế độ Diệm có nguy cơ suy sụp. ông ta không muốn có xáo trộn lúc này, nhưng buộc phải chấp ' thuận, bật đèn xanh cho bọn tướng lãnh Sài Gòn trung thành với Mỹ làm đảo chính, hy vọng củng cố con bài Ngô Đình Diệm, chặn đứng sự phá hoại của Nhu - Cẩn. Anh em Nhu Diệm vẫn nuôi ảo tưởng về sách lược diệt cộng, bọn Mỹ tinh hơn, chúng nhận thức được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời từ sự hưởng ứng của đại đa số nhân dân mèn Nam) chứng tỏ chế độ thực dân mới chỉ lừa bịp quần chúng được lúc đầu, đến đáy đã bị Mặt trận vạch mặt, bộc lộ chính sách cai trị thất nhân tâm. Mỹ đã nhận ra sự thất bại trong kế hoạch giữ Diệm, bỏ Nhu, mở đường cho bọn quân phiệt lên thay. Nhu đã trụ được và nhanh nhạy phản kích. Nhu quyết đoán bọn Mỹ chủ mưu, đẩy Nhu vào con đường sống chết, hắn buộc phải mạnh tay để tồn tại. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhạy bén nắm thời cơ, trong giai đoạn nội bộ Nhu Diệm hạ thủ nhau, nội bộ Mỹ cũng phát sinh chủ hòa chủ chiến cản đường nhau.
Thành Minh hướng đầu đũa vào Vũ, nhấn mạnh:
- Nhiệm vụ của đồng chí là tiếp tục tấn công vào đầu não chế độ Nhu Diệm, bằng những cú đánh hiểm có tính quyết định. Trước mắt, đánh động Tuyến, Mậu, toàn bộ nhóm Cần Lao ly khai, không còn lâu đâu Nhu sẽ biết tất cả. Nhu phát hiện được chứng cớ ở bọn lưu vong Thi, Đông, đã bắt đầu tuyên bố vung vít, ở một vài tên bị Nhu tóm đầu sợ chết lập công khai báo, cả ở nhóm Caravelle và Sửu, Đán hiểu lầm Mậu chơi trò ú tim. Chẳng mấy khó khăn hù dọa họ phải không nào? Còn nhiều hiện tượng lọt ra từ những kẽ hở giúp cho Nhu nhận ra Mậu, Tuyến có liên lạc với CIA trong vụ đảo chính. Và khi biết rõ rồi, Nhu sẽ làm gì, miễn bàn? Phải nói cho Mậu biết đừng chủ quan tin vào kế sách "đường rút" an toàn vừa rồi, mà phải chủ động cướp lấy sinh lộ. Đã trót lên lưng cọp, thì hoặc chẹt cổ giết cọp ngay, hoặc để bị cọp quay lại thịt mình! Không còn thời gian rời khỏi lưng cọp đâu. Tập họp thực lực, tranh thủ giải thoát những tên còn bị kẹt trong tay Nhu, thuyết phục những tên đang hoảng hốt thụ động chờ Nhu tính sổ, giúp bọn đó có quyết tâm tìm đường sống, tiến tới không nhanh thì chậm cũng phải làm đảo chính lại. Tiên hạ thủ vi cường. Đồng chí tham mưu động viên Mậu và Nhóm Tâm huyết, vạch cho họ thấy đa số nghị sĩ Mỹ đã phê phán Eisenhower, tổng thống tiền nhiệm đặt tiền đánh cá vào một con ngựa bại là Ngô Đình Diệm. Phát ngôn viên của Kennedy mới rồi tuyên bố lấp lửng rằng Mỹ không thể từ chối tăng thêm viện trợ cho Nam Việt Nam, chừng nào "người nhận" phải sử dụng viện trợ có hiệu lực. Quốc hội Mỹ vừa rồi còn trắng trợn hơn đã chính thức thông báo với Kennedy: chế độ chuyên quyền Ngô Đình Diệm đang đưa miền Nam Việt Nam đi đến thảm họa. Như vậy là có nhiều hiện tượng Mỹ đang chuyển hướng chính sách đối với Sài Gòn, cụ thể họ tụ họp và trực tiếp sử dụng bọn tướng tá qua mặt Nhu Diệm. Phải chăng một chế độ quân phiệt đã manh nha? Có cơ sở đấy: Bộ trưởng quốc phòng McNamara đã được Kennedy ký quyết định giao trách nhiệm định ra chính sách cho Nam Việt Nam, và được cả Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ ủng hộ. McNamara tuyên bố rằng: "Thực chất của vấn đề Nam Việt Nam là vấn đề quân sự". Giờ thì chúng ta đã rõ, Diệm Nhu không còn giá trị như trước đối với bọn Mỹ, chính Kennedy sẽ chôn chế độ thực dân mới vì chằng còn lừa bịp được ai thêm, nhóm Mậu phải chớp cơ hội, nhanh tay nhận lấy lá cờ quân phiệt từ tay Mỹ mà phất.
Thành Minh cười hưng phấn, đòi Vũ cụng ly:
- Chúng ta chào mừng Mặt Trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Cơ bản phát huy phong trào đồng khởi, chuyển sang đấu tranh vũ trang, đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình, xây dựng một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, tiến tới thống nhất đất nước. Rõ ràng Đảng ta luôn luôn tranh thủ giữ thế chủ động, đã thấy trước để sẵn sàng đối đầu với một chế độ quân phiệt mà Mỹ áp đặt nhưng nay đang chuẩn bị thay ngựa giữa dòng, và điều tất yếu thôi. Trước mắt, thời cơ thuận lợi đang mở ra, chúc cậu thành công trong nhiệm vụ mới. °
Đã hai tháng qua, đại tá Đỗ Mậu ăn ngủ tại văn phòng Tổng nha An ninh, rất ít khi về nhà riêng ở Tân Hưng, Chợ Lớn. Sài Gòn vẫn duy trì giới nghiêm về đêm từ sau đảo chính. Mỗi tuần, vài đêm Vũ cũng ngủ lại với Mậu, phần công việc, phần Mậu muốn giữ anh lại tâm sự riêng tư. Vốn còn sống độc thân, Vũ không cảm thấy trở ngại. Anh thường ăn cơm chung với Mậu, Mậu không ăn cơm nhà hàng, ông ta quen các món ăn do chính bà vợ mỗi bữa sai lính mang đến. "Cơm kiểu Huế - Mậu nói, xưa nay đủ cay chua, chát, đắng" mùi vị cuộc đời của riêng ông đã nếm trải. Mậu sống nhiều bằng nội tâm, giàu tình cảm, tin tử vi tướng số. Vừa là chỉ huy, vừa hơn Vũ gần hai mươi tuổi đời tuy chỉ là đại tá nhưng tướng tá quân lực Việt Nam Cộng hòa đều nể sợ, vì được tổng thống Diệm tin, giao nắm "linh hồn" quân đội. Mỗi khi bạn bè đến thăm mà có mặt Vũ, ông ta vẫn luôn giữ anh lại cùng chuyện trò và giới thiệu Vũ với họ: "Người bạn vong niên thân nhất của tôi tin cậy, cứ nói chuyện tự nhiên".
Gần bãi giờ làm việc buổi chiều, đại tá Mậu đến văn phòng của Vũ. Cầm theo một kẹp hồ sơ, gồm các bản quyết định của Bộ quốc phòng vừa ký thuyên chuyển, bổ nhiệm hàng chục tướng tá, việc làm chưa từng xây ra kể từ khi tổng thống Diệm nắm quyền tổng tư lệnh quân đội.
Chức năng của Tổng nha An ninh quân đội là được góp ý trong các buổi họp để tháng quân hàm cấp tướng tá, để chuyển đổi, bổ nhiệm các Tư lệnh đơn vị từ tiểu khu, quân khu, vùng chiến thuật sư đoàn, quân đoàn. Dù không quyền định đoạt nhưng ý kiến của Mậu phải được coi trọng. Vậy mà lần này, sau biến cố đảo chính, Đỗ Mậu không được tổng tư lệnh Ngô Đình Diệm hay bộ Quốc Phòng tham khảo ý kiến, chỉ giao nhiệm vụ khi quyết định đã ban hành, bổ sung hồ sơ theo dõi lý lịch cá nhân, Tổng nha chịu trách nhiệm lưu quản. Mậu lật lật từng trang giấy đặt trước mặt Vũ, thái độ bực bội:
- Anh Vũ xem đây! Rõ ràng là việc làm của ông Nhu đã đạp lên nguyên tắc, lại chuyên quyền. Ông ta tập họp dưới trướng hàng loạt tay chân tôi tớ tin cậy nhất, ông ta chẳng dám tin ai. Tôi coi kỹ một loạt thuyên chuyển bổ nhiệm này, đúng là bằng cớ đủ chứng tỏ dư luận trong quân đội không phải là xuyên tạc, hai anh em ông Diệm có ý đồ xây dựng một thứ quân đội giáo phái, giáo phái Công Giáo!
Bằng ngón tay run run, đại tá Mậu lật những trang giấy, lần những tên ghi đậm nét, giảng giải cho Vũ nghe. Lúc này quân. đội Sài Gòn có chín sư đoàn bộ binh, thì đến bẩy tư lệnh sư đoàn do những sĩ quan công giáo chỉ huy, đó là Bùi Dinh, Ngô Dzu, Nguyễn Văn Thiệu, Lâm Văn Phát, Bùi Đình Đạm, Lê Quang Trọng, Nguyễn Bảo Trị. Đa số các tư lệnh quân khu, các tỉnh trưởng tiểu khu, tư lệnh không quân, hải quân, Đặc ủy tình báo, Tổng nha Cảnh sát được giao cho những Huỳnh Văn Cao, Trần Thanh Chiêu, Nguyễn Thế Như, Nguyễn Xuân Vinh, Thẩm Nghĩa Bôi, Lê Quang Tung v.v... Mậu lắc đầu, thở mạnh:
- Anh thấy rõ rồi chứ: Tất cả là công giáo, công giáo cần lao, không phải Cần lao nhân vị của chúng ta, mà cần lao riêng của lãnh tụ Ngô Đình Nhu. Các ông ấy, tổng thống Diệm và cố vấn Nhu - Mậu nhấn mạnh - chỉ cần số tay sai tin được, chứ cần gì tài năng nhỉ? Đây nhé, Lê Văn Sâm, trung tá đồng hóa, được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha Quân cụ. Trời đất! Anh biết thằng Sâm là ai không? Là tên thợ máy tàu đò. Hồi Nguyễn Ngọc Lễ ở miền Tây khai thác hàng loạt đò máy đưa khách ở lục tỉnh, dùng Sâm coi máy tàu. Khi Lễ về Huế, thấy Sâm trung thành, thạo máy móc, bèn mang theo. Tại Huế, Lễ và cậu Cẩn cũng mở ra khai thác tàu đò, giao cho Sâm quản lý. Từ đầy tớ của Lễ nhảy lên đầy tớ của cố vấn miền Trung, Sâm phất mạnh. Khá rồi, được cậu Cẩn đỡ đầu, Sâm cưới được em vợ bác sĩ Lê Khắc Quyến, lúc đó Quyến vừa là Trưởng bệnh viện vừa là bác sĩ riêng của cố bà Ngô Đình Khả. Dựa thế, Sâm trở thành nhân vật chính trị của Đảng Cần lao thân cận Cẩn, đổi màu thành quí tộc, vươn lên làm cán bộ kinh tài cho đảng. Có thể vì Sâm làm ra tiền cho cậu Cẩn, nên ông Nhu cho làm Nha quân cụ, một cái túi không đáy đô-la Mỹ chảy vào, tha hồ hốt. Còn đây, thiếu tướng Trần Ngọc Tám, tay chân thân tín của tổng giám mục Ngô Đình Thục, khi ông Thục cất nhắc làm tỉnh trưởng Vĩnh Long mới được mang quân hàm thiếu tá. Quả là trắng trợn, mới từ 1956 đến giờ, chưa đầy năm năm đã được thăng thiếu tướng, nắm Học viện tham mưu Bộ quốc phòng. Họ bất chấp học vị, tài năng. Bao nhiêu sĩ quan lăn lộn hàng chục năm ở chiến trường để cho ông Diệm trị vì, ông Nhu cố ý vô hiệu hóa họ, gạt họ ra, một quân đội như vậy, còn tinh thần đâu chiến đấu bảo vệ chế độ? Tai họa! Đúng là tai họa!
Buổi chiều Mậu giữ Vũ lại cùng ăn cơm. Có lẽ bực bội đến bứt rứt, Mậu ăn ít uống rượu hơi nhiều. Bữa ăn vừa xong, trung sĩ cận vệ báo có cụ Tạ Chương Phùng xin gặp. Mậu tỏ vẻ ngạc nhiên, hấp tấp ra ngoài đón khá ch, dìu vào phòng trong một ông già râu tóc đã bạc, nhưng còn quắc thước.
- Xin giới thiệu với bác, đây là ông Lê Nguyên Vũ, sĩ quan phụ tá Tổng nha, người bạn vong niên thân tín nhất của tôi. - quay sang Vũ - Cụ Tạ Chương Phùng. Tôi đã nói chuyện với anh vài ba lần về cụ rồi đấy.
Vũ đứng lên cung kính bắt tay chào. Anh thấy đại tá Mậu luôn coi trọng Tạ Chương Phùng như bậc thầy. Mậu từng kể cho Vũ nghe, ông ta là đồng chí của Trương Tử Anh, cựu thủ lãnh của Đại Việt quốc dân Đảng; với Ngô Đình Diệm cũng là đồng chí của nhau, xưa kia cùng hoạt động chung phong trào Cường Để. Sau này ông Phùng đã cứu giúp ông Diệm suốt thời kỳ trốn tránh Pháp ở Sài Gòn, Hương Cảng, còn nuôi dưỡng cả bà cố Ngô Đình Khả ở Huế khi ông Diệm vắng mặt trong gia đình.
Vậy mà, cụ Tạ Chương Phùng vừa ngồi xuống đã rầu rĩ vào đề:
- Tôi mới được tin báo phải chạy vào ngay. Cả tuần rồi, thằng Diệp nhà tôi bị ông Nhu bắt giữ. Tôi buồn nhưng không lo, vì dù sao Diệp đã phục vụ cho ông Diệm, ông Nhu ba bốn năm nay tận tụy và trung thành. Vừa rồi Diệp có gửi cho ông Nhu bức thư tâm huyết ngăn cản sự chém giết quá tay với những người quốc gia chân chính, chắc lời lẽ quá đáng, nó còn trẻ mà, khiến ông Nhu căm giận. Tôi nghĩ, gì đi nữa, ông Nhu không thể không nghĩ tình tôi, anh em chém nhau "đằng sống" chứ nỡ nào chém nhau "đằng lưỡi". Thế mà thằng đại úy Chí từng là sĩ quan cận vệ của Nguyễn Văn Y, cháu ruột nhà tôi, sáng nay cho tôi tin ông Nhu đã ra lệnh cho đại tá Y thủ tiêu thằng Diệp, đổ tội cho Việt cộng giết. Tôi hoảng quá, áp xe đò vào đây cầu cứu anh. Anh Mậu, anh phải cứu em nó. Tôi chỉ có nó là con độc nhất.
Mậu trợn mắt, ngơ ngác thất thần, khá lâu mới thốt lên được:
- Thủ tiêu anh Diệp ư? Có thể như vậy được sao?
Tạ Chương Phùng nghẹn ngào, cúi đầu úp mặt vào hai bàn tay run rẩy: - Trời ơi! ông Nhu đã làm, đã giết nhiều người, Nguyễn Bảo Toàn, Vũ Tam Anh, Nguyễn Tấn Quê... anh bảo ông ấy không dám à? Thằng Diệp đã chửi ông ta, tối kỵ, anh hiểu chứ? Ông Nhu lại mới hiểu ra thằng Diệp còn biết quá nhiều bí mật những việc ông ta cần giữ kín, vậy là con tôi phạm thêm vào điều cấm nữa. Hai tội, tội nào cũng đi đến cái chết. Anh phải ra tay cứu nó...
Mậu ngước mất nhìn vào khoảng không, đập nhẹ bàn tay xuống mặt bàn, lẩm bẩm:
- Làm sao đây? Tôi làm gì được đây?
Tạ Chương Phùng nắm bàn tay đại tá Mậu lay nhẹ:
- Anh phải đích thân vào cầu cứu ông Diệm. Chỉ có ông ta mới giải thoát được cho thằng Diệp. Trước khi đến anh, tôi đã gọi điện cho thiếu tướng Lê Văn Nghiêm đích thân qua hỏi đại tá Y, rồi nhờ Lê Khắc Duyệt hỏi Dương Văn Hiếu, họ đều trả lời không ai bắt thằng Diệp. Có nghĩa là họ đã chuẩn bị đổ cho Việt cộng bắt cóc, thủ tiêu. Đại úy Chí mới cho tôi hay, lúc hai giờ chiều nay, thằng Diệp vẫn còn bị nhốt ở P.42, hầm cọp Sở thú. Đại tá Y đã nhận lệnh của Nhu, đêm nay giết phi tang... thông thường chúng đập chết bỏ bao bố rồi đưa ra sông Nhà Bè thả tận đáy... Thằng Diệp chắc cũng phải chịu số phận tương tự. Đàn em của Dương Văn Hiếu đã quen rồi, chúng hành động rất gọn. Anh Mậu, chỉ có anh, thời gian không còn nhiều đâu, mà phải ông Diệm mới ngăn nổi bàn tay sát nhân của chúng kịp.
Vũ im lặng, chứng kiến vẻ khốn khổ của Mậu. ông ta ngần ngừ, rồi quyết định lao nhanh về phía bàn đặt máy điện thoại, quay số:
- Đỗ Thọ hỉ?... Chú có việc quan trọng cần gặp cụ, cháu thông báo ngay giúp chú... Được, chú chờ máy...
Mấy phút im lặng, hồi hộp, chờ đợi. Tạ Chương Phùng ngước mặt mở lớn cặp mắt thất thần cố gắng tập trung như thôi miên nhìn sói vào chiếc máy điện thoại vô tri, để hy vọng. Và rồi tiếng Mậu làm mọi người bừng tỉnh:
- Chú nghe đây...
Bầu không khí lắng xuống nặng nề, nghe xì xào phát ra từ ống máy, ít giây trôi qua nhưng sao mà lâu lắc:
- Rứa hả, đành thôi, chú chờ.
Mậu lấc đầu, cất điện thoại. Giọng Mậu rời rạc:
- Đỗ Thọ vào phòng thông báo, trong lúc ông Diệm đang làm việc với ông Nhu. Thọ vừa cất lời, ông Nhu trợn mắt ngoắc tay đuổi ra ngoài, ông cụ ngước mặt lên rồi cúi xuống nhìn tập giấy trước mặt, không để ý gì đến Thọ... Cháu tôi nói, sẽ chờ tới khi ông Nhu ra, sẽ vào báo lại... Chỉ có vậy.
Tạ Chương Phùng thất thần, gục xuống. Trong khi Đỗ Mậu không giấu nổi, chán chường, bất lực, uất giận đè nặng trong lòng ông ta, quay qua bàn với Vũ:
- Không lẽ thấy bạn chết không cứu, tôi nhờ ông lại gặp bác sĩ Tuyến may ra ngăn kịp bàn tay Dượng Văn Hiếu, chờ tôi cầu xin ông Diệm sau. Tôi sẽ lệnh cho đại úy Trần Văn Thăng An ninh quân khu thủ đô đem vài tiếu đội lại, bí mật bao vây P.42. Khi cần tôi ra lệnh cướp lại Tạ Chí Diệp, phải liều, đến đâu thì đến.
Vũ thông cảm sự day dứt trong lòng Đỗ Mậu. Trước mặt người thầy Tạ Chương Phùng đang đau khổ tận cùng, con người thận trọng như Mậu bị thúc đẩy thành kẻ phiêu lưu:
- Đại tá phải bình tĩnh lại, đành rằng lúc này sinh mạng của ông Diệp đang bị đe dọa, nhưng so với cái chung còn quan trọng hơn. Nó liên quan đến sinh mạng, sự nghiệp, của hàng trăm người tâm huyết. - Ý Vũ muốn nhắc nhở Mậu về trách nhiệm đối với Nhóm Cần Lao ly khai mà ông ta chủ trì - Tôi sẽ đến gặp Tuyến, bàn với anh ta cách giải quyết cho ông Diệp. Đại tá chớ nên hành động cướp tù trong tay đại tá Y và Dương Văn Hiếu, đụng đầu với ông Nhu rất nguy hiểm.
Tạ Chương Phùng nghe ra, dù vẫn đau buồn, nhưng khảng khái:
- Đúng như anh Vũ nói, hai anh đã hết lòng vì cha con tôi, nếu phải mất đứa con để bảo vệ an nguy cho anh Mậu, tôi không ân hận. Rất biết ơn cả hai anh, cha con tôi hoặc sống, hoặc chết xin khắc ghi ơn này..
Vũ gọi điện thoại liên lạc với Tuyển, Tuyến nhận lời chờ anh. Trong khi Vũ đến bác sĩ Tuyến, đại tá Mậu vẫn không mấy yên tâm. Ông ta cho rằng, Tuyến vẫn là người được ông Nhu tin cậy, việc làm của đại tá Y và Dương Văn Hiếu lẽ nào Tuyến không biết.
Nhưng khi Vũ kể lại nội vụ Tạ Chương Phùng mà đại tá Mậu nhờ Tuyến cứu Diệp, Tuyến sửng sốt thật sự. Vũ nhận ra hiện tượng này cần phải quan tâm, có những việc làm của Nhu, Tuyến không hề được biết, phải chăng lòng tin của Nhu dành cho Tuyến cũng chỉ ở mức độ? Trong giai đoạn này, Lê Quang Tung, Dương Văn Hiếu, Nguyễn Văn Y mới thực sự là những tay sai tin cậy nhất của Ngô Đình Nhu: Sau biến cố đảo chính vừa qua Tuyến, và có thể cả Mậu đã để lại mối nghi ngờ trong Nhu; bản thân Vũ gắn bó với cả hai người này, có thể không tránh được ngoại lệ. Vũ gặng hỏi lại Tuyến:
- Mấy tháng qua, đại tá Y và Hiếu đã bắt bớ hàng chục người mà anh không biết sao?
Tuyến không giấu thái độ băn khoăn, xác nhận:
- Trước đây mọi việc ông Nhu đều giao cho tôi rồi mới chuyển cho đại tá Là, hoặc Dương Văn Hiếu thực hiện. Nay đã đổi khác, Dương Văn Hiếu chuyển từ Đoàn trưởng mật vụ miền Trung không có thực quyền, qua làm Phó Tổng giám đốc Cảnh sát đặc biệt với đầy đủ quyền hạn, Tổng nha Cảnh sát trực thuộc phủ tổng thống rồi, Hiếu trực tiếp nhận lệnh của cụ Diệm hoặc ông cố vấn, có những công việc gọi là "đặc biệt" đến đại tá Y cũng bị qua mặt huống chi tôi.
Vũ ngập ngừng, vẻ dè dặt:
- Theo anh do cơ chế, quyền hạn, hay do sự tin cậy ông cố vấn đối với anh có hạn chế? Trước đây tôi thấy mọi vấn đề ông Nhu đều bàn bạc với anh...
Tuyến đốt thuốc hút, lát sau mới chậm rãi:
- Đúng vậy, đã xảy ra nhiều việc vượt tầm tay tôi, như việc xảy ra với Tạ Chí Diệp giờ tôi mới biết. Vụ này ông Nhu và chính ông cụ chỉ thị bọn Hiếu, Tung làm, tôi có nghe Diệp nặng lời với ông Nhu vài ba lần.
Vũ dứt khoát:
- Đã thế anh không nên can thiệp. Đành rằng ông Mậu đau xót đấy, Diệp vừa là đồng chí vừa là con độc nhất của ông thầy, thấy sắp chết ông Mậu phải cứu. Còn anh, tôi nghĩ, sẽ chẳng làm gì được khi ông Nhu đã quyết. Anh có hỏi bọn Hiếu, chắc họ cũng sẽ trả lời không biết, và rồi ông Nhu nghĩ gì về anh? Mệt đấy! Anh cần thận trọng hơn thôi.
Tuyến đăm chiêu, dụi mẩu thuốc lá vào gạt tàn:
- Có lẽ vậy. Ông Nhu đang căm số người quan hệ với Lucien Conein, tất nhiên trong đó có ông Mậu và tôi. Ông ta chưa tỏ thái độ rõ rệt vì chúng tôi quan hệ với CIA qua nhiệm vụ do chính ông cụ chỉ thị.
Suy nghĩ giây lát, Tuyến kể lại:
- Tôi còn nhớ hôm đó anh rời khỏi chỗ ông Nhu để đi Thủ Đức, Lê Quang Tung quay lại, lúc đó đã 8 giờ sáng, Tung báo với ông Nhu tiền quân Sư đoàn 21 đã về đến ven đò, nhưng đại tá Huỳnh Văn Cao cho lệnh dừng lại không triển khai ngay để vào giải vây cho cụ Diệm. Cao có trung tá cố vấn Paul Vann đi kèm, cả hai ghé uống cà phê với nhau khá bình thản nhàn hạ, đúng vào thời điểm tổng thống Diệm đang buộc phải cho ghi âm phát bài cam kết nhận điều kiện của Thi, Đông. Được tin này ông Nhu như bi ngất xỉu, ngồi ngẩn ngơ trên ghế. Sau đò ông ta vùng lên, nhìn ông tôi không thể nào quên được nét mặt lạnh lùng, đấng đằng sát khí, ông ta nghiến chặt hai hàm răng, rít lên như nói với chính mình: "Tau căm thù những đứa bợ đít CIA đâm sau lưng ông cụ". Tôi sợ rất sợ. Từ đó đến nay, ông Nhu ít nói, sống bằng nội tâm, tóc bạc hơn, mắt lạnh hơn, ông ta tỏ ra nghi ngờ tất cả, tôi cũng không ngoại lệ. Anh thấy chứ, Cao được ông cụ, ông Nhu coi như đứa con cưng, chỉ mới năm năm từ một thiếu úy mới ra trường, ông Nhu đã nâng lên hàm đại tá, sư đoàn trưởng. Ông cụ còn sấp xếp với tư lệnh Mỹ, tuyển trung tá Vann, một chuyên gia quân sự tầm cỡ đặc biệt dạy dỗ Cao, con đường tương lai của Cao sẽ đứng đầu quân lực là cái chắc. Vậy mà, ông Nhu làm sao không kinh ngạc, khi được biết Cao theo lệnh của Mỹ chớ đâu có trung thành với ông cụ, với ông ta. Cũng chính vì thế, ông Nhu quyết đoán vụ đảo chính vừa rồi do Mỹ đạo diễn để diệt ông ta. Uất ức cành hông, ông Nhu tính "không ăn thì đạp đổ", thăm dò đại sứ Ấn Độ vốn có tình cảm đặc biệt với bà Nhu, để liên lạc với thành viên Ấn trong ủy hội Quốc tế, gợi ý Hà Nội liên hợp đối đầu với Mỹ. Hành động phản: kích điên cuồng của ông Nhu xuất phát từ tâm trạng căm Mỹ trở mặt.
Vũ vừa chăm chú nghe, vừa liên hệ những điều đồng chí Thành Minh phân tích mới đây, anh càng nhận ra sự chỉ đạo kịp thời, chính xác của trên đã mở sẵn hướng hành động tình báo giao cho anh có nhiều thuận lợi. Thời cơ không bỏ lỡ, Vũ tỏ rõ thiện chí của minh:
- Nghe anh, lúc này tôi đã thấy được mối nguy hiểm của anh và cả của đại tá Mậu. Các anh đã leo lên lưng cọp rồi, không còn thời cơ để xuống nữa. - Và anh lặp lại đúng như lời Thành Minh - Chẳng còn cách nào khác, giết cọp hoặc chờ cọp thịt lại mình. Chân lý cuộc sống đấy!
Chuông điện thoại reo vang cắt dòng suy nghĩ của hai người, Tuyến cầm ống nghe:
- Vâng, tôi đây thưa đại tá. Anh Vũ còn ở đây được thôi, để tôi chuyển ngay... Ông Mậu cần gặp anh.
Tuyến đưa ống nghe cho Vũ. Đại tá Mậu vắn tắt kể cho Vũ biết diễn tiến cái chết của Tạ Chí Diệp, ông muốn Vũ trở về gặp ông ta. Vũ uể oải đặt ống điện thoại, quay lại với Tuyến:
- Tạ Chí Diệp bị giết rồi. Ông Mậu cho rằng chính ông Nhu thúc bọn Hiếu ra tay nhanh hơn, khi biết Tạ Chương Phùng và đại tá Mậu xin gặp ông cụ. Nhờ đại úy Chí bên trong chỉ dẫn, ông Mậu quan hệ với An ninh hải quân cho người đi lấy xác ở sông Nhà Bè.
Vũ tỏ vẻ ngao ngán:
- Anh thấy đấy! Ông Nhu đối với anh em nội bộ quả là cạn tàu ráo máng, hoảng loạn, đa nghi, níu giữ quyền lực, dù phải đổi bằng tính mạng của đồng chí mình, ân nhân mình. Cả nửa đời mình, cụ Phùng hi sinh cho cụ Diệm...
Vũ từ biệt Tuyến, vội vã ra về. Trời đã về khuya, đường phố im ắng không người trong giờ quân luật... Anh dừng xe ở sân trước. Phòng làm việc của Mậu vẫn sáng đèn. Anh lao vào không kịp nhận những cái chào của vài ba hạ sĩ quan cận vệ gác đêm.
Tạ Chương Phùng ngồi bó gối trên ghế sa lông, đầu vẫn gục trên hài vòng tay. Đại tá Mậu với điếu thuốc cháy dở trên tay ngước lên nhìn Vũ. Cả hai đều thức, im lặng, phờ phạc, họ không còn điều gì để nói. Đại tá Mậu cất tiếng khàn khàn nlư không còn sinh khí:
- Đại úy Chí trực tiếp lại báo với chúng tôi. Hiếu đã cho đàn em đâm chết anh Diệp, bỏ bao bố chở ra sông Nhà Bè... Trước khi Đỗ Thọ điện thoại cho tôi, ông cụ mệt, sáng mai mới cho tôi gặp. Tôi đã lệnh cho đại úy Trần Văn Thăng qua nhờ An ninh bên Hải quân lấy tàu nhỏ và người nhái đi tìm xác anh Diệp, được sự chỉ dẫn của cháu Chí có hy vọng vớt được nhanh thôi. Chúng ta đành chờ tin của họ.
Ông già họ Tạ rền rĩ:
- Con tôi có tội tình gì? Trời ơi! Con ơi! Người ta không cho ba chết thay con, tại sao hở trời?
Đại tá Mậu chuyển chỗ tới ngồi cạnh Tạ Chương Phùng, đặt bàn tay lên vai người thầy khốn khổ, có lẽ ông ta không biết phải an ủi bằng cách nào trong trường hợp này, trường hợp chính Mậu đang nắm quyền lực đầy đủ trong tay... nên thở dài im lặng.
Cả hai lắng nghe Vũ kể lại tỉ mỉ cuộc gặp Tuyến, cũng là người nắm đầy đủ quyền lực của chế độ trong tay như Mậu, và Tuyến cũng bất lực như Mậu. Anh cố ý nhắc việc của Cao: Huỳnh Văn Cao con tinh thần của Giám mục Ngô Đình Thục, sĩ quan tùy viên từ thủ tướng qua tổng thống Diệm, tay chân thân tín nhất của cố vấn Ngô Đình Nhu, là Tư lệnh sư đoàn 21 tin cậy bậc nhất. của chế độ, được tập đoàn cố vấn quân sự Mỹ cấp phương tiện ưu tiên, cho chuyên gia tầm cỡ cận kề giảng dạy. Huỳnh Văn Cao đã hai lần tuyên thệ với nhà Ngô bằng đức tin tôn giáo, bằng tinh thần Đảng Cần Lao, vậy mà Nhu hết còn tin được, nhưng không làm gì được, Cao đã là của Mỹ...
Nhìn ánh mắt của Tạ Chương Phùng và Đỗ Mậu, Vũ thấy ẩn chứa cả trời oán hận, anh không phải nhắc những điều anh đã nhắc Trần Kim Tuyến. Hai con người này, rồi nhóm tâm huyết Hội Khổng học, Tuyến nữa, là chất liệu mà lãnh đạo Cách mạng đã phát hiện, gom lại, trí tuệ của Đảng sẽ tạo thành quả bom định giờ đật ngay trong căn nhà họ Ngô, cái nhân của Chế độ thực dân mới.
Bốn giờ sáng, điện thoại của đại úy giám đốc An ninh quân khu Thủ đô Trần Văn Thăng báo về họ đã vớt được xác Tạ Chí Diệp, chẳng còn nguyên vẹn, chỉ có phong bì với bản án "Lệnh tử hình" của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam kèm dấu son đỏ chót. Phong bì được hàn kín trong bao nhựa nên còn nguyên vẹn, người ta cũng rất thận trọng để phòng khi bị phát hiện, dù bao bố đã buộc chặt vào tảng đá đưa xác chết chìm sát đáy sông.

Chương trước Chương sau