Điệp viên giữa sa mạc lữa - Chương 19

Điệp viên giữa sa mạc lữa - Chương 19

Điệp viên giữa sa mạc lữa
Chương 19

Ngày đăng
Tổng cộng 25 hồi
Đánh giá 9.1/10 với 55302 lượt xem

Hơn chín giờ tối thiếu tá Cương, sĩ quan tùy tòng của cố vấn Ngô Đình Nhu lái xe riêng rời văn phòng dinh Tổng thống. Chiếc xe hơi đời mới quá quen thuộc với quân phòng vệ ở cổng sau phía đường Nguyễn Du, nên khi xe chạy ra mọi chướng ngại cản đường như tự động khai thông mở lối.
Xe có cửa kính cản quang màu sậm, bên ngoài không thấy được người ngồi trong, loại xe dành cho các nhân vật cao cấp ngành mật vụ, cảnh sát đặc biệt, an ninh di chuyển. Khu vực quanh dinh. vắng người, xe lặng lẽ lướt qua vài đoạn đường ngắn, chậm lại ở góc ngã tư Pasteur-Hiền Vương, trườn thẳng vào khoảng đất giữa hai cánh cổng đã mở rộng đúng lúc; đèn xe xoay vòng rọi sáng khoảng sân trồng nhiều cây cảnh và mặt tiền biệt thự đầy vẻ nguy nga, yên tĩnh. Nơi đây là chỗ ở của ông bộ trưởng Bộ lao động Huỳnh Hữu Nghĩa, ông ở một mình với tiểu đội lính của lữ đoàn phòng vệ Tổng thống phủ gác. Biệt thự không phải của Nghĩa, cũng không phải của nhà nước cấp cho hàng Bộ trưởng, mà là một trong số bốn biệt thự đẹp bật nhất Sài Gòn - tài sản riêng của Trần Lệ Xuân đứng tên, bà cố vấn Ngô Đình Nhu làm Bở hữu chủ.
Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa là con trai một nhân sĩ miền Nam, đốc phủ sứ Huỳnh Hữu Chí, một chức sắc trong giáo pháo Cao Đài Tây Ninh, nay là Phó hội trưởng Hội Khổng học Việt Nam. Chức vị này do chính tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ định, nên ông Chí không có chân trong nhóm Cần Lao ly khai, nhóm Tâm huyết của Võ Văn Trưng, Nguyễn Trác. Huỳnh Hữu Nghĩa vốn là bạn chí cốt của tướng Trịnh Minh Thế, cả hai đã ly khai lực lượng Cao Đài Phạm Công Tắc, kéo hai ngàn quân ra lập mặt trận liên minh cách mạng được đại tá Lansdale nuôi dưỡng tin dùng, tài trợ và đem về hợp tác với ông Diệm khi ông về nhận chức thủ tướng. Tướng Thế công khai làm lễ tuyên thệ trung thành với chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong buổi lễ long trọng đó có mặt Huỳnh Hữu Nghĩa. Để chứng minh sự qui thuận chính phủ quốc gia của mình, Thế tình nguyện kéo quân đi diệt người bạn giang hồ một thuở của mình là tướng Lê Văn Viễn, thủ lĩnh Bình Xuyên, để rồi lại chết trong tay ông Nhu, bị Nhu cho người giết chết ngay mặt trận cầu Tân Thuận, với sự ám trợ của người "đồng chí cách mạng". Huỳnh Hữu Nghĩa đã quay lưng phản bạn, không khác cung cách Thế phản Viễn. Dư luận cho rằng, Thế chết vì phạm phải điều cấm ky, dám qua mặt ông Nhu móc ngoặc với CIA nuôi tham vọng lớn.
Quyền lực và xảo quyệt, cố vấn Nhu thuần hóa được ba tên vốn loại phản phúc trở thành tay sai tâm phúc. Đó là, Trần Quốc Bửu xuất thân từ cai thầu phu bốc vác cảng Sài Gòn được đưa lên làm chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, công nhân bến tàu mỉa mai gán cho tổ chức cái tên "Công đoàn vàng". Người thứ hai là Ngô Trọng Hiếu, cha người Phi Luật Tân mẹ Việt, thời Pháp đổi tên Paul Hiếu, đầu ông Diệm nhận mình họ Ngô, cúc cung ở nhiều chức vụ, nay đã là Bộ trưởng Công Dân Vụ. Và thứ ba, chính là Huỳnh Hữu Nghĩa phản thày Phạm Công Tắc tiếp tay giết bạn Trình Minh Thế, được đưa đến hàng Bộ trưởng. Cả ba tuy không được cố vấn Ngô Đình Nhu xếp cùng hạng thân tín cao như Trần Kim Tuyến, Lê Quang Tung, Nguyễn Đình Thuần, Nguyễn Cao Thăng... nhưng đặt ở vị trí tay sai đặc biệt. Đã qua một nhiệm kỳ năm năm giữ chức Bộ trưởng Lao động cơ cấu hình thức của chính phủ nhưng ngang hàng danh vị, lương cao như bất cứ Bộ nào. Chức năng là bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thực chất chỉ để trang trí cho chế độ mệnh danh dân chủ tự do, nhiệm vụ chủ yếu lại là kìm chế giai cấp công nhân nghèo khổ. Dư luận cho rằng, cũng Bộ trưởng như ai, Huỳnh Hữu Nghĩa được ngồi chơi xơi nước thả dàn, danh hư lợi thực, quả sai, trong khi ông ta được đặc trách một công tác bí mật quốc gia, vất vả hàng đêm phục vụ '"bàn đèn thuốc phiện" cho cố vấn Ngô Đình Nhu.
Không mấy ai tin ông Nhu ghiền thuốc phiện. Không chỉ ghiền, ông Nhu còn ghiền nặng từ lâu. Sau này có quyền lực, nhiều tiền, lại tự tổ chức đường dây buôn bán thuốc phiện quốc tế, thuốc nhiều, thuốc tốt. Các ông anh khuyên bỏ hút, hoàn cảnh vàng son tuyệt đỉnh lúc này mọi lời khuyên đối với Nhu không còn tác dụng. Tiếng xấu không lọt ra ngoài, hình vóc thân xác Nhu vẫn tốt tươi, không so vai rụt cổ như loại xì ke nghèo khổ, chỉ cặp môi xám xịt phải dùng son phụ nữ che đi, nhìn bề ngoài không ai tin Nhu nghiện hút. Bộ trưởng Nghĩa cũng là bạn ghiền lâu năm của ông cố vấn, nay trở thành chuyên viên tiêm thuốc cho Nhu, không rõ nhiệm vụ này được trên giao từ bao giờ. Trước khi phòng thuốc phiện được bố trí tại căn biệt thự này, ông Nhu mỗi buổi tối phải kín đáo vi hành đến nhà riêng của Nghĩa ở khu Đa Kao, và trước khi tuyển dụng Bộ trưởng lao động đặc trách công tác bí mật quốc gia này, Nhu đã nhờ bang trưởng Hoa kiều Chợ Lớn, dành sắn một phòng kín đáo tại nhà riêng, một cô gái từ Hồng Kông đưa qua, chuyên phục vụ. Hút thuốc phiện không chỉ ghiền thuốc mà ghiền cả nghệ thuật tiêm. Với cách thao tác hai bàn tay thanh thoát, ông bộ trưởng Nghĩa hơn hẳn cô bồi tiêm người Hoa, Nhu rất tâm đắc.
Có lần đại tá Mậu mở tủ sắt riêng lấy tập hồ sơ cá nhân của ông Nhu đưa cho Vũ xem. Hồ sơ được lập từ những năm 1980 của cơ quan mật thám Pháp. Tướng Mai Hữu Xuân bàn giao tổng nha An ninh quân đội cho Mậu. Hồ sơ chưa bị hủy, có thể là Xuân quên, khi phát hiện ông Mậu lấy ra cất giữ. Nhiều văn bản báo cáo về hoạt động của ông Nhu, quan hệ với Quốc dân Đảng, với Đại Việt duy tân, sáng lập Dân xá Thiên chúa giáo.
Nhu lập gia đình với con gái Trần Văn Chương là Trần Thị Lệ Xuân, bà Ngô Đình Khả và người anh giáo sĩ Ngô Đình Thục không thuận tình. Bản thân Nhu, người Pháp đánh giá là công chức sinh hoạt sa đọa, ghiền thuốc phiện. Nhu cùng bạn bè trong nhóm đảng phái thường đến các nhà hát cô đầu sinh hoạt chính trị. Tại Hà Nội, có khu phố Khâm Thiên là nơi tập trung nhiều nhà hát cô đầu loại nhà chứa gái hạng sang, ông Nhu tỏ ra đam mê, thường xuyên quanh quẩn ở khu này, mật thám Pháp nhận định xấu, coi thường Nhu. Còn với xã hội Việt Nam, dù đó là lối chơi thời thượng của giới công chức cao cấp, nhân sĩ trí thức, thời Pháp thuộc, nghiện hút cũng bị coi là mạt hạng. Căn cứ vào tập hồ sơ cá nhân đó, đại tá Mậu khẳng định với Vũ "Nhu là tên ghiền thuốc phiện", biểu lộ sự khinh khi ra mặt.
Thiếu tá Cương dừng xe sát thềm, cùng lúc cửa sau xe mở, ông cố vấn Ngô Đình Nhu lặng lẽ bước ra, đi thẳng vào nhà. Lúc này ông ta mặc áo sơ mi bỏ ngoài quần, đi dép lê, cách ngồi kín đáo trong xe, cách trang phục, không ai có thể nhận ra đó là nhân vật quyền lực bậc nhất của chế độ đương thời. Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa không phải giữ lễ, họ quá quen thuộc cảnh sinh hoạt đặc biệt này. Thoải mái trong bộ bà ba thẳng nếp trắng tinh, Nghĩa đón Nhu ngay trong phòng hút, rèm che các cửa kín đáo, ngọn đèn dầu phụng chỉ là đốm lửa như đầu bút lông yên ắng trong chụp đèn pha lê hình tháp, đặt chính giữa khay vuông gỗ quế bóng đen, bên cạnh gác chiếc dọc tẩu trầm hương đầu tẩu sành nâu, bộ bàn đèn cổ kính, không phải quí giá vì nạm vàng mà giá trị ở lịch sử của nó. Khi tặng ông cố vấn Ngô Đình Nhu bộ bàn đèn này, viên bang trưởng Hoa kiều Quảng Đông giới thiệu, tuy mới tạo ra từ thời Khang Hi nhưng là quí vật của triều đình Trung Hoa tiếng tăm một thuở. Để cho xứng với bảo vật quí hiếm, Bộ trưởng Nghĩa tự bố trí căn phòng, sập gụ mặt đá, bộ bàn ghế trạm khảm xà cừ, chiếc tủ trà giáng hương vân nổi, mọi vật đều hài hòa vẻ phương Đông trầm mặc, tạo thành một không gian vàng son vua chúa xa xưa.
Cả hai không trao đổi với nhau lời nào, kể cả lời chào thường lệ. Ông Nhu vừa vào đã ngả lưng xuống sập, gối đầu cao trên chiếc gối vuông có bốn tấm xếp vừa tầm cho người nằm hút, ngậm tẩu ngang bằng chiều cao của chụp đèn. Phía đối diện, Nghĩa nhanh nhẹn châm nước sôi vào bình trà đã có sẵn trà Thiết Quan Âm Đài Loan, loại thượng hạng ướp hương sen. Trà thuốc đi liền bên nhau, hút một điếu thuốc phải có ngụm trà ém khói lại cho thấm sâu phế phủ.
Nhu nhắm mắt dưỡng thần bất động. Nghĩa hiểu lý do mệt mỏi của ông cố vấn, cữ hút đã qua giờ. Thao tác nhanh nhẹn khác hơn bình thường, không lâu điếu thuốc đầu mồi xong, Nghĩa chuyển tẩu vào sát má Nhu, chạm nhẹ. Lúc này Nhu mới khẽ xoay mình nghiêng đầu, bàn tay đỡ dọc tẩu, cũng thành thạo như thao tác mồi tiêm, hơi hút phát ra âm thanh như cánh ong hong mật, mùi thơm sực nức quyến rũ lan tỏa khắp căn phòng yên tĩnh chỉ dành cho hai người. Nhịp nhàng hợp đồng nhuần nhuyễn, không bằng lời mà bằng cử động chính xác, năm lần hút trôi qua, cùng năm lần nhấp trà ếm khói. Thuốc cháy đóng kín trong tẩu, đầu tẩu đã nóng nhiều, đợt hút tạm dừng, bộ trưởng Nghĩa nổi lên cạo tẩu. Lúc này ông cố vấn tỏ ra tỉnh táo hơn bao giờ, cặp mắt lờ đờ khi đến, lúc này đã sáng lên, mệt mỏi hầu tan biến. Nhu bật ngồi dậy, nhìn thẳng vào mặt Nghĩa, hỏi:
- Anh nghĩ gì sau chuyến đến thăm của phó tổng thống Johnson? Nghe đâu ông cụ, các bộ trưởng trong nội các vui mừng lắm phải không?
Bộ trưởng Nghĩa không ngửng đầu, nhìn chăm chú hai bàn tay mình mân mê cái tẩu, đáp:
- Thưa ông cố vấn, tất cả mọi người, kể cả tổng thống, đều vui hết cỡ, khâm phục ông cố vấn quả sâu sắc. Đúng là Mỹ cần ta, giá nào cũng phải viện trợ cho Việt Nam, xây dựng một kè đá vững mạnh chặn làn sóng đỏ. Phó Tổng thống nặng lời lên án bọn Thi - Đông, so sánh cụ nhà ta với thủ tướng Anh Churchill trong thế chiến thứ hai thật là trân trọng. Cụ tâm đắc nhất với việc Johnson chuyển lời tổng thống Kennedy, hết lòng ủng hộ tổng thống Việt Nam cộng hòa đúng như tổng thống Eisenhower tiền nhiệm đã cam kết với sự đánh giá cao đó về uy tín của cá nhân Ngô Tổng thống, nhân dân cả nước sẽ tâm phục, dồn phiếu tin giao cho cụ tiếp tục lãnh đạo quốc gia nhiệm kỳ mới.
Nghĩa dừng lại để lấy sức ấn chặt đầu tẩu vào cán, ngậm thử hút mạnh, bật đầu lưỡi "chút" như chuột kêu, tẩu kín hơi, việc chuẩn bị đợt hút thứ hai đã hoàn thành. Tranh thủ thời gian giao điểm, Nghĩa nhón điếu thuốc Craven A châm hút, nói tiếp:
- Cả nội các như nín thở nghe Bộ Ngoại giao ta đọc bản thỏa hiệp ngân sách cung cầu chi viện giữa hai chính phủ Việt-Mỹ. Phó tổng thống toàn quyền đại diện chính phủ Kennedy chấp thuận ký giao tài khoản niên khóa 1961-1962 gấp hơn hai lần năm trước. Thiết lập cho Việt Nam hệ thống truyền tin tân tiến nhất đủ giữ hên lạc từ cơ sở đến trung ương. Hệ thống hậu cần tiếp liệu qui mô. Hệ thống thông tin kỹ thuật tình báo. Từ đây đến cuối tháng 10-1961 lần lượt chở qua Việt Nam 100 thiết vận xa M.113, 300 trực thăng chiến đấu CH21, phi cơ trinh sát, phi cơ phóng pháo, cả chục chiến hạm, tuần dương loại 400, 500 cả 600. Hơn ngàn tấn vũ khí đạn dược các loại. Đi theo phái đoàn phó tổng thống có hai tướng Maxwell Taylor và Walter Rostow với 30 cố vấn chuyên gia huấn luyện chiến đấu chống du kích, chuyên gia huấn luyện biệt kích đã thành lập gọi là "lực lượng đặc biệt" đánh địch từ bên trong hậu phương miền Bắc và Lào.
Bộ trưởng Nghĩa ngừng lại, dụi mẩu thuốc lá vào chiếc gạt tàn, điệu nghệ nằm xuống, một bàn chân gác lên đầu gối phía chân kia co cao, bàn tay thao tác tiêm mồi phục vụ cố vấn vào đợt hai. Bất ngờ Nghĩa hỏi ông Nhu:
- Suốt mười ngày làm việc ờ Sài Gòn, phó tổng thống Johnson và phái đoàn không thấy tiếp xúc với cố vấn, không lẽ họ không có chương trình làm việc riêng với cố vấn chăng? Dù sao thì cũng phải có nghi lễ xã giao chứ, thưa cố vấn?
Nhu im lặng. Câu hỏi của Nghĩa làm cho ông ta nghĩ ngợi. Nhu hiểu, Johnson qua đây là để công khai thái độ của tân tổng thống Kennedy về sách lược đối với Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, đâu phải vì quyền lợi riêng tư của anh em ông, của nhân dân miền Nam đang bị cộng sản uy hiếp. Nhưng Nhu không phải người nghĩ gì nói nấy với thuộc hạ, đặc biệt với Nghĩa, Nhu hiểu rõ từng tên. Có những hạng Nhu khinh khi ra mặt, chúng to xác nhưng óc là óc con dế con dán, biết gì mà bàn đại sự! Tiếp tẩu thuốc đầu đợt hai, hút xong Nhu chậm rãi:
- Johnson đến Sài Gòn chỉ để xác định công khai Kennedy vẫn ủng hộ tổng thống Diệm. Bằng chứng là chính phủ, quốc hội Mỹ đã duyệt y ngân sách viện trợ. Vấn đề của hai chính phủ, tôi có vị trí gì trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mà phải gặp. Anh thấy đó, tôi đã từng trả lời bọn Thi-Đông và cũng là nói thẳng vào mặt bọn CIA, tôi chẳng có chức vụ gì trong chính phủ mà cách chức. Là dân biểu, nếu có gì sai trái, Quốc hội bãi miễn, tôi đi ngay. Phải không nào?
- Đúng vậy, thưa ông cố vấn.
Nhu đã suy nghĩ nhiều sau vụ biến cố, Johnson, Kennedy hẳn phải nghe, phải biết CIA tố cáo chính sách độc đoán của anh em ông. Nhóm Caravelle với Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán, biện cả chục tội, tội nào cúng có cơ sở đấy chớ, dù cố ý cường điệu. Vậy mà Johnson đã không hề đánh động tới, ngược lại còn khen ngợi quá lời, nào chống Cộng có hiệu quả, xã hội có tự do dân chủ, tạo được lòng tin của quần chúng - Johnsoll kết luận, chính phủ Mỹ và cá nhân Kennedy đặt niềm tin vào Tổng thống, vào chính phủ Việt Nam Cộng hòa... sẽ thắng! Quả là nghịch lý, nhưng nguyên nhân của nghịch lý là gì đây? Nhu chưa giải đáp được. Điều thứ hai, Nhu nghĩ, mà cũng là điều lo lắng nhất! Johnson đưa tướng Taylor qua làm Tư lệnh quân Mỹ ở Việt Nam, có chuyên gia cao cấp Walter Rostow hiện phụ trách tham mưu quân sự cho Kennedy, thành lập Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam với trên 30 cố vấn cao cấp, thay thế cơ quan viện trợ huấn luyện cũ vốn nằm trong Tòa Đại sứ chịu sự quản lý chung. Ý đồ của Mỹ đã bộc lộ. Nhu phát hiện trong vụ đảo chính vừa rồi, CIA đã thu phục đa số tướng tá cầm đầu quân lực Việt Nam, những tay trung thành nhất của ông cụ như Huỳnh Văn Cao, Trần Thiện Khiêm, Lê Văn Nghiêm, Thái Quang Hoàng cũng có hiện tượng cần quan tâm hơn. Và hiện nay, hàng chục ngàn cố vấn Mỹ bám sát từng đơn vị cơ sở đến trung ương, họ đã tạo được tình cảm với sĩ quan binh sĩ Việt Nam đạt mức độ nào? Quân lực Việt Nam sẽ phục tùng Bộ tư lệnh Việt Nam, hay Bộ Tư lệnh Mỹ? Nhu cũng chưa giải đáp chính xác. Ông anh tổng thống quả là dễ tin, bị Johnson qua mặt, chấp thuận để Mỹ đặt "Ngũ giác đài phương Đông" tại Sài Gòn mà một vài tờ báo Mỹ đã tung bóng thăm dò. Nếu đúng vậy chủ quyền của Việt Nam lại đi theo vết xe của Bảo Đại trong thời thực dân Pháp. Nhu bồn chồn, lo nghĩ, Mỹ cần cái tiền đồn này, cần con bài domino đứng được trong hàng của nó, họ chẳng cần gì chế độ, cần gì ông cụ. Tất cả, đối với Mỹ, chỉ còn là... Nhu bật ra thành tiếng:
- Là bù nhìn, bù nhìn nào chẳng được?
Bộ trưởng Nghĩa giật mình, ngơ ngác:.
- Thưa cố vấn nói chi..
Nhu mệt mỏi ngồi dậy, lắc đầu:
- Không? Tôi hút bao nhiêu điếu rồi?
Nghĩa ngồi lên đặt chiếc tẩu lên mép khay lấy thuốc lá châm hút:..
- Thưa hai mươi rồi.
- Thôi đủ. Phải về thôi.
Đồng hồ treo tường vừa lúc điểm 12 tiếng. Nghĩa nhanh nhẹn rảo bước ra phòng ngoài, thiếu tá Cương vẫn thức ngồi chờ, trên bàn chai rượu mạnh đã vơi. Nghe thông báo chuẩn bị xe đưa cố vấn về dinh, viên sĩ quan tin cậy nhất của Nhu tỉnh táo hẳn.
2.
Mới đầu mùa, Sài Gòn đã mưa nhiều. Mưa, nắng đuổi bắt nhau liền liền. Mưa đang hất ào bỗng tạnh dành cho ánh nắng không ít gay gắt dội bung xuống những vũng nước vàng lung linh, sấy vội từng cụm nhà, những rặng cây bãi cỏ còn đọng nước.
Con người cũng như trời đất, mưa đó rồi nắng đó. Võ Văn Trưng đang khấp khởi hy vọng lại đột ngột chuyển mau sang thất vọng, bởi diễn biến tình hình quá phức tạp. Ông cũng băn khoăn nhiều sau chuyến qua Sài Gòn của Phó tổng thống Johnson. Đã hai ngày liền, mấy lần Trưng gọi điện thoại cho Lê Nguyên Vũ tỏ bày nỗi lo lắng trong lòng. Vũ hiểu tính Trưng bộc trực nôn nóng, nhưng anh không thể chỉ ít câu giải thích đủ giúp ông ta nắm bắt được vấn đề, phải hẹn ông lại nhà anh chiều nay sau bữa cơm tối.
Ngoài trời vẫn mưa, Trưng rất đúng hẹn, một mình lái xe đến nhà Vũ. Vừa vào phòng khách, không chờ Vũ kịp pha trà đãi khách như thường lệ ông đã vào đề:
- Tình thế này sẽ ra sao ông Vũ? Chính phủ Mỹ tiếp tục trao đô-la cho anh em ông Diệm, gấp hơn hai lần năm ngoái. Johnson lớn tiếng đề cao tài trí của tổng thống Cộng hòa Việt Nam, biểu dương hiệu quả chống cộng sản, không hề đánh động gì đến vợ chồng Nhu và Ngô Đình Cẩn. Kennedy hằn đã phải thấy anh em ông Diệm đang đẩy chế độ này xuống vực thẳm, tham nhũng buôn lậu rã nát hết rồi. Người Mỹ đã đồng tình cho chúng ta làm đảo chánh cơ mà, thế sao cả mấy tháng nay họ khoanh tay đứng ngó tỉnh bơ mặc cho Nhu Cẩn tóm cổ hàng trăm người bỏ tù, hàng chục bị ra tòa kêu án lưu đày Côn Đảo. Sẽ đến lượt chúng ta đấy! Ông biết chứ? Tôi hỏi cụ Tôn Thất Toại, cụ Hà Huy Liêm, cụ Hường Nguyễn Trác... các cụ cũng đều thở dài, lắc đầu, không hiểu nổi? Cụ Hường còn nhắc lại cái chết lịch sử của Nguyễn Trãi sau khi hoàn thành sứ mạng đối với Tổ quốc, ông lui về rừng núi Côn Sơn. Những tưởng lập "Lệ Chi Viên" an hưởng tuổi già, vậy mà có yên đâu, ông vẫn bị lôi đầu ra chém tru di tam tộc. Tôi nghĩ đến hoàn cảnh của nhóm anh em mình, rất lo, bối rối, chằng ai giải thích giúp. Tại sao? Người Mỹ, Kennedy, tính gì đây? Không lẽ Mỹ ngây thơ, hay đui điếc?
Trong khi Trưng gay gắt thổ lộ những suy nghĩ đã dằn vặt ông ta mấy ngày liền, Vũ vẫn chậm rãi cho trà ngon vào bình, châm nước sôi chờ thấm, rót ra chén đưa tận tay ông bạn lớn tuổi hơn mình với vẻ trân trọng, và chờ Trưng dừng lại giây lát, Vũ mới trả lời ngắn gọn:
- Thưa cụ, theo tôi thì Mỹ chẳng ngây thơ đui điếc đâu. Còn tại sao họ lại đề cao tổng thống Diệm, bình thản nhìn hành động trả thù của ông Nhu, là vì Mỹ chỉ vì quyền lợi của Mỹ thôi, không phải vì quyền lợi của Việt Nam ta.
Trưng sửng sốt hơn:
- Chỉ vì quyền lợi của Mỹ? Quả tình tôi không hiểu ý của ông.
- Vâng, có thể tôi phải xin phép cụ, trình bày dài dòng để cụ nghiên cứu được không ạ?
Trưng không chút mặc cảm, sốt sắng:
- Rất hân hạnh chờ được nghe ông.
- Cám ơn cụ. Tôi xin bắt đầu tóm tắt vài sự kiện chúng ta đã biết. Tổng thống Eisenhower tiền nhiệm từng quyết tâm xóa cái vết đỏ Cộng sản loang đến sát cạnh Hoa Kỳ, nên hai năm trời đổ hàng trăm triệu đô-la nuôi gần triệu dân di tản Cuba, tuyển mộ huấn luyện cả ngàn thanh niên Cuba lưư vong trang bị vũ khí tối tân bậc nhất. Chưa hết, hạm đội Mỹ còn dành một bộ phận hải không quân chuẩn bị sẵn sàng yểm trợ. Chưa hoàn thành ý nguyện, Eisenhower chấm dứt nhiệm kỳ, Kennedy tiếp tục thực hiện kỳ vọng mà cả hai tổng thống đều tin tất thắng? Nhưng chỉ trong vòng hai ngày trong tháng tư vừa qua, kỳ vọng đó đã bị Cuba nhận chìm ở vịnh Con Heo, diệt gọn vài ngàn quân Cuba lưu vong đổ bộ, dù họ đã được hải, không quân Mỹ công khai hợp đồng tấn công. Mỹ thua đậm, cộng sản thắng. Phía cộng sản chỉ cần đến thế, Cuba cộng sản đứng được! Trước sự hùng hổ của Kennedy, Liên Xô sẵn sàng rút hết các dàn hỏa tiễn của mình ra khỏi Cuba vì biết chắc Mỹ chằng làm gì được hơn. Là một siêu cường, Mỹ tự đảm nhận lấy vai trò bảo vệ thế giới tự do, thiên hạ quá tin vào sức mạnh vô địch của Mỹ, nhưng ở Cuba, Mỹ quá mất mặt. Giờ đây Mỹ không thể để mất thể diện thêm lần nữa, ở nước Lào.
Trưng vừa ngạc nhiên vừa biểu lộ hoảng hốt:.
- Việc gì đã xây ra ở Lào?
Vũ tiếp:
- Những diễn biến tình hình Lào đang báo hiệu, một quốc gia trong thế giới tự do, trong vòng tay bảo hộ của Mỹ có khả năng lọt vào tay cộng sản. Lào được Mỹ viện trợ không thua kém Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng nội bộ chính phủ Hoàng gia phân hóa, tranh giành quyền thế giữa các phe phái quốc gia, đại úy Kong Le làm đảo chính, ly khai, kéo một lực lượng quân lính ra trấn giữ nửa phần phía Tây Lào. Kong Le tuyên bố trung lập, nhưng lại bắt tay với Pathet Lào. Hai lực lượng liên minh đã chặn đứng cuộc tiến công khá qui mô của quân đội chính phủ Bun Um, do tướng Phumi Nosavan làm tư lệnh. Tiếp đó cộng sản Lào phản kích đánh quân chính phủ tả tơi phải tháo chạy, bỏ mất vùng đất chiến lược ngã ba đường: Viên Chăn, Luang Prabăng, cánh đồng Chum. Tình hình đã báo động, Mỹ cho rằng chính phủ Hoàng gia Lào hiện không còn đủ lực chặn được bước tiến của cộng sản tiến vào đánh chiếm thủ đô Lào. Mỹ đang rất đau đầu, cố tìm phương cứu gỡ gấp.
Trưng lặng đi chăm chú lắng nghe để rồi bồn chồn đến hoảng hốt:
- Chết! Chết! Thì ra tình hình ở Lào xấu đi đến thế.
- Đúng vậy thưa cụ. Mỹ còn đang cay đắng về vụ thất bại ở vịnh Con Heo Cuba, thì Lào đã kêu cứu. Kennedy nhậm chức, tuyên bố tiếp tục sự nghiệp của Eisenhower, người mà ông ta tôn trọng như nhà lãnh đạo văn võ song toàn, như bậc thầy. Nhưng Eisenhower thất bại ở Cuba làm Kennedy nảy sinh nghi ngờ học thuyết của tổng thống tiền nhiệm. Tuy nhiên thời gian không để cho Kennedy thay đổi, buộc ông phải theo lao, dù lòng tin sách lược, tự nó đã giảm đi nửa phần tinh thần chiến đấu.
Vũ ngừng lại để thay bình trà mới. Trưng đốt điếu thuốc, chăm chăm nhìn Vũ, kiên nhẫn chờ đợi. Lát sau Vũ tiếp:
- Chúng ta trở lại phân tích thế giới hai cực, thế giới tự do và thế giới cộng sản không ngừng đối đầu sống chết. Theo luận điểm của cộng sản, phe họ đang có lợi thế ở ba dòng thác Cách mạng: dòng thác các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa; dòng thác của khối không liên kết, được coi là thế giới thứ ba, gồm những nước thực hiện cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, không cộng sản, nhưng chống các thế lực đế quốc xâm lược giống như Cộng sản, rõ ràng là thiên tả; dòng thác thứ ba là lực lượng công nhân, lao động nghèo đấu tranh đòi quyền sống, chống bóc lột, ngay trong lòng các nước tư bản đế quốc, chứng tỏ họ đã giác ngộ tư tưởng Mác, tuy nhiên là cũng thiên Cộng sản. So sánh tương quan lực lượng giữa hai cực thì Cộng sản đông hơn, mạnh hơn, có lợi thế. Học thuyết Eisenhower có tham vọng ngăn chặn đồng thời cả ba dòng thác đó: Bao vây chặt các nước cộng sản không còn đường phát triển. Phân hóa khối không liên kết khoanh vùng như vùng Đông Nam Aự bằng chiến lược Domino xây dựng chế độ mà phía Cộng sản gọi là Thực dân mới. Nam Việt Nam đặt trong quĩ đạo này... Với đòng thác thứ ba họ cải lương chính sách xã hội, song song phát triển khoa học kỹ thuật, hình thành hệ thống thiết bị tân tiến sản xuất, hàng hóa không còn bị sức lao động công nhân chi phối. Hình thái bóc lột thặng dư toàn nhân loại không chỉ đóng khung trong nhà máy, trong một quốc gia, tung hỏa mù khó mà nhận biết. Cụ xem đây, chúng ta hút bao thuốc lá này phải nộp vào quĩ bóc lột của họ ít hào, tôi mua chiếc đồng hồ này đá đóng góp mất vài đô-la, kể cả uống một viên thuốc kháng sinh ngoại cũng không được miễn trừ bị bóc lột.
Vũ ngừng lại, cầm gói thuốc mời Trưng, cả hai đốt thuốc. Anh cảm thấy ông bạn già mất vẻ nôn nả lúc đầu, lấy lại sự trầm tĩnh vốn có. Vũ nhớ lời đồng chí Thành Minh căn dặn: "Cần phải giải thích, phần tích kỹ cho nhóm Trưng, Mậu hiểu rõ tình hình cập nhật. Ngô Đình Nhu chưa nới tay thanh trừng nội bộ, diệt số đi hàng hai, gạt số thiếu trung thành. Mỹ không phản ứng, nhóm Cần Lao ly khai rung động, sợ chết co đầu rụt cổ, rã hàng, công sức của ta mất hết!" Thấy Trưng tỏ vẻ nhiệt tình muốn lắng nghe thêm, Vũ phấn chấn, rít một hơi thuốc rồi tiếp:
- Quay lại hồi đó, CIA bật đèn xanh cho phép chúng ta làm cuộc đảo chính, ép ông Diệm đuổi Nhu Cẩn, lại đúng vào thời điểm Mỹ thất bại ở vịnh Con Heo. Kennedy không cho phép xáo trộn thêm ở Việt Nam để tập trung đối phó với Liên Xô ở Cuba. Nhờ vậy Nhu đã gặp may trụ lại được. Nay lại diễn biến xấu đi ở Lào, nghiêm trọng hơn, có thể phá đổ học thuyết Domino. Kennedy phái phó Tổng thống của mình cấp tốc qua trấn an chính phủ Diệm, cốt để Việt Nam mạnh lên, ổn định hơn, để cứu gỡ Lào. Không giữ được Lào trong thế giới tự do thì hạ sách cũng phải giữ Lào trung lập, trong khối Không liên kết, mới còn cơ hội phục hồi lại. Muốn vậy, Nam Việt Nam phải giữ nguyên trạng, hơn một lần "ơn trên phù hộ cho anh em ông Diệm." Có lẽ tình trạng Lào phải nguy ngập lắm, nên tháng trước Mỹ phải đưa 1,800 quân từ Okinawa qua Bangkok, vừa rồi đưa tiếp một phân đội hải quân của Hạm đội 7 vào vịnh Thái Lan. Hùng hổ vậy nhưng Kennedy đã kịp trấn an thiên hạ: "Mỹ chỉ muốn nước Lào hòa bình không chiến tranh, giải pháp trên bàn hội nghị không ở chiến trường". Phải công nhận là tổng thống Kennedy rất tỉnh táo, trí tuệ, khá tế nhị trong tiến thoái. Ông ta dám đổ hàng trăm triệu đô-la chỉ trong vụ cứu gỡ cho Lào, nhưng đâu phải vì quyền lợi của quốc gia nhỏ bé này? Quyền lợi trong khu vực, trong thế chiến lược quốc tế của Mỹ đấy! Cụ thử nghĩ coi, Lào còn vậy, Việt Nam này thì sao, hơn quá đi chứ! Bảo vệ quyền lợi trong vùng, Mỹ phải đứng được ở miền Nam Việt Nam. Việt Nam phải vững mạnh như một tiền đòn của Mỹ. Rõ ràng Việt Nam là mục tiêu chiến lược, gắn chặt với quyền lợi của Mỹ, họ cần có Nam Việt Nam chứ không phải cần gia đình ông Diệm. Mỹ không tự giữ được Việt Nam, mà chính người Việt Nam mới giữ được Việt Nam cho Mỹ. Những người Mỹ ở đầy đã nhận ra chúng ta qua vụ đảo chính vừa rồi, chúng ta có quyết tâm cao, có tinh thần chống Cộng, đủ tài trí khả năng giữ giúp họ tiền đồn này không lọt vào tay cộng sản Hà Nội. Mặt khác, Mỹ thấy rõ anh em ông Diệm đã mất lòng tin của quần chúng, bất lực trước sức phát triển của Cộng sản...
Cuối cùng Vũ nhấn mạnh từng câu:
- Lào ổn định, Kennedy sẽ tập trung vào Nam Việt Nam. Hành động nghịch lý của ông Nhu, diệt những người quốc gia chống cộng để chống cộng. Thái độ nghịch lý của người Mỹ, thản nhiên để mặc Nhu tấn công những người trung thành với Mỹ, không thể kéo dài hơn? Thời cơ đang đến, khi chính chúng ta tác động vào, khi sự chuẩn bị đã chín muồi, Mỹ sẽ nhận ra, tôi tin là họ sẽ bật đèn xanh thêm một lần và là lần có tính chất quyết định.
Cặp mắt của Trưng lúc này đã ánh lên tia sáng của niềm tin, Vũ yên tâm hơn, anh nghĩ đến công việc còn nhiều khó khăn ở phía trước...
3.
Nhiệm vụ trên giao cho Vũ lúc này là điều tra chính xác ý đồ âm mưu của Mỹ. Trước mắt tổng hợp thông tin cập nhật về hoạt động của phái đoàn phó tổng thống Johnson, phái đoàn tham mưu quân sự của Kennedy, phương thức chỉ huy của Tư lệnh Mỹ tại Sài Gòn, của tướng Taylor - một bước ngoặt quan trọng đặc tính chiến lược, thời điểm thay đổi của hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ mới cũ để xác nhận được những đổi thay khác biệt. Suốt một tháng lao vào nhiệm vụ thu tin, lấy tài liệu Vũ còn phải từng bước thực hiện kế hoạch lâu dài, giúp cho việc phát triển lực lượng ly khai của nhóm tâm huyết, mà những hạt nhân của nó luôn có diễn biến tư tưởng, sẵn sàng đổi mầu nếu không được động viên kịp thời.
Đại tá Mậu đi theo đoàn Maxwell-Taylor, Walter Rostow thanh sát một số tỉnh miền Tây, cực nam miền Trung, những nơi từ đầu năm đến nay đã có hơn 400 lần nhỏ lớn bi Việt cộng tấn công trực diện vào lực lượng quân đội chính quy Sài Gòn. Taylor và Rostow đặc biệt chú ý đòi tập trưng nghiên cứu tinh ly Phước Thành cách thủ đô Sài Gòn 55 dặm, đã bị Việt cộng lần đầu tiên tấn công ban ngày giết chết thiếu tá tiểu khu trưởng kiêm tỉnh trưởng Nguyễn Minh Mẫn cùng phó tỉnh trưởng và một số si quan, viên chức tỉnh.
Đỗ Mậu vắng mặt nên Vũ chưa thể có trong tay văn bản ký kết giữa phó tổng thống Johnson và tổng thống Diệm, thỏa thuận giữa hai chính phủ về hàng loạt vấn đề quân sự, chính trị, kinh tế cho niên khóa 1961-1962. Vũ phải bám sát Trần Kim Tuyến góp nhặt từng phần báo cáo về trung tâm cho kịp giữ thời gian giá trị. Tuyến tiết lộ tổng thống Diệm đã chấp thuận với Johnson, từ nay Mỹ, cụ thể là Bộ tư lệnh quân Mỹ tại Sài Gòn, đảm nhận vai trò tích cực, chỉ đạo, kiểm soát mọi hoạt động quân sự Việt-Mỹ tại Nam Việt Nam. Trước mắt Mỹ đưa qua 8000 quân đặc nhiệm đã được huấn luyện kỹ. Lực lượng này đảm đương nhiệm vụ quân báo, trinh sát, chỉ huy biệt kích người Việt đánh ra miền Bắc. Số quân này vào Sài Gòn bằng bình phong chuyên viên từ thiện qua cứu trợ nạn nhân bị lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long và tại miền Trung... Họ sẽ hoạt động cứu trợ thực sự để báo chí, thông tấn chụp hình, quay phim. Sau đó lần lượt phân tán bí mật nằm trụ lại ở số căn cứ đã được quy định. Cùng lúc, 400 cố vấn hành chính công khai vào Việt Nam. Số này được phân bố làm việc chung với viên chức Việt Nam từ cấp cơ sở đến Trung ương. Họ có nhiệm vụ giúp chính phủ Việt Nam khoa học hóa nền hành chánh quản trị cho hợp với sự phát triển của các chương trình viện trợ Mỹ và viện trợ của các nước phương Tây đang tiếp tục mở rộng, chính quyền Sài Gòn phải mạnh về hành chính, quản lý xã hội, đây cũng là bước làm nền cho quốc sách ấp chiến lược đã được phê duyệt và bắt đầu thực hiện.
Lần khác, Tuyến đã thấp giọng nói nhỏ vừa đủ nghe với Vũ:
- Về sách lược của tân tổng thống Kennedy đối với Việt Nam, Lucien Conein cho tôi biết, bộ trưởng ngoại giao Dean Rusk và bộ trưởng quốc phòng MacNamara tuy nhất trí với nhau, bất cứ giá nào cũng phải cấp tốc cứu nguy cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa đang suy yếu trước sự lớn mạnh của Việt cộng. Nhưng Dean Rusk lại không đồng tình với MacNamara, đã cam kết quá sâu với ông Diệm. Rusk cho rằng, cả Kennedy lẫn Namara đã đặt cược vào con ngựa báo trước sẽ thất bại, con ngựa Ngô Đình Diệm.
Tuyến lấy làm đắc ý cách nhận xét của viên bộ trưởng ngoại giao Mỹ, giúp anh ta thấy được vấn đề cốt lõi là Mỹ bảo vệ Việt Nam Cộng hòa bằng mọi giá, nhưng không phải bảo vệ riêng ông Diệm. Tuyến mỉm cười đầy lạc quan, kết luận:
- Với sức mạnh của một siêu cường, Mỹ thừa sức bảo vệ cho Việt Nam Cộng Hòa, quyết tâm của Mỹ đã rõ, nửa tỷ đô-la đang chảy vào Sài Gòn. Chúng ta không phải lo vấn đề Cộng sản như các vị đã đánh động, dù mới đây Việt Cộng, như báo chí phương Tây loan báo, đã kiểm soát 80% nông thôn miền Nam, ngay trong thành phố Việt cộng đã đánh vào những vị trí mà Sài Gòn cho là được bảo vệ an ninh tối đa. Thú thật với anh - giọng Tuyến vui hơn, nói với Vũ - chúng mình chỉ phải quan tâm đến một phía, anh em ông Diệm, nhất là ông Nhu, đã lên hương nhờ lời tâng bốc quá đáng của Johnson. Cả hai vẫn trả đũa không nới tay với những người quốc gia chân chính; vấn đề sống chết tùy thuộc phương cách ta nắm bắt thời cơ có kịp không thôi.
Rõ ràng Tuyến không còn mập mờ, thái độ dứt khoát quyết liệt của tay trùm mật vụ "gan mật" của cố vấn Ngô Đình Nhu khiến Vũ không giữ nổi trầm tĩnh vốn có của mình, anh chồm lên ôm chặt Tuyến biểu lộ lòng tin cậy tối đa. Rồi Vũ kể lại cho Tuyến nghe câu chuyện đo đại tá Mậu tường thuật, thông qua sự tiết lộ của cháu ruột ông ta, đại úy Đỗ Thọ hầu cận tổng thống Diệm ngày đêm, đã chứng kiến.
Hôm ấy tổng thống Diệm giao cho vợ chồng Nhu tổ chức bữa tiệc gia đình khoản đãi phái đoàn phó tổng thống Johnson, sau khi phái đoàn đã hoàn thành xong nhiệm vụ giữa hai chính phủ. Nhưng bữa tiệc đó bất ngờ lại vắng mặt hai người, phó tổng thống Johnson cùng tướng Taylor đi thăm hạm đội 7 chưa về kịp, còn cố vấn Ngô Đình Nhu ra Huế bị cảm gió điện về, xin cáo lỗi. Tham mưu quân sự Nhà Trắng Walter Rostow thành nhân vật chủ yếu trong bữa chiêu đãi, đại sứ Nolting và bà cố vấn Ngô Đình Như ngồi bên, vô tình ba người tách ra chuyện trò khá tự do. Rostow đã nói với bà Nhu rằng, ông ta có cảm tưởng là khi làm việc riêng với phó tổng thống Johnson, ông Nolting chính là đại sứ của. tổng thống Diệm chứ không phải là đại diện toàn quyền của tổng thống Kennedy. Thế rồi vài hôm sau bà Nhu nhắc lại câu nói đó với chồng, ông Nhu ngạc nhiên không hiểu ý Rostow. Bà Nhu giải thích, ngay từ buổi đầu qua Sài Gòn, đại sứ Nolting đã tâm sự với bà Nhu. Ông ta cả tin, dành cho bà cảm tình đặc biệt, không dè dặt, tiết lộ rằng, Mỹ sẽ tức khắc tăng viện trợ, công khai bảo vệ, ủng hộ, củng cố uy tín chế độ Sài Gòn và cá nhân tổng thống Diệm, nhằm giữ tình hình Nam Việt Nam ổn định để tổng thống Kennedy cần tập trung giải quyết vấn đề Lào, vấn đề an ninh khu vực. Do vậy, bà Nhu chẳng ngạc nhiên khi Johnson biểu dương thành quả ngăn chặn Cộng sản của Việt Nam Cộng hòa, đề cao ông Diệm "như Churchill của Anh quốc", và nhanh chóng ký kết nhiều dự án của Việt Nam thông qua đại sứ Nolting trình duyệt. Viên tham mưu của Kennedy, Walter Rostow trong khi làm việc với Nolting, hắn cảm thấy Nolting đứng hẳn về phía tổng thống Diệm, quên mất vị trí đại sứ của mình. Bà Nhu còn đắc ý khoe rằng, bà nắm được linh hồn của chủ nhân "tòa Bạch ốc phương Đông", còn ông Nhu trầm tĩnh, thận trọng.
Đỗ Thọ nhận xét, khi thuật lại nguyên văn đoạn ông Nhu bàn luận với bà vợ:
- Mới đây thôi, bộ trưởng Quốc phòng MacNamara xác định giải quyết vấn đề Việt Nam phải bằng biện pháp quân sự. Phải cho nhà cầm quyền Hà Nội thấy sức mạnh của Mỹ phải được tận dụng. Không phải chỉ để răn đe, MacNamara đã cử tướng Taylor qua Sài Gòn thành lập ngay Bộ Tư lệnh Mỹ tại đây để trực tiếp kiểm soát, chỉ huy mọi hoạt động quân sự trên danh nghĩa điều phối các lực lượng đồng minh. Em thấy đấy! Nói là cố vấn Mỹ, Úc, Phi, Đài Loan, Đại Hàn, thực chất là quân đội hỗn hợp chứ còn gì nữa. Vậy thì lực lượng quân đội ta, cả Bộ Tư lệnh Việt Nam cũng phải chấp nhận sự điều phối của Tư lệnh Mỹ chứ sao? Hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, máy bay các loại cả chiến hạm tuần dương, hiện còn phải nhờ cố vấn Mỹ điều khiển. Mỹ đã từng bước nhảy sổ vào cuộc trực diện, ăn thua đủ với Việt cộng rồi. Anh nghĩ đến giải pháp chính trị sẽ mất tác dụng, cơ chế chính trị với khẩu hiệu độc lập, tự do chỉ còn để trang trí. Lời biểu dương của Johnson về chế độ, về ông cụ nhà ta, là xạo! Có điều chúng ta không lo Cộng sản xâm lược, vì Mỹ quyết chặn, cũng không lo Mỹ trắng trợn giật đổ ta khi Mỹ tự cho mình là cầm đầu khối tự do dân chủ. Giá nào Mỹ cũng phải dùng người Việt lật đổ người Việt.
Đây là thời cơ dành cho chúng ta vững tâm tập trung sức mạnh đập tan ý đồ tranh giành quyền lực. Nói kiểu Việt cộng, chúng ta không sợ thù xa là Cộng sản và CIA, mà phải đề phòng kẻ thù trước mắt là bọn phản trắc ngay trong nội bộ. Khi ta nắm chắc quyền lực thì dù tổng thống Kennedy hay bất cứ tổng thống nào cũng phải ủng hộ chúng ta. Bây giờ chúng ta phải tính thôi. Em giữ lại số ngân khoản dự tính chuyển ra ngoài. Cần tạm chi cho Lê Quang Tung tuyển tăng thêm vài đại đội lực lượng đặc nhiệm cho Cao Xuân Vỹ phát triển lực lượng thanh niên, thanh nữ cộng hòa bán vũ trang; phần em đưa quân số nữ quân nhân lên đủ hai trung đoàn, bảo anh Thuần du di từ ngân sách địa phương quân. Anh sẽ cắt phần ngân sách ấp chiến lược sang cho tướng Y và Hiếu thành lập thêm hai tiểu đoàn Cảnh sát dã chiến. Chúng ta cần củng cố lực lượng riêng, đủ sức thường trực đề phòng đảo chính. Mối lo Cộng sản còn xa, Mỹ phải lo cho chúng ta, phải không nào, dù chỉ giai đoạn Mỹ cần giữ ổn định ở đây. Thời gian đang dành cho chúng ta tập trung đập tan ý đồ lật đổ, diệt gọn các mầm mống đối lập. Trước mắt, phải đưa bọn chính trị xôi thịt, bọn phản bội đâm sau lưng ta trong vụ đảo chánh vừa rồi ra tòa quân sự mặt trận, xử thật nặng, để tẩy não, chớ không chỉ răn đe, những đứa còn nuôi cơ hội dành quyền lực. Em hiểu rồi chứ? Nếu chúng ta có khả năng đủ mạnh, giữ được mảnh đất tiền đồn bảo vệ quyền lợi của Mỹ trong khu vực, Mỹ phải cần, phải ủng hộ ta...
Nghe Vũ kể xong, Tuyến thốt lên "Kỳ lạ, một sự trùng hợp kỳ lạ? " Nhưng với Vũ chẳng có chi là lạ. Bản chất của số nhân vật chống cộng này dù mạo nhận là quốc gia yêu nước, suy tư của họ tất nhiên là trùng hợp vì lẽ phát sinh từ tham vọng quyền lực như nhau. Có điều sự trùng hợp của Tuyến, với Nhu và Đỗ Mậu, anh nghĩ đến câu nói của đồng chí Thành Minh: "Ta khéo bày thế, chỉ hướng, tìm nơi..., chúng sẽ hè nhau tự đào huyệt chôn chủ nghĩa thực dân mới cho mà coi? ". Thật chí lý.

Chương trước Chương sau